Các giải pháp về quản lý thanh khoản

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH CẤP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BOT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 100 - 103)

(i) Tăng cường huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn dài hạn để cân đối nguồn vốn cho các dự án BOT

Một NHTM không thể hoạt động theo nguyên tắc chỉ khi sẵn sàng nguồn vốn có kỳ hạn tương ứng với thời hạn vay mới thực hiện xét duyệt khoản vay. Trên thực tế cần có sự luân chuyển nhịp nhàng giữa các nguồn vốn có kỳ hạn khác nhau được tính toán sao cho tận dụng tối đa số vốn huy động được. Hiện tại, theo quy định của NHNN tại thông tư 36/2014/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng được phép sử dụng 60% lượng vốn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung dài hạn.

Mặc dù hiện tại, Vietinbank Hà Nội đang mua và bán vốn theo mô hình quản lý vốn tập trung tại Trụ sở chính, tuy nhiên, nếu hoạt động với nguồn vốn dài hạn dồi dào sẽ giúp ngân hàng nâng cao uy tín, đảm bảo độ an toàn trong thanh khoản, có thể chủ động cắt giảm chi phí trong trường hợp thiếu hụt nguồn tạm thời.

Do đó, giải pháp đặt ra cho Vietinbank Hà Nội là tăng cường huy động cả nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn, trong đó đặc biệt là nguồn vốn dài hạn vì cơ cấu nguồn vốn dài hạn trong tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh còn hạn chế. Các biện pháp cụ thể có thể áp dụng là:

- Mở rộng mạng lưới các điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm, cơ cấu lại hệ thống phòng giao dịch theo hướng phân bổ tập trung tại các khu vực đông dân cư, có khả năng thu hút nhiều nguồn tiền nhàn rỗi. Với các phòng giao dịch hoạt động không hiệu quả, cần phân tích, tìm ra nguyên nhân để thực hiện bố trí lại cho phù hợp.

- Chú trọng phát triển thương hiệu để tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng, xây dựng hình ảnh chi nhánh chuyên nghiệp, hiện đại, hướng đến khách hàng. Giải pháp này được thực hiện thông qua việc duy trì cơ sở vật chất khang trang, gọn gàng, sạch đẹp; thái độ làm việc của cán bộ tích cực, nghiêm túc, tuân thủ thời gian làm việc, ngoài ra nơi làm việc, đón khách, trang phục nhân viên phải được sắp xếp, bài trí theo bộ nhận diện thương hiệu riêng của Vietinbank.

- Có chính sách lãi suất riêng đối với từng đối tượng khách hàng, thực hiện thỏa thuận lãi suất linh hoạt, duy trì mối quan hệ với các khách hàng có số dư tiền gửi lớn thường xuyên, chủ động tìm hiểu về mức lãi suất áp dụng tại các tổ chức tín dụng khác để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.

- Tăng cường các hình thức để cạnh tranh ngoài lãi suất huy động như: quà tặng, khuyến mãi, phát triển các sản phẩm huy động đa dạng, tiện ích, làm phong phú thêm sự lựa chọn cho khách hàng. Ngoài ra, chất lượng phục vụ cũng cần được cải tiến bằng việc đẩy nhanh tốc độ giao dịch, đơn giản hóa thủ tục, giao dịch viên phải luôn giữ thái độ vui vẻ hòa nhã với khách hàng.

- Quảng bá rộng rãi hình ảnh của Vietinbank nói chung và chi nhánh nói riêng đến với các đối tượng khách hàng thông qua các hình thức tiếp thị như báo chí, truyền hình, tờ rơi….

Để tăng cường nguồn vốn dài hạn cho chi nhánh: nguồn vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế thường hiếm khi có kỳ hạn dài trên 12 tháng do tâm lý đề phòng các nhu cầu phát sinh, do đó, giải pháp tăng cường nguồn vốn dài hạn bằng

cách hợp tác, hay huy động vốn tài trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế (World Bank, IMF...) để nhằm cân đối nguồn vốn cho những dự án vay dài hạn là một giải pháp phù hợp. Tuy nhiên, để lấy được nguồn vốn đó không phải NHTM nào cũng làm được, vì còn liên quan tới quy mô cũng như uy tín của mỗi ngân hàng.

