Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH CẤP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BOT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 103 - 108)

- Xây dựng được giới hạn cấp tín dụng và các quy định cụ thể hoạt động cấp tín dụng BOT trong toàn hệ thống. Đến nay, các định hướng của NHCT mới dừng lại ở các văn bản mang tính chất chỉ đạo chung, các lưu ý trong quá trình cấp tín dụng, các hoạt động báo cáo thường kỳ chứ chưa thực sự được xây dựng thành quy trình, mô hình cụ thể. Vì vậy, để tăng cường thẩm định cấp tín dụng DA BOT, NHCT cần xây dựng giới hạn cho vay lĩnh vực này trong từng thời điểm để quản lý tại từng chi nhánh. Đồng thời, ban hành những quy chế, hướng dẫn cụ thể hơn trong việc thẩm định, quản lý khoản vay, định giá tài sản đảm bảo

cho DA BOT.

- Do tính chất đặc thù của khoản vay BOT, kiến nghị NHCT chỉ đạo bộ phận Pháp chế tham gia tư vấn, soạn thảo các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp để đảm bảo quyền và lợi ích của NHCT (việc tư vấn phải đưa vào quy trình cấp tín dụng thay vì dựa trên đề nghị từng khoản vay của chi nhánh). Khối quản lý rủi ro và Khối KHDN tại TSC cần phối hợp hơn nữa trong ghi nhận những vướng mắc, đề xuất trong quá trình cho vay để kiến nghị lên các cơ quan ban ngành có liên quan kịp thời ban hành cơ chế.

- Phát triển công nghệ thông tin ngân hàng, ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiên cứuhoàn thiện hệ thống công cụ đo lường rủi ro tín dụng.

Liên quan đến hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ, NHCT nên nghiên cứu để cụ thể hóa hơn nữa bộ chỉ tiêu chuyên biệt khi đánh giá mức độ rủi ro của các doanh nghiệp thực hiện dự án BOT do đây là lĩnh vực tài trợ đặc biệt cùng với cho vay kinh doanh bất động sản, chứng khoán đã được NHNN và các cơ quan thanh kiểm tra cảnh báo rủi ro liên tục trong những năm gần đây

KẾT LUẬN

Việc phát triển hạ tầng giao thông là một trong những giải pháp quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam. Xuất phát từ thực tế Ngân sách Nhà nước hạn hẹp, nhu cầu đầu tư các Dự án phát triển hạ tầng giao thông của các địa phương tương đối lớn, nên việc sử dụng nguồn vốn của các TCTD tài trợ cho các Dự án BOT phổ biến trong những năm gần đây.

Từ năm 2017 đến năm 2019, giới hạn cấp tín dụng và dư nợ cho vay lĩnh vực BOT tại NHCT có sự tăng trưởng và Vietinbank đã trở thành một trong số những Ngân hàng tài trợ vốn lớn trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh Dự án BOT trong hệ thống các NHTM tại Việt Nam. Chi nhánh TP Hà Nội là Chi nhánh đứng đầu hệ thống NHCT về việc tài trợ vốn trong lĩnh vực này.

Hoạt động kinh doanh của các NHTM chịu nhiều rủi ro và thách thức đặc biệt là việc cấp tín dụng cho các Dự án BOT. Đây là lĩnh vực tài trợ cần số vốn tham gia lớn, thời hạn cho vay dài như các dự án BOT, còn nhiều hạn chế trong quá trình thẩm định cấp tín dụng, các tiêu chí liên quan đến thẩm định chưa được đầu tư xây dựng một cách thỏa đáng và chuyên nghiệp. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài:

“Hoàn thiện thẩm định cấp tín dụng đối với Doanh nghiệp BOT tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hà Nội”. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đã giải quyết được những nội dung như sau:

Một là, tổng hợp và phân tích một số lý thuyết về cơ sở lý luận về thẩm định cấp tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng đối với Dự án BOT của NHTM.

Hai là, dựa trên thực trạng hoạt động cấp tín dụng dự án BOT tại Vietinbank Hà Nội; các quy trình cấp tín dụng và các biện pháp đã triển khai trong quá trình thẩm định cấp tín dụng để đánh giá ưu nhược điểm cũng như nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế của công tác cấp tín dụng.

Ba là, đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện cấp tín dụng đối với Doanh nghiệp BOT tại Vietinbank Hà Nội.

Việc hoàn thiện công tác thẩm định cấp tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng dự án BOT của Vietinbank Hà Nội nói riêng và hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam nói chung để hoạt động cấp tín dụng được an toàn và bền vững hơn chính là góp phần giải quyết bài toán nguồn vốn để phát triển hạ tầng giao thông, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các địa phương.

1. Basel Committee on Banking Supervision (2006), The Basel II Risk Parameters - Estimation, Validation, Stress Tesing with Applications to Loan Risk Management, Johnwiley & Son, Inc, Australia.

2. Clifford Chance (1991), Project Finance, IFR Publishing, London.

3. Lưu Thị Hương (2004), Thẩm định tài chính dự án, NXB Tài chính, Hà Nội 4. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hà Nội (2014,

2015, 2016), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, Hà Nội.

5. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2014, 2015, 2016), Báo cáo tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực giao thông và các dự án BOT, BT, BTO, