Cụ thể hóa quy trình nhằm hướng dẫn chi tiết thẩm định cấp tín dụng đố

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH CẤP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BOT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 89 - 99)

3.2.3.1. Lựa chọn Khác hàng/nhu cầu cấp tín dụng 3.2.3.1.1. Lựa chọn Khách hàng

- Ưu tiên lựa chọn các dự án có chủ đầu tư là những Tập đoàn, Tổng Công ty kinh tế mạnh, có năng lực về tài chính, có kế hoạch vốn cụ thể cho việc triển khai Dự án, có uy tín, chuyên môn, kinh nghiệm hoạt động đầu tư xây dựng, vận hành công trình cơ sở hạ tầng.

- Trường hợp nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật: NHCT thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng là doanh nghiệp dự án.

- Trường hợp nhà đầu tư trực tiếp thực hiện dự án đối với các dự án áp dụng loại hợp đồng BT hoặc dự án nhóm C hoặc trường hợp khác có quy định nhà đầu tư là đối tượng được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật: NHCT thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng là nhà đầu tư.

- Ưu tiên lựa chọn các nhà đầu tư có uy tín, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý và/hoặc thi công các công trình giao thông, có đủ năng lực tài chính tham gia vốn tự có vào dự án theo tỷ lệ vốn đã cam kết với NHCT; không bị mất cân đối vốn trong một năm gần nhất tính đến thời điểm đề nghị cấp tín dụng.

Lưu ý không cấp tín dụng với: i) Các dự án có thủ tục pháp lý chưa đầy đủ hoặc dự án đầu tư dưới hình thức hợp đồng BOT trên tuyến đường độc đạo và không có con đường khác thay thế, ii) Các chủ đầu tư có phát sinh nợ nhóm 2 tại NHCT và các TCTD khác trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm thẩm định; phát sinh nợ xấu tại NHCT và các TCTD khác trong 24 tháng tính đến thời điểm thẩm định.

3.2.3.1.2. Lựa chọn nhu cầu cấp tín dụng

- Lựa chọn các Dự án BOT có hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn nhanh và chắc chắn, điều kiện thực hiện Dự án khả thi, thuận lợi, thuộc quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành vùng, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Đối với các Dự án BOT giao thông, tập trung vào các Dự án được triển khai tại các tuyến đường huyết mạch, chỉ đầu tư vào các dự án tỉnh lộ, đường giao thông khác khi nắm chắc được quy hoạch vùng và lưu lượng dự kiến.

3.2.3.2. Nội dung thẩm định chi tiết đối với các Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực BOT

3.2.3.2.1. Hồ sơ pháp lý của Dự án BOT

Hồ sơ pháp lý là yếu tố quan trọng đầu tiên cần rà soát kỹ lưỡng khi thẩm định cấp tín dụng đối với Dự án BOT. Hồ sơ pháp lý bao gồm các văn bản chính thức như: (i) Hợp đồng BOT ký giữa Doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, (ii) Văn bản pháp lý của cơ quan có thẩm quyền cấp cho Doanh nghiệp thực hiện Dự án (trường hợp thành lập doanh nghiệp dự án), (iii) Các tài liệu khác phục vụ cho việc thẩm định Dự án. Trong đó, một số nội dung cần lưu ý đối với Hợp đồng BOT và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp như sau:

a. Hợp đồng BOT

- Nội dung Hợp đồng BOT:

Trong các hồ sơ pháp lý của Dự án, Hợp đồng BOT là cơ sở pháp lý quan trọn nhất, tiền đề cho việc hình thành Doanh nghiệp BOT và ký kết các Hợp đồng liên quan để thực hiện Dự án. Trong nội dung Hợp đồng BOT cần lưu ý một số điều khoản sau:

Trách nhiệm, quyền hạn của các bên ký Hợp đồng: các quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp Dự án được thỏa thuận theo một trong các cách thức sau: i) Doanh nghiệp Dự án, sau khi được thành lập, ký Hợp đồng Dự án để cùng với Chủ đầu tư thành một bên Hợp đồng dự án; hoặc ii) Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Chủ đầu tư và Doanh nghiệp Dự án ký kết văn bản cho phép Doanh nghiệp Dự án tiếp nhận và thực hiện các quyền, nghĩa vụ của Chủ đầu tư theo quy định tại Hợp đồng Dự án. Văn bản này là một bộ phận không tách rời của Hợp đồng Dự án.

