Làm vườn ươm và kỹ thuật gieo hạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tái sinh cây sâm ngọc linh (panax vietnamensis ha et grushv ) phục vụ công tác bảo tồn tại vùng núi ngọc linh thuộc xã trà linh, huyện nam trà my, tỉnh quảng nam​ (Trang 54 - 59)

4.4 Kết quả nghiên cứu nhân giống từ hạt

4.4.3 Làm vườn ươm và kỹ thuật gieo hạt

Trước khi gieo hạt phải chuẩn bị vườn ươm thật kỹ bởi nó quyết định rất lớn đến thành cơng của việc tạo giống. Thông thường làm vườn ươm phải qua các bước sau:

+ Chọn đất: Chọn những nơi có độ che bóng 75-95%, đất có tầng mùn dày, độ dốc dưới 300; không bị đọng nước khi mưa.

+ Làm đất: Dọn sạch thực bì, cuốc tồn bộ đất để nhặt sạch rễ cây; đập nhỏ đất. Thường tiến hành dọn thực bì và cuốc đất vào mùa khơ; trước mùa quả chín bắt đầu xới lại sau đó lên luống.

+ Lên luống: Lên luống cao 20 - 30cm, luống rộng 1 - 1,2m; khoảng cách giữa các luống 30 - 40cm (thường cũng là rãnh thoát nước vào mùa mưa); sau khi lên luống có thể cho thêm mùn núi rồi trộn đều và san phẳng. Chiều dài luống ươm tuỳ theo địa hình và thế đất (ảnh 4-9).

ảnh 4-9. Các luống đất ở vườn ươm chuẩn bị gieo hạt

+ Làm hàng rào: Mặc dù vườn ươm được làm ngay dưới tán rừng tự nhiên, xa các khu dân cư nhưng vẫn cần phải làm hàng rào bảo vệ đủ kiên cố, tránh xâm nhập. Tại vùng núi Ngọc Linh có nhiều lồi động vật gặm nhấm nhỏ (Dúi, chuột) thường chui rúc ở dưới các đám thảm mục, đất khô để ăn rễ cây, côn trùng và đặc biệt là mầm SNL. Để tránh loài dúi phá hoại, cách duy nhất là làm thêm lớp rào lưới sắt mắt cáo hoặc rào lưới nilon ở phía dưới thấp (ngồi lớp rào bằng cây que), chôn sâu xuống đất 30cm.

+ Thời vụ gieo: Ngay sau khi hạt được xử lý. Hạt gieo khi còn tươi, nghĩa là thu đến đâu gieo đến đó. Thường là cuối tháng 7 đầu tháng 8, đôi khi kéo dài đến hết tháng 8.

+ Cách gieo: Có hai cách gieo là gieo theo rạch (hàng) và gieo vãi.

ảnh 4-10. Gieo hạt

Gieo theo rạch:Dùng cuốc hoặc dùng tay tạo thành các rãnh ngang luống ươm sâu 5 cm, cách nhau 15-20cm. Sau đó gieo hạt vào rạch theo kiểu nanh sấu, khoảng cách giữa các hạt 2-3cm (ảnh 4-10). Gieo xong dùng tay gạt (xoa) lấp cho phẳng mặt luống. Sau khi gieo xong phải phủ cỏ tranh (hoặc lá cây) để tránh nước mưa rơi thẳng xuống bề mặt luống trong mùa mưa và giữ ẩm trong những lúc khô hạn. Đồng thời việc phủ cỏ tranh lên bề mặt luống đã hạn chế rất nhiều việc mọc trở lại của cỏ dại.

Gieo vãi hay còn gọi là gieo xạ:Rắc đều hạt trên mặt luống, ước lượng sao cho các hạt không gần nhau quá (khoảng cách 2-3cm). Sau đó lấy mùn núi đã được làm

tơi phủ kín mặt luống, độ dày từ 5-7cm. Cuối cùng cũng phủ mặt luống bằng cỏ tranh.

Trước đây nhiều người dân thường vãi hạt trên đất (thậm chí khơng có luống) và cứ để như vậy, một số người thì lấy lá khơ phủ lên (gieo xạ) nên cho tỷ lệ hạt nảy mầm rất thấp.

