Tổ chức mô hình thẩm định tín dụng tại Vietinbank theo hướng chuyên

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH CẤP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BOT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 86 - 88)

chuyên môn hóa

- Thứ nhất, nếu giữ nguyên mô hình tổ chức thẩm định tín dụng phân cấp

như hiện nay tại Vietinbank thì sẽ tập trung giải quyết vấn đề hoàn thiện nội dung của công tác thẩm định tín dụng:

Mô hình này, tại chi nhánh công tác thẩm định do Phòng tín dụng thực hiện, cán bộ tín dụng làm toàn bộ từ thu thập thông tin, hồ sơ khách hàng đến thẩm định cho vay và đánh giá tài sản đảm bảo; đồng thời không phân định ra từng nhóm theo loại hình hoạt động doanh nghiệp, một cán bộ có thể là hết cả cho vay với doanh

nghiệp xây dựng đến doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất…thậm chí kiêm luôn cho vay cá nhân. Với mô hình này hiệu quả không cao do không được chuyên môn hóa.

Vì vậy, đề tài này đề xuất 2 mô hình hoạt động tín dụng:

- Mô hình 1: tách làm 2 bộ phận Phòng thẩm định và phòng quan hệ khách hàng (trong đó có quan hệ khách hàng cá nhân và quan hệ khách hàng doanh nghiệp):

+ Phòng quan hệ khách hàng sẽ thực hiện tiếp cận khách hàng, thu thập hồ sơ, rà soát hồ sơ đảm bảo đầy đủ, hợp pháp hợp lệ; đồng thời tiến hành thẩm định và định giá về tài sản đảm bảo tiền vay.

+ Phòng thẩm định: tiếp nhận hồ sơ từ phòng quan hệ khách hàng và tiến hành thẩm định, đánh giá khách hàng về các điều kiện vay vốn để đưa ra đề xuất cho vay đối với khách hàng.

Trong từng phòng có thể phân tách cán bộ theo từng lĩnh vực hoạt động của khách hàng, đặc biệt là doanh nghiệp

Giải pháp này phải thực hiện từ từ và mất thời gian do mô hình này muốn triển khai phải được chủ trương xây dựng từ ban lãnh đạo cấp cao của Vietinbank. Do đó trong thời gian thời gian ngắn chưa thể triển khai.

- Mô hình 2: Giữ nguyên với mô hình hiện tại là Phòng tín dụng. Tuy nhiên phải có sự phân tách, chuyên môn hóa thành các bộ phận: Bộ phận cá nhân; Bộ phận doanh nghiệp (trong đó phân ra thành các nhóm theo từng loại hình, lĩnh vực hoạt động xây dựng, thương mại, sảm xuất…). Sự phân tách này sẽ giúp cán bộ tín dụng có thể tập trung tìm hiểu, nghiên cứu sâu về 1 lĩnh vực, 1 loại hình hoạt động của doanh nghiệp từ đó nâng cao năng lực chuyên môn, thẩm định khách hàng hiệu quả hơn.

Giải pháp này về có thể thực hiện ngay, trong ngắn hạn, do quyết định của từng chi nhánh.

- Thứ hai, thay đổi mô hình tổ chức thẩm định tín dụng để nhằm rút ngắn

thời gian thẩm định mà vẫn đảm bảo nội dung thẩm định:

Hiện nay, các ngân hàng thương mại cổ phần đang thực hiện tổ chức thẩm định tín dụng tập trung tại Hội sở chính; tại hội sở chính khối thẩm định được chuyên môn hóa, phân thành các phòng cá nhân, doanh nghiệp; trong đó lại được phân nhỏ thành các bộ phận với các lĩnh vực, ngành nghề. Chi nhánh sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ của khách hàng sẽ chuyển hồ sơ lên Hội sở chính, Hội sở chính sẽ tiến hành thẩm định và sau khi có kết quả xét duyệt cho vay sẽ chuyển về chi nhánh để thực hiện giải ngân.

Mô hình này sẽ rút ngắn thời gian thẩm định mà vẫn đảm bảo hòan thiện nội dung thẩm định. Tuy nhiên, nếu Vietinbank chuyển đổi sang mô hình tổ chức thẩm định này sẽ phải thực hiện trong dài hạn, mang tính chiến lược.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH CẤP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BOT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w