Phương hướng cấp tín dụng cho các Dự án BOT tại Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH CẤP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BOT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 83 - 86)

Có thể thấy, cấp tín dụng là hoạt động kinh doanh truyền thống, mang lại lợi nhuận chính cho các NHTM tại Việt Nam nói chung và Vietinbank nói riêng. Trong đó, các dự án BOT đã và đang là một mảng tín dụng được Vietinbank triển khai hiệu quả, đem đến những lợi ích cho ngân hàng về mặt thu nhập, tăng trưởng tín

dụng cũng như mở rộng thị phần của mình trên thị trường, nâng cao uy tín của Vietinbank đối với các cơ quan nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính bền vững và ổn định của công tác thẩm định cấp tín dụng, trong xu thể cạnh tranh ngày càng gay gắt, Vietinbank cũng xác định kiểm soát trong việc cấp tín dụng được coi là nhiệm vụ hàng đầu, bên cạnh việc cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng những chuẩn mực quốc tế và yêu cầu của công tác kinh doanh.

Đối với các dự án BOT Vietinbank đã cam kết cho vay cũng như đối với các dự án mới đang và sẽ tiếp cận tài trợ vốn trong tương lai, định hướng của ngân hàng vẫn được duy trì như sau:

- Tiếp tục tìm kiếm, sàng lọc những dự án BOT có hiệu quả, được thực hiện bởi các chủ đầu tư uy tín để cấp tín dụng. Trong quá trình phân tích, thẩm định, ưu tiên các dự án có nguồn trả nợ sẵn có, dự án BOT giao thông đã được kiểm đếm cụ thể về lưu lượng, mức phí đã được chấp nhận trong thực tế, dự án sử dụng hình thức thu phí không dừng. Chỉ cấp tín dụng đối với các dự án có thủ tục pháp lý đầy đủ, đáp ứng các quy định của pháp luật về đấu thầu về xây dựng. Với các dự án khác không đủ điều kiện vay vốn thì không xem xét cấp tín dụng dưới bất kỳ hình thức nào.

- Công tác thẩm định dự án phải được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ để kiểm soát giới hạn tín dụng, thời gian vay vốn, thời gian ân hạn và trả nợ đối với mỗi dự án. Thực hiện cân đối giữa số vốn cam kết cấp tín dụng với nguồn vốn và thời hạn huy động, không để xảy ra rủi ro thanh khoản.

- Đối với các dự án hiện đang cấp tín dụng: tăng cường kiểm soát mục đích sử dụng vốn, tiến độ, chất lượng của dự án, nắm bắt việc thay đổi chính sách của nhà nước có liên quan về thu phí các dự án BOT. Trong trường hợp có những thông tin về thay đổi mức phí, thực hiện đánh giá lại hiệu quả dự án BOT để có biện pháp quản lý, giám sát nguồn thu, đàm phán với chủ đầu tư ưu tiên hoàn vốn vay ngân hàng kịp thời, đầy đủ, đúng hạn.

- Đối với các dự án đang tiềm ẩn nguy cơ xảy ra rủi ro cao: Tích cực dùng mọi biện pháp để xử lý; nghiên cứu khả năng tiếp tục đưa vốn vào để hoàn thiện dự án tạo nguồn thu trả nợ, làm việc với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của ngân hàng.

Trong thời gian vừa qua, trên các phương tiện thông tin truyền thông có nhiều thông tin bất lợi liên quan đến việc điều chỉnh mức phí/thời gian thu phí cũng như kết quả của Kiểm toán Nhà nước, cơ quan thanh tra phản ánh một số vi phạm, sai phạm và các vấn đề tồn tại liên quan đến các dự án BOT theo đó lĩnh vực cấp tín dụng cho các Doanh nghiệp thực hiện các Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) thuộc lĩnh vực tăng cường kiểm soát.

Tăng cường kiểm soát là nhu cầu thuộc những ngành/lĩnh vực tiềm ần rủi ro do các biến động nội tại của ngành, gặp khó khăn do biến động của giá cả/nhu cầu, có mức độ cạnh tranh cao trong danh mục đầu tư/chất lượng danh mục đầu tư của VietinBank đang có nhiều vấn đề cần có các biện pháp kiểm soát thận trọng hơn khi lựa chọn Khác hàng. Theo đó, mức thẩm quyền tín dụng tối đa áp dụng đối với các cấp thẩm quyền tại Chi nhánh khi cấp khoản tín dụng như sau:

Hạng Mức thẩm quyền tín dụng

AA - Tối đa bằng 80% mức TQTD trường hợp thông thường của khoản tín dụng theo quy định hiện hành A, A+ - Tối đa bằng 50% mức TQTD trường hợp thông

thường của khoản tín dụng theo quy định hiện hành

BBB - Không cấp tín dụng trừ một số trường hợp đặc thù.

Tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng: tăng trưởng tín dụng bền vững, có chọn lọc gắn với hiệu quả thực chất, ưu tiên tăng trưởng tín dụng đối với các khoản tín dụng có hệ số rủi ro thấp. Áp dụng mức lãi suất/phí phù hợp với mức độ rủi ro của khoản tín dụng để cân đối giữa lợi ích thu được với Tài sản tính theo rủi ro tín dụng (RWA). Bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng cần gắn với việc bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác của NHCT để gia tăng doanh thu từ các dịch vụ phi tín dụng. Chính sách, sản phẩm tín dụng phải phù hợp với đặc thù, hành vi tiêu dùng từng vùng miền/khu vực, đặc biệt đối với các phân khúc khách hành bán lẻ, DNVVN. Đẩy mạnh cấp tín dụng theo chuỗi liên kết khép kín, bán chéo sản phẩm giữa các đơn vị kinh doanh.

xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên (như các ngành công nghiệp mũi nhọn, có tiềm năng, lợi thế, giá trị gia tăng cao, ngành chế biến chế tạo, công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu, nông nghiệp công nghệ cao …) để chuyển dịch cơ cấu danh mục tín dụng theo hướng đa dạng hóa, gia tăng hiệu quả thông qua các chính sách giá phù hợp với mức độ rủi ro của khoản tín dụng, giảm mức độ tập trung tín dụng vào các KH/nhóm KH lớn, các dự án bất động sản có quy mô lớn hoặc các ngành/lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro và lĩnh vực phi sản xuất.

Kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng vào các ngành/lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như kinh doanh bất động sản, xử lý rác thải, cho vay chứng khoán, các dự án chuyên biệt, hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp; tăng cường quản lý rủi ro đối với các dự án hợp tác công tư (đặc biệt trong lĩnh vực giao thông), tín dụng tiêu dùng và cho vay phục vụ đời sống. Thận trọng, xem xét khi cấp tín dụng đối với các phương án, dự án gây tác động lớn đến môi trường, xã hội và phải đảm bảo KH có biện pháp giảm thiểu tác động của phương án, dự án đến môi trường, xã hội.

Kiểm soát chặt chẽ cơ cấu cho vay ngoại tệ phù hợp với định hướng và quy định cho vay ngoại tệ của NHNN.

Cấp tín dụng phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của Khách hàng. Nghiêm cấm hành vi cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán hoặc mục đích khác không phù hợp nhưng núp bòng dưới hình thức cho vay tiêu dùng.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH CẤP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BOT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w