Gieo theo hàng và theo rạch có ưu điểm là thuận lợi cho lúc thu cây giống đem đi trồng (ảnh 5 và 6 – Phụ lục 1).

Do sợ mùa khô kéo dài, lại không phủ mặt luống bằng cỏ tranh nên trước đây những công nhân ở Trạm dược liệu Trà Linh thường gieo sâu từ 10 -15cm. Kết quả là thời gian cây mọc lên khỏi mặt đất lâu hơn (thêm từ 15 đến 20 ngày), cây giống ra yếu hơn và thường bị cong, xoắn ở đoạn gần củ con; chiều cao trung bình của cây giống gieo sâu thường trên 20cm, củ nhỏ, thân cây mảnh và rễ bị gãy khi mang đi trồng mặc và tỷ lệ nảy mầm thấp hơn (Trung bình từ 85,36 – 91,22%) (ảnh 4-11).

ảnh 4-11. Cây con có củ nhỏ, thân mảnh do gieo quá sâu

Qua nhiều năm thực nghiệm liên tục (từ năm 2001 đến 2005), cả hai cách gieo hạt kể trên đều cho kết quả rất tốt. Với hạt giống đã được chọn lọc thời gian nảy mầm từ 162 đến 188 ngày và tỷ lệ nảy mầm trung bình đạt từ 89,77% đến 94,24%.

Nhận xét chung: Đặc điểm quan trọng nhất về sinh học của hạt SNL (cũng

như các loài khác cùng chiPanax) là hạt chỉ nảy mầm khi còn tươi. Thực tế hạt SNL

để sau 30 ngày (trong bóng râm, tại Trà Linh) tỷ lệ nảy mầm chỉ còn 31,66% (với quả) và 0% (với hạt). Nắm vững đặc điểm này đã góp phần nâng tỷ lệ nảy mầm khi gieo ươm hạt SNL ở hiện trường nghiên cứu.

Ngoài ra, qua nghiên cứu nhiều năm cho thấy, hạt SNL sau khi đãi sạch (hoặc bóp nát quả chín rồi trộn với cát khô) đem gieo vãi trên mặt luống, sau phủ bằng lớp mùn núi và cỏ tranh là phương thức gieo ươm đơn giản nhất, phù hợp với địa phương.

Việc gieo giống và xử lý giống đối với Sâm ngọc linh tuy khơng phức tạp nhưng phải rất cẩn thận, địi hỏi người cơng nhân phải có nhiều kinh nghiệm từ khâu thu hái quả chín (thu nhiều lần trên một cụm quả), làm luống ươm và gieo hạt. Việc che phủ luống ươm cần chú ý không được che quá dày nhưng cũng không được quá mỏng (ảnh 4-12). Khi hạt bắt đầu nảy mầm (ảnh 4 – Phụ lục 1) phải tiến hành lược bớt lớp cỏ tranh phủ luống mặc dù thực tế khi đó lớp cỏ tranh này cũng đã gần mục. (ảnh 3 – Phụ lục 1)

Nếu có lưới nilon có thể căng phía trên để làm hạn chế việc cành khô, lá, quả của cây rừng rơi làm hỏng cây mầm. Đặc biệt là phải chú ý hệ thống thốt nước để khơng làm ảnh hưởng tới luống ươm vì thời điểm từ tháng 7 đến tháng 11 đang là mùa mưa.

Tuy nhiên có những năm giai đoạn tháng 2 đến tháng 4 rất khô hạn, khi cây mới nảy mầm nên tiến hành tưới nước thường xuyên 2ngày/lần (khi tưới không để giọt nước to khiến cây con bị đổ hoặc trồi gốc).

Trong tự nhiên, hạt SNL khi chín rụng xuống khơng có những điều kiện thuận lợi như trên cộng với các tác động khác nên tỷ lệ tái sinh từ hạt rất thấp.

ảnh 4-12. Sau khi gieo hạt xong luống được phủ bằng cỏ tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tái sinh cây sâm ngọc linh (panax vietnamensis ha et grushv ) phục vụ công tác bảo tồn tại vùng núi ngọc linh thuộc xã trà linh, huyện nam trà my, tỉnh quảng nam​ (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)