với các Dự án BOT
Quá trình thẩm định tín dụng của Ngân hàng để đánh giá và nhận biết một số nội dung như sau: độ tin cậy của Khách hàng vay vốn, đánh giá khả năng trả nợ, mong muốn trả nợ, phương án, tài sản bảo đảm, dòng tiền, các điều kiện khác theo quy định của các tổ chức tín dụng, theo đó trên phương diện thẩm định cần chú ý một số nội dung như sau:
a. Thẩm định điều kiện vay vốn:
Theo quy chế cho vay, Khách hàng đề nghị cấp tín dụng phải thõa mãn các điều kiện sau:
+ Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
+ Có mục đích cấp tín dụng rõ ràng, phù hợp với chính sách tín dụng của Ngân hàng, phải có tính hợp pháp, theo quy định hiện hành về loại tiền vay, định hướng vay theo quy định.
+ Khách hàng có kế hoạch vay vốn có tính khả thi, căn cứ vào lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng với các TCTD như dư nợ vay, doanh số, mức tín nhiệm, quan hệ tiền gửi.
+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cấp tín dụng.
+ Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư khả thi và có hiệu quả … có năng lực quản lý điều hành tốt.
+ Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Pháp luật và NHNN Việt Nam.
b. Thẩm định thời hạn vay vốn:
Tùy thuộc vào đối tượng và mục đích vay vốn, Ngân hàng sẽ thẩm định và thực hiện cho vay theo thời gian phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn và khả năng hoàn trả nợ của Khách hàng tại thời điểm thẩm định. Cụ thể như sau:
+ Ngắn hạn: từ 12 tháng trở xuống + Trung hạn: từ 12 đến 60 tháng
+ Dài hạn: trên 60 tháng nhưng không quá thời gian hoạt động còn lại trên giấy phép thành lập hoặc không quá 15 năm đối với cho vay dự án đầu tư phục vụ đời sống.
c. Thẩm định mức độ tin cậy của hồ sơ vay:
Thông thường danh mục bộ hồ sơ vay vốn gồm có: + Giấy đề nghị vay vốn
+ Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng, chẳng hạn như giấy phép thành lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều kiện hoạt động.
+ Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ hoặc dự án đầu tư. + Thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất. + Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay. + Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết.
+ Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho tổ chức tín dụng. Cán bộ tín dụng xem xét tính chân thực và mức độ tin cậy của các tài liệu mà khách hàng cung cấp.
d. Thẩm định mức cho vay
Mức cho vay tùy thuộc vào từng phương án vay vốn, tuy nhiên giới hạn tín dụng cấp cho một khách hàng và khách hàng và nhóm khách hàng liên quan không vượt quá mức như sau:
Bảng 1.1: Tỷ lệ cấp tín dụng đối với Khách hàng, nhóm Khách hàng liên quan
Tiêu đề Đối tượng Giới hạn so với
vốn tự có
1. Cho vay Một Khách hàng 15%
Nhóm Khách hàng 50%
2. Bảo lãnh Một Khách hàng 25%
Nhóm Khách hàng 60%
3. Cho thuê tài chính Một Khách hàngNhóm Khách hàng 30%80%
Theo quy định các đối tượng sau thuộc diện hạn chế cho vay:
+ Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại Ngân hàng cho vay.
+ Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại Ngân hàng cho vay. + Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng cho vay.
+ Các cổ đông lớn của Ngân hàng.
+ DN có một trong những đối tượng thuộc diện cấm cho vay mà đối tượng này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của DN đó.
Cấm cho vay:
+ Theo quy định các đối tượng sau thuộc diện mà Ngân hàng cấm cho vay: + Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng.
+ Người thẩm định xét duyệt cho vay.
+ Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc).
e. Thẩm định khả năng tài chính
+ Thẩm định độ tin cậy của các báo cáo tài chính, cách hạch toán các khoản mục trên BCTC, vốn tự có tham gia vào phương án/dự án ... Phân tích các tỷ số tài chính để đo lường đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, đánh giá hiện trạng tài chính và xu hướng tài chính của doanh nghiệp để xem xét khả năng trả nợ của DN.
+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết là một trong những điều kiện tiên quyết để xem xét cho khách hàng vay vốn. Đối với khách hàng có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ giúp cho Ngân hàng yên tâm Khách hàng sẽ trả được nợ khi đến hạn.
f. Thẩm định khả năng trả nợ
+ Mặc dù đã thẩm định khả năng tài chính để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, tuy nhiên với cách này chỉ phân tích được các chỉ tiêu tài chính trong quá khứ và hiện tại, trong khi việc thu nợ lại xảy ra trong tương lai. Khả năng trả nợ
trong tương lai của khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào sự khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư. Do đó thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư là công việc rất quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
+ Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh được xem xét trong cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động vì vậy cần đánh giá chính xác và trung thực tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh để đánh giá khả năng thu hồi vốn khi cho vay. Còn đối với dự án đầu tư thì được xem xét trong cho vay trung và dài hạn, cần thẩm định để thấy được khả năng thu hồi vốn của dự án.
g. Thẩm định tài sản bảo đảm nợ vay
Tài sản đảm bảo được coi là nguồn thu nợ thứ 2 của các tổ chức tín dụng khi nguồn thu nợ chính gặp rủi ro. Khách hàng có thể đảm bảo bằng tài sản thế chấp, đảm bảo bằng tài sản cầm cố, đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, đảm bảo bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ 3. Tất cả tài sản có giá trị đều có thể được dùng để đảm bảo tiền vay, tuy nhiên để việc đảm bảo thực sự có hiệu quả thì cần phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm.
+ Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải có giá trị và có thị trường tiêu thụ. + Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay.
+ Do đó việc thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay chính xác, trung thực, thõa mãn các điều kiện trên thì khả năng thu hồi nợ được nâng cao, nếu không thì tài sản đảm bảo nợ vay không thể giúp được gì thêm cho khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng.
h. Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng:
Rủi ro là vấn đề không thể tránh khỏi trong hoạt động cho vay của các NHTM, vì thế để đảm bảo an toàn cho các khoản vay NHTM đã tiến hành thẩm định trước khi cho vay, tuy nhiên việc thu hồi nợ vay và lãi lại xảy ra sau khi cấp tín dụng. Do đó thẩm định tín dụng dù có thực hiện kỹ lưỡng và chuyên nghiệp đến đâu đi chăng nữa cũng khó tránh khỏi sai sót. Không ai có thể đảm bảo chắc rằng việc thu hồi nợ vay diễn ra suôn sẻ một cách tuyệt đối mà không gặp khó khăn gì cho
đến khi khoản vay được hoàn trả đầy đủ.Vì vậy việc ước lượng và có các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng có thể giúp cho nhân viên tín dụng và lãnh đạo ngân hàng tiên lượng được phần nào khả năng thu hồi nợ trước khi cho vay. Để làm được điều này ngân hàng cần phải sử dụng các kỹ thuật phân tích và kiểm soát rủi ro tín dụng như phân tích độ nhạy, phân tích tình huống và phân tích mô phỏng.