4.2 Những đặc điểm hình thái và sinh thái cơ bản của Sâm ngọc linh
4.2.2 Đặc điểm sinh thái
Qua nhiều năm trực tiếp điều tra, quan sát, theo dõi và thu thập các dẫn liệu về những điểm có Sâm ngọc linh (trước đây cũng như hiện tại cịn sót lại), kết hợp với nghiên cứu trồng sâm dưới tán rừng tự nhiên, chúng tôi đã rút ra một số nhận xét về đặc điểm sinh thái của Sâm ngọc linh như sau:
4.2.2.1 Nơi mọc
Tính cho đến thời điểm nghiên cứu, Sâm ngọc linh mới chỉ phát hiện thấy ở cao nguyên Trung phần, trong đó điểm phân bố tập trung vốn có (và quan trọng nhất) là núi Ngọc Linh. Cụ thể là ở các xã Tê Xăng, Măng Ri huyện Tu Mơ Rông; xã Mường Hoong, Ngọc Linh huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) và xã Trà Cang, Trà Linh, Trà Nam huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam). Mới đây trên một số phương tiện thông tin đại chúng (Báo điện tử, Đài truyền hình Quảng Nam, VTV1 – tháng 8 năm 2006) có đưa tin ở Thôn 6 xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn ở độ cao trên 1.600m (thuộc núi Ngọc Lum Heo cao 2.030m, là phần kéo dài về phía Bắc dãy Ngọc Linh), phát hiện SNL mọc tự nhiên (nhưng ngay sau đó cũng đã bị khai thác hết).
Theo Hà Thị Dụng, cây sâm do Phạm Hoàng Hộ phát hiện ở núi Lang Bian (tỉnh Lâm Đồng) năm 1970 cũng là SNL [1],[7],[19]. Mặc dù vậy, Sâm ngọc linh vẫn được coi là loài đặc hữu hẹp của Miền Trung Việt Nam [5].
Như vậy, nếu tính về “tính ngun thuỷ” của nó thì SNL đã có mặt ở 3 vùng núi khác nhau, tạm thời cho rằng thuộc 2 điểm phân bố (dãy Ngọc Linh và Lang Bian). Cả 2 khối núi này đều có độ cao trên 1.500m. Điểm phát hiện có SNL mọc tự nhiên đều vào khoảng 1.800 – 2.200m. Cây mọc dưới quần xã rừng lá rộng kín thường xanh (đã trình bày kỹ ở phần 4.1). Điều quan trọng là các quần hệ thực vật ở đây còn nguyên sinh, chưa hề bị khai thác và tác động, độ tán che từ 75 – 100%. Mặt khác, do ở độ cao từ 1.500m trở lên, môi trường rừng luôn ẩm, mát – là điều kiện lý tưởng cho SNL sinh trưởng, phát triển và tồn tại từ nhiều năm trước kia.
4.2.2.2 Tính ưa ẩm và ưa bóng
Cây đặc biệt ưa ẩm và ưa bóng, chỉ thấy mọc tự nhiên dưới tán rừng ẩm, độ cao từ 1.800 – 2.200m (có thể có ở độ cao từ 1.500 trước năm 1985). Cây thường mọc đơn lẻ hoặc thành từng đám nhỏ, gồm nhiều cá thể ở các lứa tuổi khác nhau; trên đất nhiều mùn hoặc trên các hốc (đá, gốc cây) có mùn.Tính ưa bóng của Sâm ngọc linh có thể dẫn chứng bởi ở nơi có cây mọc tự nhiên cịn sót lại (rừng của thơn Tăk Ngo, thơn 3, thơn 4 – xã Trà Linh), độ tàn che của rừng thường trên 90%. Tất cả những điểm phát hiện có SNL mọc tự
nhiên đều có tầng mùn hữu cơ dày, trung bình từ 20 – 40cm. Độ ẩm khơng khí trung bình vào mùa khơ vào khoảng 75% còn về mùa mưa thường ở mức bão hoà. Rừng ở Ngọc Linh thường xuyên có sương (mây) mù bao phủ.
Tại những điểm trồng Sâm ngọc linh dạng bán tự nhiên dưới tán rừng, độ cao
trên 1.800m (tại Trà Linh - Quảng Nam là 1.920m, tại Măng Ri – Kon Tum là 1.880m) cho thấy: ở những nơi người ta mở tán rừng quá lớn, độ tàn che chỉ còn khoảng 40 – 50% thì có tới trên 90% cây sâm trồng bị vàng lá và nhiễm bệnh đốm lá (nhiều người cho rằng đó là bệnh gỉ sắt ?). Những nơi chịu nhiều ánh sáng trực tiếp, cường độ chiếu sánh mạnh (vào buổi trưa) kết hợp với bệnh đốm lá gây hiện tượng thủng lá. Khả năng ra hoa và kết quả cũng kém hơn so với những điểm trồng sâm có độ tán che từ 75 – 90%. Với phương thức trồng sâm bán tự nhiên, tồn bộ lớp phủ thực bì được dọn sạch, do đó độ tán che giảm, trong khi đó mức độ chiếu sáng và lượng bốc hơi nước lại tăng hơn (ảnh 4-2).
