Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH CẤP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BOT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 75 - 83)

2.3.2.1. Hạn chế

 Việc thẩm định cấp tín dụng tại Chi nhánh có một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, Mô hình tổ chức thẩm định phân cấp của Vietinbank sẽ khiến thời gian thẩm định và xét duyệt cho vay đối với các khách hàng có khoản vay lớn kéo dài do khoản vay phải qua nhiều cấp thẩm định, đánh giá. Điều này sẽ khiến ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của khách hàng; gây cho khách hàng cảm giác chán nản, không chắc chắn, đôi khi khiến khách hàng từ bỏ nhu cầu vay vốn giữa chừng để chuyển sang vay ngân hàng khác nhằm đảm bảo nhanh chóng, không bị gián đoạn kế hoạch sử dụng vốn.

Thứ hai, Công tác thẩm định cho vay được thực hiện theo quyết định số 550/QĐ-TGĐ-NHCT35 ngày 09/03/2017 của Hội đồng quản trị Vietinbank về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Vietinbank; riêng thẩm định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp thực hiện theo quyết định số 552/QĐ- TGĐ-NHCT35 ngày 09/03/2017 của Tổng giám đốc về quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp hệ thống Vietinbank. Công tác kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng, quản lý giám sát chất lượng công trình, năng lực nhà thầu, tiến độ thi công dự án…..đôi khi còn mang tính hình thức, chưa thực sự sâu sát. Ví dụ như đối với DAĐT cải tạo quốc lộ 1 đoạn Phan Thiết – Đồng Nai của Tổng Công ty 319: công trình khi đi vào vận hành có sai sót hằn lún vệt bánh xe trong năm 2017 nhưng quá trình kiểm tra sử dụng vốn vay từ khi dự án triển khai năm 2013 không ghi nhận được tình trạng này

Quy trình thẩm định của Vietinbank sơ sài; không hướng dẫn chi tiết, cụ thể cách thức thực hiện thẩm định từng nội dung của thẩm định cho vay nói chung và cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp nói riêng. Do đó dẫn đến tình trạng thẩm định không thống nhất trong hệ thống.

Thứ ba, Công tác thẩm định do các cán bộ tín dụng thực hiện, cán bộ tín dụng giải quyết toàn bộ từ thu thập thông tin, tiếp nhận hồ sơ; thẩm định các năng lực của khách hàng; thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng...; ngoài ra một cán

bộ tín dụng còn thẩm định nhiều loại hình hoạt động của doanh nghiệp (xây dựng, thương mại, sản xuất...). Điều này sẽ ảnh hưởng đến công tác thẩm định do cán bộ tín dụng không đuợc chuyên môn hóa trong nghiệp vụ, cán bộ tín dụng không thể tập trung nghiên cứu sâu về một vấn đề, một loại hình họat động của khách hàng, đặc biệt là thẩm định đối với các Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực BOT. Cán bộ thẩm định tại chi nhánh còn thiếu kinh nghiệm, chưa được chuyên môn hóa. Đội ngũ cán bộ thẩm định của chi nhánh tuổi nghề còn non trẻ trong khi kiến thức và kinh nghiệm của cán bộ thẩm định có tầm quan trọng đặc biệt quyết định chất lượng của phân tích rủi ro. Mặc dù là một chi nhánh đi đầu trong hoạt động kinh doanh, tuy nhiên, một thực tế là do mức độ luân chuyển lớn nên hầu hết các cán bộ thẩm định tại Vietinbank Hà Nội còn ở độ tuổi rất trẻ, thời gian làm nghề và tích lũy kiến thức cũng như kinh nghiệm chưa cao. Thống kê cho thấy tại các phòng KHDN tại chi nhánh, khoảng trên 70% cán bộ tín dụng có dưới 5 năm kinh nghiệm. Vì thế, trình độ cán bộ còn hạn chế so với yêu cầu đặt ra. Cụ thể như với mức tăng trưởng tín dụng lớn tại chi nhánh, cộng thêm với mức độ phức tạp của các hồ sơ khi thẩm định dự án BOT, cán bộ chưa thể có khả năng phân tích tổng thể, nhìn nhận đầy đủ về các rủi ro có thể xảy ra, cũng như khả năng phát hiện sớm rủi ro qua các dấu hiệu từ phía khách hàng và dự án, khả năng đánh giá và sàng lọc thông tin…

Thứ tư, Hồ sơ vay vốn khách hàng cần cung cấp phức tạp, yêu cầu nhiều hồ sơ giấy tờ, biểu mẫu. Do vậy khiến cho các cán bộ tín dụng mất khá nhiều thời gian thu thập hồ sơ, tiếp cận thông tin khách hàng; đồng thời khiến cho doanh nghiệp chán nản, nhất là những khoản vay nhỏ.

