Các phương tiện quảng cáo:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động chiêu thị sản phẩm sữa calosure tại chi nhánh công ty CP 3 sơn đà nẵng (Trang 47 - 51)

- Quảng cáo trên báo: quảng cáo trên báo phục vụ mọi đối tượng ở các vùng địa lý, cung cấp cho các đơn vị quảng cáo khả năng bao quát phạm vi thị trường địa phương. Báo là phương tiện mang tính địa phương nhiều nhưng rất hữu ích đối với các đơn vị quảng cáo trên phạm vi toàn quốc hay khu vực. Báo là phương tiện rất tốt để tiếp cận đối tượng trong một khu vực địa lý, có tính chất trực tiếp, tức thì. Quảng cáo trên báo chứa đựng một cảm giác tin tức có giá trị và khẩn cấp. Hạn kết thúc của báo ngắn, chi phí cho phạm vi bao phủ cao và in màu không trung thực.

- Quảng cáo trên tạp chí: Quảng cáo trên tạp chí tiếp cận được đối tượng mục tiêu đã được xác định rõ theo khu vực địa lý hay nhân khẩu hoặc các hoạt động

12

khác. Quảng cáo trên tạp chí có chất lượng cao, khơng phơ trương, màu in trung thực và lời thuyết minh sâu sắc. Tạp chí có tuổi thọ cao nên quảng cáo trên tạp chí thường tồn tại lâu, được người đọc lưu giữ, đọc lại và chuyền cho những người khác xem. Tạp chí có ngày hết hạn đăng ký sớm, phân phối thơng điệp một chiều và chi phí phần ngàn cao.

- Quảng cáo trên truyền hình: Là phương tiện tiếp cận với hầu hết mọi đối tượng, trong giờ phát hình chính có thể tiếp cận gần 60% số hộ gia đình của cả nước. Quảng cáo trên truyền hình rất sống động với các âm thanh, hình ảnh làm lơi cuốn sự chú ý của người xem. Quảng cáo trên truyền hình có chi phí phần ngàn thấp nhưng chi phí tuyệt đối lớn, hạn chế về thời gian phát quảng cáo và có tuổi thọ ngắn.

- Quảng cáo trên truyền thanh: Có phạm vi và sự chọn lọc đối tượng, chi phí quảng cáo thấp nhưng lại có mức độ chú ý thấp, bị giới hạn về phạm vi địa lý.

- Quảng cáo ngoài trời: Rất hiệu quả trong các chiến dịch quảng cáo toàn quốc. Các quảng cáo ngoài trời xuất hiện dọc hoặc trên các phương tiện giao thông không những tiếp cận đến nhiều đối tượng mà còn lặp đi lặp lại nhiều lần. Quảng cáo ngồi trời có chi phí thấp, có tác động thị giác nhưng hiệu quả thị giác đơn giản, mức độ chú ý thấp và có bối cảnh lộn xộn.

- Quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển: phương tiện này khó đối

tượng rộng lớn, chi phí phần ngàn thấp nhưng lại bị giới hạn về diện tích quảng cáo và đặc trưng của đối tượng không rõ ràng.

- Quảng cáo qua thư gửi trực tiếp: Phương tiện này chọn lọc đối tượng, trức tiếp hóa giao tiếp và đúng lúc nhưng chi phí cao và khả năng chấp nhận thư của đối tượng thấp.

- Quảng cáo qua Internet: có mức độ truyền thơng tin rộng trên toàn thế giới, thơng tin quảng cáo có thể thay đổi, cập nhật dễ dàng và nhanh chóng. Đây là phương tiện tốt nhất để tiếp cận thị trường thế giới, thông tin quảng cáo nhanh đến mức gần như tức thời, có chi phí rẻ. Tuy nhiên, chi phí quảng cáo trên mạng có xu hướng tăng trong tương lai và thơng tin chỉ đến được một nhóm khách hàng có máy tính và sử dụng mạng, có trình độ học vấn cao.

- Quảng cáo trên vật phẩm: Là hình thức quảng cáo đưa tên, thơng điệp và logo của doanh nghiệp lên vật phẩm và phát không cho khách hàng, cho nhân viên của công ty hoặc cho bất kỳ người nào khác như là một phương tiện để truyền thông

về sản phẩm. Mỗi khi sử dụng vật này, họ tiếp xúc với logo cơng ty in trên đó, gợi nhớ về sản phẩm và hình ảnh doanh nghiệp.