Trong giai đoạn từ năm 1995 – 2000 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum đều có chủ trương trồng Sâm ngọc linh dưới dàn mái che, giống như mơ hình sản xuất Tam thất ở châu Vân Sơn – Trung Quốc; Sâm của Hàn Quốc... Tuy nhiên qua 5 năm thực hiện không thu được kết quả mong muốn và đến năm 2000 chính thức những điểm trồng SNL này bị xoá bỏ. Việc trồng SNL dưới dàn mái che kể trên thất bại có thể do nhiều nguyên nhân, song trước hết do những người thực hiện chưa nắm vững về đặc điểm sinh thái của cây thuốc này. Trong đó phải kể đến vị trí – nơi đặt vườn, mặc dù ở độ cao gần 1.600m, nhưng xung quanh lại quá trống trải (nương rẫy trồng ngô của đồng bào), lượng bốc hơi nước thường cao hơn độ ẩm khơng khí vốn có. Hơn nữa ở vườn mái che ngồi việc khơng đảm bảo độ tán che và khả năng giữ ẩm mơi trường thì đất trồng ở đây hồn tồn khơng phải là đất mùn tự nhiên (mặc dù có đưa mùn từ trên núi về cho vào các hố trồng) nên nghèo dinh dưỡng. Kết quả là cây bị vàng lá, sau đó 100% cây bị đốm lá dẫn đến tàn lụi sớm và ít ra hoa.
Tóm lại, quan sát ở vài điểm mà Sâm ngọc linh cịn sót lại trong tự nhiên cũng như ở các điểm trồng bán tự nhiên được coi là thành công ở cả hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum cho thấy:
+ SNL sinh trưởng phát triển tốt dưới tán rừng cây lá rộng thường xanh, độ tán che trên 80%.
4.2.2.3 Môi trường đất và dinh dưỡng khoáng
ởtất cả những điểm ghi nhận có SNL mọc tự nhiên trên núi Ngọc Linh, chúng tơi nhận thấy rằng chúng có điểm khá giống nhau về mơi trường đất. Đó là đất ẩm và có tầng mùn hữu cơ dày; rừng tại những khu vực này còn gần như nguyên trạng với tầng thảm mục thường từ 30 – 40 cm, có nơi đến 60-80cm (phía tỉnh Kon Tum). Lớp mùn này là do cành lá cây rừng khô rụng xuống, tích tụ lâu ngày, phân huỷ thành các chất hữu cơ, là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho SNL. Cũng vì sự giống nhau này mà các cây chỉ thị, đi kèm trong quần thể có SNL cũng giống nhau (đã trình bày ở phần 4.1).
Độ pH của đất hơi chua, thường từ 4,96 (xã Trà Linh) đến 5,07 (xã Trà Cang). Đặc biệt là các chỉ tiêu về hàm lượng chất hữu cơ (mùn) cũng như của các nguyên tố vi lượng: Zn, Fe, Mn đều rất cao. Kết quả phân tích mẫu đất ở một số điểm ghi nhận có SNL mọc tự nhiên trước đây của Phịng nghiên cứu mơi trường đất - Viện Thổ nhưỡng Nơng hố cũng cho thấy rõ điều này (Bảng 4-1) (Xem chi tiết ở phần phụ lục 3).
Bảng 4-1. Kết quả phân tích mẫu đất ở Ngọc Linh
Các chỉ tiêu/Điểm thu mẫu Xã Trà Linh Xã Trà Cang Xã Trà Nam
pHKCl 4,96 5,07 3,70 % Hữu cơ 13,620 10,592 20,912 Tổng số (ppm) Mn 338,75 651,25 124,38 Zn 36,88 46,88 36,05 Fe 28225 24338 61175 Dễ tiêu (ppm) MnZn 193,004,90 357,506,45 52,706,95 Fe 232,71 217,20 568,76
(Nguồn: Sở Y tế Quảng Nam cung cấp ngày 13/05/2004)
Kết quả phân tích đất trên đây có thể chưa mang tính đại diện đầy đủ, song bước đầu cũng cho thấy những đặc điểm nổi bật, đó là : giàu chất dinh dưỡng hữu cơ, hàm lượng một số nguyên tố vi lượng cao, độ pH thường hơi chua.