Ngoài ra, quy định về tính hợp lệ của hồ sơ và thủ tục vay vốn của khách hàng được quy định tại 2 văn bản hiện hành còn chưa thực sự thống nhất. Cụ thể:

+ Quyết định số 550/QĐ-TGĐ-NHCT35 ngày 09/03/2017 của Hội đồng quản trị Vietinbank về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Vietinbank: Hồ sơ khách hàng vay là bản sao có chứng nhận theo quy định.

+ Quyết định số 552/QĐ- TGĐ-NHCT35 ngày 09/03/2017 của Tổng giám đốc về quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp hệ thống Vietinbank: Hồ

sơ phải là bản chính hoặc bản chứng thực.

Trên thực tế, không phải hồ sơ nào doanh nghiệp cũng có thể có được bản chính hay bản chứng thực, việc chứng thực tốn nhiều thời gian và chi phí của khách hàng.

Thứ năm, Các nội dung thẩm định khách hàng của Vietinbank đầy đủ về mặt

số lượng nhưng từng nội dung thẩm định còn sơ sài, thực hiện không thống nhất: + Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng: thường ít để ý đến tính logic, hợp pháp của hồ sơ (nhiều văn bản của khách hàng ký không đúng thẩm quyền theo quy định, nhiều văn bản hết hiệu lực nhưng không biết…)

+ Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng: thường chỉ phân tích tăng/giảm (so sánh các thời điểm) của một số chỉ tiêu chính trên báo cáo tài chính của khách hàng

+ Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh: thường không thống nhất trong cách xác định tổng nhu cầu vốn, vốn tự có tham gia…

+ Thẩm định tài sản đảm bảo:sơ sài, chiếu lệ, thẩm định tài sản đảm bảo chỉ đơn thuần là định giá tài sản theo giá thị trường.

Thứ sáu, Hạn chế liên quan đến quản lý rủi ro thanh khoản: Việc quản lý rủi

ro thanh khoản tại chi nhánh chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Bằng chứng là chi nhánh cũng chưa có công cụ để đo lường rủi ro thanh khoản. Trong các công tác báo cáo rủi ro, chưa có chỉ tiêu thể hiện độ lệch kỳ hạn giữa nguồn huy động và cho vay, việc theo dõi, phân tích tài sản và công nợ theo kỳ đáo hạn thực tế cũng chưa được triển khai thường xuyên.

2.3.2.2. Nguyên nhân

2.3.2.2.1. Nguyên nhân khách quan:

- Thứ nhất, Môi trường pháp lý của Nhà nước

Hệ thống pháp luật nước ta hiện nay nhiều và chồng chéo, cơ chế quản lý của nhà nước còn yếu kém. Do đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường ít bị kiểm tra do đó hoạt động rất bản năng, khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp thường không đầy đủ hoặc làm một cách chiếu lệ như: không có quyết định bổ nhiệm các chức vụ, bổ nhiệm không đúng thẩm quyền...dường như

không thực hiện những quy định tối thiểu quy định trong điều lệ tổ chức hoạt động của doanh nghiệp mình. Ngoài hồ sơ pháp lý thì hồ sơ kinh tế là các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp được kiểm toán hiện nay của các doanh nghiệp cũng không đáng tin. Tại Việt Nam, càng ngày nhiều công ty kiểm toán tư ra đời, không xét đến trình độ và năng lực của cán bộ kiểm toán thì hiên nay tình trạng nhiều công ty kiểm toán móc nối với doanh nghiệp nên chất lượng báo cáo tài chính đã kiểm toán không được đảm bảo. Do đó, cán bộ ngân hàng phải mất nhiều thời gian để hướng dẫn khách hàng hòan thiện hồ sơ, rà soát và xem xét hồ sơ của khách hàng.

Ngoài ra, cơ chế của nhà nước hiện nay còn lỏng lẻo khiến rất nhiều NHTM ra đời ồ ạt, canh tranh nhau gay gắt. Mặt trái của việc cạnh tranh này thể hiện ở chỗ các ngân hàng đều giao chỉ tiêu hoạt động nói chung và chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng nói riêng kèm theo những qui định về xếp loại cá nhân, xếp loại đơn vị và những khoản thưởng. Những lợi ích nhận được trong ngắn hạn là động lực để lãnh đạo và nhân viên tại các đơn vị lách qui định trong thẩm định khách hàng, thực hiện những khoản cho vay chứa đựng rủi ro.