- Quảng cáo qua những trang vàng: Một mẫu quảng cáo “những trang vàng” trên quyển niên giám điện thoại hoặc một công cụ hiệu quả thúc đẩy nhanh quá trình đi từ nhận thức về sản phẩm đến hành động mua sắm. Khi khách hàng trông thấy sản phẩm trên phim quảng cáo hoặc trên các ấn phẩm tạp chí, họ cần biết nơi liên hệ để đặt hàng mua sản phẩm. Đây chính là lúc “những trang vàng” đóng vai trị tích cực để dẫn khách hàng đến với doanh nghiệp. Những người muốn mua sản phẩm dị tìm địa chỉ của doanh nghiệp trên “những trang vàng” điện thoại để liên hệ với các đại lý gần nhất.

1.1.4. Các môi trường ảnh hưởng đến chiêu thị

Theo Louis E. Boone & David L.Kurtz (2013), các yếu tố ảnh hưởng đến chiêu thị được thể hiện qua các điểm sau:

1.1.4.1. Yếu tố môi trường

Yếu tố cạnh tranh: cạnh tranh luôn ảnh hưởng một cách trực tiếp nhất đến chiến lược chiêu thị của công ty, tăng hay giảm số lượng công ty cạnh tranh, thay đổi trong chiến lược cạnh tranh, sự xuất hiện các biện pháp khuyến mãi mới của các đối thủ đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến công ty.

Yếu tố cơng ty: Bộ phận marketing của doanh nghiệp có trách nhiệm hoạch định và triển khai thực hiện chiến lược, các kế hoạch, chính sách và chương trình chiêu thị thơng qua các hoạt động quản trị như nghiên cứu marketing, quản trị nhãn hiệu, quản trị lực lượng bán hàng.

Các nhà quản trị chiêu thị cũng phải phối hợp hoạt động với các bộ phận chức năng khác như bộ phận tài chính để đảm bảo ngân sách cần thiết cho việc thực 8 thi các kế hoạch chiêu thị, phân bổ ngân sách cho các sản phẩm, nhãn hiệu khác nhau và các hoạt động marketing khác; bộ phận nghiên cứu và phát triển để nghiên cứu cải tiến hay thiết kế sản phẩm mới thành công; bộ phận sản xuất nhằm huy động năng lực sản xuất (thiết bị, nhân lực) đáp ứng yêu cầu sản xuất theo kế hoạch; bộ phận kế tốn để hạch tốn chi phí và thu nhập giúp cho việc điều hành hoạt động marketing có hiệu quả.

14

1.1.4.2. Yếu tố marketing - mix

Yếu tố sản phẩm: là thành phần cơ bản nhất trong Marketing, sản phẩm là một tập hợp những thuộc tính bao gồm khơng những khía cạnh vật chất cơ bản mà cịn những đặc tính để phục vụ các khách hàng của cơng ty.

Yếu tố giá cả: là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của công ty, việc định giá trong một môi trường cạnh tranh không những vô cùng quan trọng mà cịn mang tính thách thức. Nếu đặt giá quá thấp, nhà cung cấp sẽ phải tăng số lượng bán trên đơn vị sản phẩm theo chi phí để có lợi nhuận. Nếu đặt giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển sang đối thủ cạnh tranh.

Yếu tố phân phối: là một chuỗi các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau cùng tham gia vào quá trình đưa sản phẩm và dịch vụ tới người sử dụng hoặc tiêu dùng. Những chủ thể chính trong kênh phân phối là nhà sản xuất, người bán buôn, người bán lẻ và người tiêu dùng. Nếu kênh phân phối chỉ có nhà sản xuất và người tiêu dùng mà khơng có sự tham gia của các đối tượng trung gian thì kênh phân phối đó là kênh phân phối trực tiếp, nếu có các đối tượng trung gian khác tham gia thì gọi là kênh phân phối gián tiếp.

1.2. TIẾN TRÌNH THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH CHIÊU THỊ

Tiến trình thiết kế chương trình chiêu thị gồm 5 bước sau: Xác định mục tiêu chiêu thị

Thiết kế thông điệp chiêu thị

Lựa chọn phương tiện chiêu thị

Thực hiện, đánh giá, kiểm soát hoạt động chiêu thị

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động chiêu thị sản phẩm sữa calosure tại chi nhánh công ty CP 3 sơn đà nẵng (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w