Thẩm định về điều kiện vay vốn

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH CẤP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BOT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 44 - 47)

i) Khách hàng có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, cụ thể:

- Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: +Được thành lập hợp pháp;

+Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

+Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

+Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Như vậy, hầu hết tất cả các loại hình doanh nghiệp thành lập theo đúng quy định tại Luật doanh nghiệp đều có tư cách pháp nhân trừ doanh nghiệp tư nhân; Văn phòng đại diện và chi nhánh của tổ chức kinh tế Việt Nam; Văn phòng đại diện và chi nhánh của tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam. Do đó khi thẩm định năng lực pháp luật dân sự của khách hàng doanh nghiệp cần làm rõ:

Doanh nghiệp là pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự. Người đại diện pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự và có năng lực hành vi dân sự.

Riêng doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Căn cứ thẩm định: Hồ sơ pháp lý của khách hàng doanh nghiệp, thường

bao gồm:

- Quyết định thành lập (nếu pháp luật quy định phải có);

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài);

- Điều lệ doanh nghiệp hoặc văn bản pháp lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức;

- Văn bản bổ nhiệm hoặc cử người đứng đầu tổ chức theo quy định của điều lệ tổ chức hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Giấy phép/chứng chỉ hành nghề (ngành nghề theo quy định phải có); - Giấy chứng nhận đầu tư (trường hợp phải có theo quy định);

- Quyết định giao Vốn/Biên bản góp vốn; - Danh sách thành viên sáng lập;

- Văn bản uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật (nếu có); - Các giấy tờ khác (nếu có).

Nội dung thẩm định:

- Tính đầy đủ của hồ sơ pháp lý: Hồ sơ đầy đủ theo danh mục hồ sơ quy định. - Tính hợp lệ của hồ sơ pháp lý: Hồ sơ rõ ràng, không được tẩy xóa, các hồ sơ được sao y, công chứng…theo đúng quy định.

- Tính hợp pháp của hồ sơ pháp lý: Hồ sơ được lập theo đúng thẩm quyền quy định. - Thẩm định tư cách pháp nhân: Làm rõ các nội dung:

+ Tên doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp. +Địa chỉ trụ sở giao dịch.

+Quyết định thành lập, chứng nhận đăng ký kinhdoanh. +Ngành nghề kinh doanh.

+Người đại diện theo pháp luật.

+Vốn điều lệ (mức vốn, thành viên góp vốn). +Thông tin về cơ quan quản lý, công ty mẹ.

+Năng lực quản lý, điều hành của người quản lý doanh nghiệp.

phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

Tất cả các Khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực BOT tại Chi nhánh Hà Nội đều có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

ii) Pháp nhân, chủ Doanh nghiệp tư nhân có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng và thanh toán, tại thời điểm xem xét cấp giới hạn tín dụng:

+ Không còn nợ xấu tại bất cứ Tổ Chức Tín Dụng nào (trừ nợ xấu là nợ khoanh, nợ vay thanh toán công nợ).

+ Không còn nợ tại bất cứ TCTD nào đã được bán cho Công ty TNHH một thành viên quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC)

+ Không còn nợ đã được xử lý rủi ro bằng nguồn dự phòng của Ngân hàng công thương Việt Nam.

+ Không phát sinh các khoản nợ xấu tại Ngân hàng công thương bán nợ (trừ trường hợp bán nợ cho VAMC nhận trái phiếu đặc biệt) trong vòng 5 năm gần nhất.

iii) Pháp nhân, chủ Doanh nghiệp tư nhân mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng công thương Việt Nam và cam kết sử dụng tài khoản này để thực hiện giao dịch thanh toán liên quan đến hoạt động được cấp tín dụng của Khách hàng.

iv) Khách hàng có khả năng tài chính lành mạnh, thông tin tài chính minh bạch đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ với Ngân hàng công thương trong thời hạn được cấp giới hạn tín dụng.

v) Thực hiện các biện pháp bảo đảm phù hợp với quy định cấp tín dụng hiện hành, cụ thể:

+ Trường hợp Khách hàng thuộc phân khúc Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng điều kiện cấp giới hạn tín dụng có bảo đảm một phần:

Tỷ lệ R được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

dụng ngắn hạn và bảo lãnh x BOA (mức cấp tín dụng tối đa so với giá trị định giá TSBĐ theo quy định tại các văn bản về TSBĐ hiện hành của NHCT).

(L) = Số dư tín dụng ngắn hạn (không bao gồm bảo lãnh) + ∑ Số dư bảo lãnh x hệ số quy đổi.

Hệ số quy đổi của các khoản tín dụng được quy định như sau:

a) Các khoản tín dụng được nhân với hệ số quy đổi 0,3 gồm: 1) Bảo lãnh dự thầu; 2) Bảo lãnh bảo hành; 3) Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm.

b) Các khoản tín dụng được nhân với hệ số quy đổi 0,5 gồm: 1) Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; 2) Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước (có hiệu lực từ khi tiền tạm ứng được ghi có đầy đủ vào tài khoản); 3) Bảo lãnh tiền giữ lại.

c) Các khoản tín dụng nhân với hệ số quy đổi là 1,0 gồm: các hình thức cấp tín dụng không thuộc trường hợp a) và b).

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH CẤP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BOT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w