4.5 Kết quả nghiên cứu nhân giống từ một phần thân rễ (củ)
4.5.2 Khả năng nhân giống khác
Phần củ của SNL thường kéo dài theo hướng nằm ngang nên cịn được gọi là thân rễ. Trong đó, phần đầu có chồi ngủ hoặc mọc thành thân mang lá gọi là đầu mầm thân rễ. Phần này có khả năng tái sinh tốt. Phần cuối thường có hình con quay, màu trắng hoặc trắng ngà vốn phát triển từ rễ mầm đầu tiên và gần như khơng có khả năng tái sinh (nảy chồi). Phần giữa gồm các đốt (số đốt tuỳ theo tuổi).
Năm 2004 chúng tôi tiến hành thử nghiệm khác về tạo giống từ thân rễ (đoạn giữa của củ). Lựa chọn một số cây nhiều tuổi (có từ 7 đốt thân trở lên), bỏ phần đầu (đầu mầm) và đi (hình con quay, có màu trắng hoặc trắng ngà và mang nhiều rễ), sau đó cắt nhỏ sao cho mỗi đoạn chỉ có một đốt thân (một mắt) cịn ngun vẹn. Chấm cả 2 đầu vết cắt vào chất kích thích sinh trưởng Ausin có bán tại các cửa hàng vật tư nơng nghiệp (Thị xã Tam kỳ - tỉnh Quảng Nam). Sau đó ươm trong vườn ươm và theo dõi trong 2 năm liên tục. Kết quả là ngay trong năm đầu tiên cũng đã có 52 cây được tạo ra (tỷ lệ mọc là 17,33%). Tuy nhiên sang năm thứ 2, tổng số cây mọc mầm (cả 2 năm) đã là 186 cây, (chiếm tỷ lệ 62%). Số liệu được ghi trong bảng 4-7.
Bảng 4-7. Kết quả thí nghiệm tạo giống từ đầu mầm có sử dụng thuốc STT Năm theo dõi Số lượng Lên mầm(%) Ghi chú
1 2004 300 Ươm ngày 31/12/2004
2 2005 52(17,33) Kiểm tra ngày 20/8/2005 3 2006 186(62,00) Kiểm tra ngày 13/4/2006 4 Đối chứng 50 11(22,00) Kiểm tra ngày 13/4/2006
Tuy nhiên thí nghiệm mới chỉ được tiến hành 1 lần trong năm 2004 (với 5 lần lặp lại, mỗi lần 60 hom) chúng tôi nghĩ chưa đủ cơ sở để kết luận về việc sử dụng chất kích thích sinh trưởng Ausin trong việc tạo giống Sâm ngọc linh từ đoạn thân rễ (đoạn giữa). Vấn đề này cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện thêm (ảnh 4-15).
Thực tế thì cách tạo giống này rất khó thực hiện, nó mang tính thực nghiệm nhiều hơn bởi thao tác và lựa chọn điểm cắt khó,
Trong q trình vận chuyển giống để
trồng năm 2001, chúng tôi đã thu được 130 đoạn của chồi thân bị gãy (dài 2- 4cm), chồi này có màu trắng và khơng hề dính một phần rễ củ nào (ảnh 7 – Phụ lục 1), chúng tôi đem giâm trên một luống ươm và theo dõi trong 2 năm 2002 – 2003.
Ngoài ra ở một số cây SNL trên 5 tuổi, trên phần thân mang lá có các u lồi một cách bất thường. Tỷ lệ cây có u lồi này khơng nhiều, những cây nhỏ tuổi nếu có u lồi thường có ở phần gốc sát với thân rễ (củ), khi thân mang lá lụi thì nó cũng mất đi. Chúng tơi đã cắt được 24 đoạn gốc thân có u lồi kể trên, đem giâm trong vườn ươm cùng thời gian với giâm các đoạn chồi gãy. Kết quả bước đầu được ghi trong bảng 4-8.
ảnh 4-15. Cây giống được tạo ra từ đoạn giữa của thân rễ (củ)
Bảng 4-8. Kết quả tạo giống từ chồi và u lồi
TT Loại vật liệu Số lượng Lên mầm (%) Ghi chú
1. Đoạn chồi gãy 130 39 (30,0) Ươm ngày 2/12/2001; kiểm tra ngày 1/7/2002 và 15/7/2003
2. U lồi 24 9 (37,5)
Tuy vậy, sau 2 năm đem trồng chúng tơi nhận thấy hình thái của thân rễ (củ) thường dài hình con tằm chứ khơng phải hình con quay và cũng khơng có đốt. Có thể do được vùi trong đất nên chính phần chồi đó già đi và biến thành củ, sau đó các rễ cũng xuất hiện nhưng nhiều và nhỏ (ảnh 4-16).
ảnh 4-16. Cây con được tạo ra từ đoạn của chồi thân bị gãy
Nhận xét: Cả hai mẫu nghiên cứu trên đều khơng xử lý thuốc kích thích ra rễ mà chỉ đem giâm xuống đất ẩm ở vườn ươm một cách bình thường để xem có khả năng tái sinh (nảy mầm) hay không.
Sau một năm theo dõi, số chồi sống và tái sinh trở lại chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp (30%). Đặc biệt trong tổng số 24 đoạn thân mang lá có u lồi đem giâm xuống đất có 9 mẫu (đạt 37,5%) mọc chồi thành cây mới (ảnh 4-16).
Cả hai loại cây giống được tạo ra bằng phương thức trên đã được đem trồng ở vườn sâm năm 2004 và hiện chúng tôi vẫn đang tiếp tục theo dõi.
Như vậy, ở loài SNL ngoài thân rễ (củ) đã được nghiên cứu để nhân giống phần thân khí sinh mang lá cũng có khả năng tái sinh dinh dưỡng, từ đó mở ra khả năng có thể tận dụng các bộ phận này làm vật liệu tạo ra cây giống.
Với 2 thí nghiệm trên, mới chỉ dừng ở thử nghiệm bước đầu. Thiết nghĩ trong thời gian tới cần tập trung nghiên cứu thêm về cách nhân giống bằng phần thân mang lá có sử dụng chất kích thích ra rễ. Nếu thành công, đây sẽ là một phương thức nhân giống nhanh và sẽ tạo ra nhiều cây con trong thời gian ngắn.