Với mô hình hoạt động bao gồm một phòng khách hàng chuyên phục vụ đối tượng khách hàng FDI và ODA, Vietinbank Hà Nội hiện đã duy trì được mối quan hệ tương đối tốt với các cơ quan quản lý hữu quan quản lý lĩnh vực này. Chi nhánh cũng đã thực hiện nhiều dự án với vai trò đầu mối giải ngân cho vay hộ (không chịu rủi ro tín dụng) đối với các nguồn vốn viện trợ quốc tế như ODA, JICA, JBIC, vốn của Ngân hàng phát triển Á Châu ADB... Vì thế Vietinbank Hà Nội có lợi thế trong huy động các nguồn vốn quốc tế, nguồn vốn từ các doanh nghiệp FDI nếu có một chiến lược phù hợp.

(ii) Tăng cường quản lý rủi ro thanh khoản dựa trên các nguyên tắc cụ thể

Vietinbank Hà Nội nên xây dựng quy trình kiểm soát và quản lý thanh khoản của nội bộ chi nhánh, nhằm đáp ứng kịp thời các nghĩa vụ thanh toán đến hạn, đảm bảo an toàn trong hoạt động, tạo điều kiện giảm thiểu rủi ro thanh khoản cho toàn hệ thống qua quá trình nhận biết, ước tính theo dõi, kiểm soát rủi ro theo chuẩn mực quốc tế. Một số giải pháp có thể thực hiện như sau:

- Lập báo cáo thanh khoản định kỳ: liệt kê các nguồn cung về thanh khoản và nhu cầu thanh khoản trong một thời gian ngắn nhất định. Quản lý thanh khoản ngắn hạn phải được thực hiện căn cứ vào báo cáo độ lệch kỳ hạn, dự đoán các chỉ tiêu chủ yếu trên bảng tổng kết tài sản có ảnh hưởng đến luồng tiền vào – ra, từ đó mà ngân hàng sẽ đưa ra giới hạn thích hợp. Chỉ khi ngân hàng được biết chính xác, kịp thời trạng thái thanh khoản của mình, thì ngân hàng mới có điều kiện quản trị thanh khoản có hiệu quả.

- Thiết lập bộ phận nghiên cứu, dự báo cung cầu thanh khoản, đặc biệt là nhu cầu chi trả tiền gửi có những biến động lớn so với mức bình thường như các khoản chi lớn, các khoản giải ngân vốn vay có quy mô lớn, các khoản thanh toán lớn của khách hàng hoặc kế hoạch gửi tiền của các khách hàng lớn để có ứng xử phù hợp, kịp thời.

thanh khoản tương ứng với những khoản nợ đến hạn trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ trong 7 ngày) để đảm bảo ngân hàng có đủ những tài sản dự trữ thứ cấp có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền để làm tăng vốn khả dụng đáp ứng bất kỳ nhu cầu chi trả nào.

(iii) Kết hợp phát triển dịch vụ ngân hàng tại các trạm thu phí BOT theo hình thức thu phí không dừng để tăng cường kiểm soát nguồn thu.

Chủ trương phát triển dịch vụ thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm BOT đã được Bộ Giao thông vận tải công bố chính thức vào năm 2015. Cách thức vận hành là người sử dụng dịch vụ sẽ thanh toán phí thông qua kết nối giữa tài khoản thanh toán tại ngân hàng và thẻ UBU/E-Tag gắn trên xe. Khi đi qua trạm, sóng radio sẽ tự động nhận diện phương tiện và tiền thu phí sẽ được chuyển ngay về tài khoản của Công ty mở tại ngân hàng, góp phần thúc đẩy phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực cho công tác thu phí. Vì vậy, đề án này rất được chính phủ và các NHTM quan tâm.

Vietinbank Hà Nội với lợi thế là NHTM tài trợ cho nhiều dự án BOT từ Bắc vào Nam, vì vậy, chi nhánh cần có giải pháp làm việc với chủ đầu tư để trở thành ngân hàng cung cấp dịch vụ thu phí cho các trạm, tối thiểu là tại các trạm BOT của dự án mà Vietinbank Hà Nội tài trợ vốn. Nếu làm được điều này, chi nhánh sẽ có thể kiểm soát tốt hơn nguồn thu của dự án, chống thất thoát, minh bạch hóa doanh thu của trạm và tăng nguồn thu phí dịch vụ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH CẤP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BOT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w