Điều kiện điều chỉnh giá, phí hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu của Khách hàng: nên quy định cụ thể nội dung này trong Hợp đồng BOT để tăng tính khả thi về nguồn thu và khả năng trả nợ của Khách hàng trong quá trình vay vốn.

Điều khoản ràng buộc trách nhiệm của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp Dự án bị kéo dài thời gian triển khai xây dựng do yếu tố khách quan (VD: địa phương không bàn giao đủ mặt bằng, bàn giao chậm trễ) thì Doanh nghiệp được phép: (i) thu phí hoàn vốn đúng thời điểm thỏa thuận; (ii) tăng thời gian thu phí để hoàn phần chi phí tăng thêm; (iii) được đền bù bằng các quyền lợi hợp khác …

- Thẩm quyền ký kết Hợp đồng BOT:

Về phía cơ quan Nhà nước: Thẩm quyền ký kết và thực hiện Hợp đồng dự án phải đảm bảo phù hợp với quy định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Theo đó, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện Hợp đồng Dự án là các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đối với các Dự án nhóm B và nhóm C, Bộ, ngành được ủy quyền cho tổ chức thuộc Bộ, ngành; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan chuyên môn của mình hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ký kết và thực hiện Hợp đồng.

Về phía Doanh nghiệp: thẩm quyền ký kết Hợp đồng phải phù hợp với Luật Doanh nghiệp và Điều lệ hoạt động của Công ty. Khách hàng phải cung cấp đầy đủ văn bản thể hiện thẩm quyền đại diện và ký kết hợp đồng của người được ủy

quyền cho NHCT.

b. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Đối với Doanh nghiệp thực hiện Dự án BOT, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải đăng ký ngành nghề phù hợp với việc thực hiện Dự án.

3.2.3.2.2. Năng lực Khách hàng

Hệ thống pháp lý đối với Dự án BOT chưa có các tiêu chí rõ ràng để xác định Chủ đầu tư tốt, nhiều trường hợp lựa chọn thông qua chỉ định thầu, Chủ đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án có năng lực thấp (vốn chủ sở hữu thấp, chưa có nhiều kinh nghiệm trong đầu tư, quản lý điều hành, tổ chức thực hiện …).

Vì vậy, trong quá trình thẩm định, cần đánh giá kỹ năng lực thực hiện của Chủ đầu tư (đặc biệt với trường hợp chỉ định thầu) thông qua đánh giá năng lực, kinh nghiệm quản trị, điều hành của các cổ đông/thành viên chủ chốt trong Doanh nghiệp, năng lực về nhân sự (số lượng, trình độ/ngành đào tạo liên quan đến lĩnh vực thực hiện Dự án), tài sản và máy móc thiết bị phục vụ thi công (trong trường hợp chủ đầu tư/doanh nghiệp dự án trực tiếp thi công dự án).

3.2.3.2.3. Tổng mức đầu tư

Đặc điểm chung của hầu hết các Dự án BOT là tổng vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn khá dài. Do đó, cần hết sức cẩn trọng khi thẩm định tổng mức đầu tư thực hiện của Dự án. Nội dung thẩm định thẩm định tổng mưc đầu tư cần xem xét kỹ lưỡng các yếu tố sau:

- Xác định tổng vốn đầu tư:

 Đối với Dự án có hoạt động xây dựng: Tổng vốn đầu tư là tổng mức đầu tư xây dựng được xác định theo quy định pháp luật về đầu tư xây dựng và vốn lưu động ban đầu để đưa dự án vào khai thác, vận hành theo tiêu chuẩn, kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 Đối với Dự án không có hoạt động đầu tư xây dựng: tổng vốn đầu tư là toàn bộ các chi phí đầu tư để đưa Dự án vào khai thác, vận hành và chi phí vận hành dự án trong năm đầu tiên được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 Nguồn vốn đầu tư của Nhà nước hỗ trợ thực hiện dự án không tính vào tổng vốn đầu tư khi xác định tỷ lệ vốn chủ sở hữu.

+ Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án bao gồm vốn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính Phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.

hiện các hoạt động sau đây: (i) Góp vốn để hỗ trợ xây dựng công trình đối với Dự án có hoạt động kinh doanh, thu phí từ người sử dụng, nhưng khoản thu không đủ để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận; (ii) Hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư.

+ Vốn đầu tư của Nhà nước sử dụng tại điểm (i) nói trên chỉ được sử dụng để tham gia thực hiện Dự án do bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh đề xuất hoặc dự án thuộc đối tượng sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.

- So sánh suất đầu tư của Dự án với suất đầu tư của Dự án tương tự tại tập suất đầu tư mới nhất của Bộ Xây dựng công bố (lưu ý: suất đầu tư Bộ Xây dựng không cập nhật giá cả nguyên vật liệu và chỉ bao gồm các chi phí thông thường không bao gồm các chi phí đặc biệt như xử lý sụt lún, do đó khi thẩm định cần xem xét điều chỉnh phù hợp).

- Nghiên cứu đặc điểm địa hình, địa chất của địa phương nơi triển khai dự án để xác định sự hợp lý của chi phí đền bù giải phóng mặt bằng (quyết định về đơn giá đất, đơn giá đền bù công trình, vật kiến trúc và hoa mầu trên đất, các chi phí hỗ trợ di dời, tái định cư, thất nghiệp, …).

- Đánh giá việc tính toán các chi phí nguyên vật liệu chính.

- Tính toán các phần chi phí tư vấn, quản lý dự án, chi phí dự phòng theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng và các văn bản có liên quan.

- Đánh giá khả năng phát sinh tăng của các chi phí đền bù, giải tỏa, lãi vay, nguyên liệu, trượt giá ngoại tệ (trong trường hợp thuê nhà thầu nước ngoài). Trong đó:

Chi phí lãi vay: đối với nhiều dự án BOT, do vốn góp ít, phụ thuộc chỷ yếu vào nguồn vốn vay nên lãi phát sinh lớn, làm tăng đáng kể tổng mức đầu tư.

Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng và chi phí tái định cư trong trường hợp Doanh nghiệp dự án thanh toán được tính vào tổng vốn đầu tư của Dự án. Tuy nhiên, lưu ý trường hợp nguồn vốn thuộc Ngân sách Nhà nước được sử dụng để xây dựng công trình phụ trợ, tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư hoặc thực hiện các công việc khác nhằm hỗ trợ thực hiện dự án thì những chi phí này sẽ được loại ra khỏi tổng mức đầu tư để xác định giá trị và tỷ lệ vốn vay Ngân hàng của Chủ đầu tư so với tổng mức đầu tư (nội dung này quy định cụ thể tại Hợp đồng BOT và các quyết định phê duyệt dự án).

thi công trong thời gian kéo dài (thông thường từ 2 năm trở lên) nên cần lưu ý đánh giá thêm rủi ro trượt giá.

3.2.3.2.4. Vốn chủ sở hữu tham gia Dự án

- Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu:

Chủ đầu tư hoặc Doanh nghiệp dự án phải tự thu xếp các nguồn vốn để thực hiện Dự án theo thỏa thuận tại Hợp đồng dự án. Hiện nay, rất nhiều dự án Chủ đầu tư có năng lực tài chính thấp, không đáp ứng yêu cầu về vốn chủ sở hữu tham gia dự án, phụ thuộc nhiều vào vốn vay, áp lực trả lãi vay rất lớn. Vì vậy, cần lưu ý đánh giá khả năng tham gia vốn thực có của Nhà đầu tư bảo đảm phù hợp với quy định của NHCT và pháp luật.

- Cân đối nguồn vốn chủ sở hữu:

Đối với các Chủ đầu tư đang thực hiện nhiều dự án , cần bóc tách cụ thể nguồn vốn để thực hiện dự án BOT, đồng thời đảm bảo tổng số vốn chủ sở hữu đáp ứng đủ cho toàn bộ số vốn chủ sở hữu nhà đầu tư cam kết thực hiện cho tất cả các dự án theo quy định. Trường hợp góp vốn theo tiến độ để triển khai dự án , yêu cầu Khách hàng chuyển số tiền góp vốn về tài khoản của Khách hàng tại NHCT để quản lý, giám sát, thực hiện thanh toán trước hoặc song song với vốn vay Ngân hàng trong quá trình giải ngân thanh toán các chi phí phát sinh của Dự án.