Thêm nữa, khả năng xử lý tài sản đảm bảo của tổ chức tín dụng cho vay dự án BOT cũng gặp nhiều khó khăn do hiện nay nghị định 15/2015/NĐ-CP chỉ quy định chung chung về quyền nhận thế chấp, quyền tiếp nhân dự án của bên cho vay chứ chưa có cơ chế hướng dẫn về thủ tục nhận chuyển nhượng, tiếp nhận dự án khi xảy ra trường hợp phải xử lý tài sản đảm bảo. Đây chính là những nguyên nhân làm gia tăng rủi ro khi ngân hàng cho vay dự án.

- Thứ hai, Môi trường kinh tế của nước ta

Hiện nay Việt nam là một quốc gia đang phát trển, môi trường kinh tế thường xuyên biến động theo tình hình thế giới. Điều này sẽ ảnh hưởng đến những thông tin để phục vụ cho công tác thẩm định tín dụng. Những định hướng, chính sách, chiến lược phát triến kinh tế- xã hội theo từng giai đoạn, từng ngành nghề… chưa được xây dựng cụ thể, đồng bộ và ổn định; các vấn đề dự báo biến động tỷ giá, giá cả…chưa chính xác, kịp thời sẽ ảnh hưởng đến việc thẩm định, đánh giá hiệu quả và khả thi phương án vay vốn của khách hàng và đưa ra quyết định cấp tín

dụng.

- Thứ ba, từ phía khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại Vietinbank

Do trình độ lập hồ sơ (hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ vay vốn…) gửi Vietinbank của các doanh nghiệp vay vốn còn hạn chế nên nhiều hồ sơ được lập rất sơ sài, không chính xác; thiếu nhiều văn bản giấy tờ trong hồ sơ xin vay, nhiều nội dung cần thiết của phương án vay vốn xây dựng thiếu căn cứ khoa học, không phù hợp với thực tế... Do đó, gây khó khăn cho cán bộ thẩm định trong việc thi thập thông tin, xác định chính xác các nội dung cần phân tích.

Việc tuân thủ, áp dụng chế độ kế toán còn hạn chế, chưa nghiêm túc nên báo cáo tài chính còn thiếu trung thực, không phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nhghiệp, gây khó khăn cho việc thẩm định của ngân hàng.

2.3.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan:

- Thứ nhất, Tổ chức mô hình thẩm định tại Vietinbank

Mô hình tổ chức thẩm định tại Vietinbank hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức phân cấp từ chi nhánh đến Hội sở chính; phòng tín dụng thực hiện thẩm định. Mô hình tổ chức này hiện nay đã lạc hậu, chưa đảm bảo tính chuyên nghiệp. Hiện nay, các NHTM đã xây dựng mô hình tổ chức sắp xếp, chuyên môn hóa nhiệm vụ, tổ chức thành các bộ phận nghiệp vụ riêng như: bộ phận cá nhân, bộ phận doanh nghiệp (bộ phận doanh nghiệp lớn, bộ phận doanh nghiệp nhỏ và vừa…), bộ phận bảo lãnh…Sự chuyên môn hóa nghiệp vụ tạo điều kiện cho các cán bộ thẩm định tập trung nghiên cứu, nắm bắt sâu về nghiệp vụ của mình; phát huy được những điểm mạnh, điểm yếu của mỗi cá nhân trên cơ sở đó giảm bớt chi phí cũng như thời gian thẩm định. Điều này đảm bảo được tính khách quan và việc thấm định được tiến hành nhanh chóng, thuận tiện mà vẫn bảo đảm chính xác.

- Thứ hai, Văn bản quy trình thẩm định tín dụng tại Vietinbank

Văn bản, quy trình hướng dẫn thẩm định từng nội dung đóng vai trò quan trọng nhất trong thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp. Quy trình hướng dẫn càng chi tiết, rõ ràng, cụ thể thì kết quả thẩm định sẽ tốt.

Hiện nay, Vietinbank chưa ban hành một quy trình riêng nhằm hướng dẫn chi tiết, cách thức thẩm định cụ thể từng nội dung trong thẩm định cho vay nói chung và thẩm định cho vay đối với các Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực BOT nói

riêng. Đây là nguyên nhân dẫn đến nội dung thẩm định khách hàng của Vietinbank còn sơ sài, thực hiện không thống nhất trong hệ thống.

