Chăm sóc và bảo vệ cây co nở vườn ươm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tái sinh cây sâm ngọc linh (panax vietnamensis ha et grushv ) phục vụ công tác bảo tồn tại vùng núi ngọc linh thuộc xã trà linh, huyện nam trà my, tỉnh quảng nam​ (Trang 66 - 68)

4.6.1Chăm sóc cây con ở vườn ươm

Vườn ươm SNL được làm ngay dưới tán rừng tự nhiên, ở độ cao trên 1.800m (thuộc nóc Măng Lùng), là nơi trước kia vốn có sâm mọc nhiều. Đây là những thuận lợi cơ bản trong việc chăm sóc SNL do vườn ươm đã được bố trí ngay tại nơi có điều kiện sinh thái ngun thuỷ của nó.

+ Bón phân, mùn núi: Trạm dược liệu Trà Linh ở sâu trong rừng (tự nhiên), xa khu dân cư nên việc vận chuyển phân bón vào đây là rất khó khăn. Hơn nữa cũng chưa có nghiên cứu nào về việc bón phân cho SNL nên trên thực tế vẫn chỉ lấy mùn núi để thay thế.ở vườn ươm, mùn núi được bón ngay từ khi làm đất bằng cách trộn đều ngay trên luống ươm (hoặc bón lót). Nếu gieo vãi, khi gieo xong cũng lấp hạt bằng mùn núi. Có thể nói việc gieo hạt và giâm (ươm) mầm giống SNL gần như được tiến hành trên nền cơ chất là mùn núi. Mùn núi là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng và duy nhất cho sinh trưởng và phát triển của cây giống.

Tuy nhiên, mùn núi khơng sử dụng để bón thúc hay bón bổ sung (ở vườn ươm) do ở vườn ươm cây con mọc dày nên không thể đưa mùn núi vào gốc được.

+ Làm cỏ: Do được phủ luống bằng cỏ tranh nên đã hạn chế được cỏ xâm lấn. Tuy vậy, nếu có cỏ hoặc cây bụi mọc thì dùng tay nhổ bỏ. Việc theo dõi và nhổ cỏ phải tiến hành thường xuyên ngay từ khi gieo hạt xong. Đồng thời với việc nhổ cỏ

cần nhặt bỏ hạt của các cây gỗ tầng trên rụng xuống, nếu để chúng nảy mầm mới nhổ bỏ sẽ làm ảnh hưởng tới cây sâm con. Tất cả những thao tác vệ sinh trong vườn ươm nên dùng tay là tốt nhất và an toàn cho cây giống.

Ngồi ra về mùa khơ lượng cành khơ (nhỏ), lá cây rừng rụng xuống khá nhiều có thể vùi lấp hoặc làm gãy cây mầm. Khắc phục hiện tượng này bằng cách căng lưới hay làm phên che trên mặt luống. Tuy nhiên cũng phải thường xuyên bốc dọn bỏ đi.

+ Tưới nước: Chủ yếu vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4), khi cây cịn nhỏ. Thơng thường dùng ống cao su (ống nhựa) dẫn nước về vườn ươm theo kiểu tưới thấm là chủ yếu. Nếu đất vườn ươm luôn ẩm không những tốt cho cây giống mà còn hạn chế được Dúi phá hoại (dúi thường tìm kiếm thức ăn và đào hang ở nơi có lớp đất mùn khơ).

4.6.2Bảo vệ

Cơng tác bảo vệ vườn giống SNL chủ yếu gồm 2 khâu là bảo vệ tránh động vật phá hoại trực tiếp và chống sâu bệnh hại.

+ Hàng rào bảo vệ: Được làm ngay khi làm đất, sử dụng cây gỗ nhỏ (cao 2m, đường kính 10 – 15cm) để chống thú nhỡ (như Hoãng),nhưng gia cố thêm lưới sắt mắt cáo ở phía dưới và chơn sâu 30cm để tránh con Dúi – một lồi động vật gặm nhấm nhỏ chui dưới mặt đất, ăn mầm SNL.

+ Sâu bệnh hại: Hạn chế trong đề tài này chúng tơi khơng đi sâu vào vấn đề phịng trừ sâu bệnh hại SNL nhưng sơ bộ cho thấy ở vườn ươm cây con có thể bị nhiễm bệnh đốm lá vào tháng tưổi thứ 5-6 (Có người cho rằng đó là bệnh gỉ sắt). Thông thường ở những vườn ươm (điểm ươm giống) gần vườn giống, nếu cây mẹ bị bệnh thì cây giống có nguy cơ lây bệnh cao. Ngồi ra có thể gặp bệnh thối cổ rễ, thường xuất hiện vào thời kỳ cuối mùa mưa (tháng 8 – 9), đã từng làm cây con chết nhiều.

Về sâu hại hiện chưa phát hiện thấy nhiều, có thể gặp sâu xanh ăn lá non hoặc sâu róm nhỏ (ít). Các loại sâu bệnh hại hiện đang được theo dõi, chưa áp dụng biện pháp xử lý nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tái sinh cây sâm ngọc linh (panax vietnamensis ha et grushv ) phục vụ công tác bảo tồn tại vùng núi ngọc linh thuộc xã trà linh, huyện nam trà my, tỉnh quảng nam​ (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)