Thông thường, để được lựa chọn là chủ đầu tư dự án BOT, các Doanh nghiệp/liên danh phải có kế hoạch rất cụ thể về vốn tự có, thậm chí phải nộp đủ vốn tự có sau một số ngàu kề từ khi ký tắt Hợp đồng BOT mới được ký Hợp đồng BOT chính thức. Do vậy ngay khi tiếp cận, nên đàm phán với Khách hàng: (i) trước khi giải ngân chuyển toàn bộ vốn tự có tham gia dự án vào tài khoản mở tại NHCT và NHCT kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng số tiền này, đảm bảo chỉ được sử dụng duy nhất vào mục đích đầu tư Dự án (không để Khách hàng rút tiền ra khỏi tài khoản để sử dụng mục đích khác); và/hoặc (ii) phân kỳ (giai đoạn) đầu tư và trước mỗi kỳ (giai đoạn) đầu tư phải chuyển đủ vốn tự có tham gia vào kỳ đó vào tài khoản và tuân thủ như đã nêu ở trên.

Lưu ý: việc góp vốn tự có theo phân kỳ (giai đoạn) chỉ nên thực hiện trong trường hợp Doanh nghiệp được quyền thu phí ngay sau khi phân kỳ (giai đoạn) đầu tiên để hạn chế một phần rủi ro Khách hàng không đủ năng lực tài chính để góp vốn trong phân kỳ (giai đoạn) tiếp theo trong khi NHCT đã giải ngân vốn vay.

- Cam kết góp vốn: Để hạn chế rủi ro trong việc các cổ đông không góp đủ vốn tham gia dự án, nên bổ sung yêu cầu trước khi ký Hợp đồng tín dụng: “Khách hàng cung cấp văn bản thỏa thuận của các cổ đông cam kết thực hiện quyền và nghĩa vụ góp vốn thay cho nhau trường hợp có cổ đông không đủ năng lực tài chính góp vốn điều lệ”.

3.2.3.2.5. Hiệu quả Dự án

- Khả năng hoàn vốn đầu tư của Dự án BOT phụ thuộc rất lớn vào việc thu phí khi Dự án hoàn thiện và đi vào khai thác (dự án cầu đường là lưu lượng xe qua trạm thu phí, dự án BOT khác căn cứ vào diện tích bán, cho thuê, dịch vụ khác …). Nhiều dự án đầu tư xong không được khai thác hoặc bị san sẻ doanh thu dẫn tới không đảm bảo hiệu quả như dự kiến do có một/một số dự án tương tự khác được thực hiện ở gần đó. Vì vậy, khi thẩm định cần khảo sát và khai thác kỹ thông tin về Dự án tương tự đã/đang triển khai ở các khu vực lân cận; bám sát quy hoạch mạng lưới giao thông tại địa phương và toàn quốc. Đối với các Dự án xây dựng cầu đường cần thận trọng xem xét hiệu quả khi mức thu phí dự kiến quá cao/có nhiều trạm thu phí lân cận trong khi các Doanh nghiệp vận tải, tài xế có thể lựa chọn đường tránh khác.

- Khi thẩm định hiệu quả tài chính của Dự án cần xem xét kỹ các thông số:

Vòng đời của Dự án: lưu ý tình trạng một số Dự án có suất đầu tư quá cao, thời gian thu phí quá dài vượt cả chu kỳ tuổi thọ của công trình, chưa hết thời gian thu phí đã phải xây dựng mới lại công trình.

Công suất khai thác: thời gian khai thác, quy mô, dự báo lưu lượng giao thông. Với những Dự án lớn hoặc các cung đường ở vị trí xa, ít thông tin đánh giá, nên xem xét thuê đơn vị kiểm đếm lưu lượng có uy tín, hoặc Chi nhánh trực tiếp đi kiểm đếm lưu lượng ít nhất trong 3 ngày liên tiếp.

Doanh thu của Dự án: được tính toán căn cứ Hợp đồng BOT, ví dụ: đối với Dự án BOT cầu, đường thì căn cứ lưu lượng xe đi qua trạm thi phí với tiêu chí

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH CẤP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BOT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 89 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w