- Thứ ba, Thông tin và chất lượng thông tin thu thập phục vụ thẩm định tại Vietinbank

Hiên nay, các kênh thu thập thông tin khách hàng chưa hiệu quả ảnh hưởng đến thẩm định:

+ Thu thập thông tin, hồ sơ từ chính doanh nghiệp vay vốn đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa còn nhiều bất cấp do môi trường pháp lý, cơ chế quản lý của nhà nước còn yếu kém như đã phân tích ở trên.

+ Thu thập thông tin từ các đối tác, bạn hàng của khách hành còn gặp khó khăn bởi có thể họ ở địa bàn khác, thậm chí quốc gia khác, nên ngân hàng khó có thể tìm hiểu thông tin về khách hàng vay thông qua kênh thu thập này

+ Thu thập thông tin từ Trung tâm Thông tin Tín dụng của NHNN (CIC). Tại đây, các ngân hàng có thể hỏi tin về tình hình tài chính, tài sản bảo đảm, quan hệ tín dụng, xếp hạng tín dụng. Tuy nhiên, chất lượng thông tin không đáp ứng được yêu cầu, đã có nhiều khách hàng phàn nàn với ngân hàng rằng thông tin CIC của họ vẫn còn dư nợ mặc dù khoản vay đã tất toán từ lâu; hoặc CIC chỉ cập nhập thông tin nợ xấu của khách hàng trong 5 năm trở lại, đã có những trường hợp nhiều khách hàng nợ xấu, đôn đốc thu hồi nợ không được buộc ngân hàng phải thực hiện xử lý rủi ro và tiếp tục đòi nợ khách hàng hơn 10 năm qua không thu được đồng vốn nào tuy nhiên thông tin tín dụng từ CIC của khách hàng rất đẹp. Từ đó có thể thấy thông tin chưa theo được thực tế, đặc biệt là thông tin về tài chính của khách hàng. Bên cạnh đó, liệu thông tin xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của CIC có đáng tin cậy khi các ngân hàng không biết CIC đã dựa trên tiêu chuẩn nào để xếp hạng và liệu xếp hạng đó có phù hợp với xếp hạng tín dụng tại mỗi ngân hàng hay không.

Nhìn chung, tại Việt nam hiện nay vẫn chưa có thông lệ buộc các DN minh bạch, công khai tình hình hoạt động ra công chúng. Vì vậy việc thu thập thông tin về DN thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua trung gian ở nước ta còn khá hạn chế. Do đó NHTM không đủ dữ liệu thông tin để đánh giá chính xác về

khách hàng.

- Thứ tư, Trình độ và năng lực của cán bộ làm thẩm định tại Vietinbank

+ Trước hết phải kể đến trình độ của đội ngũ cán bộ, lãnh đạo soạn thảo văn bản, quy chế. Việc soạn thảo văn bản, quy chế của Vietinbank do các ban tại trụ sở chính thực hiện, có những cán bộ chưa từng qua tác nghiệp thực tế do đó việc soạn thảo quy chế còn máy móc, soạn thảo dựa trên sự tham khảo, chắp vá giữa văn bản quy chế của ngân hàng mình với các ngân hàng khác nên đôi khi trở thành không phù hợp đối với ngân hàng mình.

Bằng chứng của việc máy móc và chắp vá từ ngân hàng khác là tại Vietinbank đã từng 2 lần đưa ra và triển khai mô hình thành lập phòng thẩm định tồn tại song song với phòng tín dụng để công tác thẩm định có hiệu quả hơn nhưng sau đó đã 2 lần xóa bỏ và hiện tại trở về mô hình cũ là chỉ tồn tại phòng tín dụng. Với mô hình Phòng thẩm định tồn tại cùng phòng tín dụng, Phòng thẩm định chỉ thực hiện công việc tái thẩm định còn phòng tín dụng vẫn làm toàn bộ từ thu thập thông tin, hồ sơ đến thẩm định cho vay và đánh giá tài sản đảm bảo; như vậy tồn tại 2 báo cáo thẩm định không khác nhau, mô hình này không những không đem lại hiệu quả tốt hơn mà còn gây tốn thời gian và lãng phí nguồn nhân lực. Mô hình này của Vietinbank là việc học tập nửa vời, tại các ngân hàng khác Phòng thẩm định hoặc Phòng quản lý rủi ro làm công việc thẩm định xét duyệt cho vay; còn phòng

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH CẤP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BOT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w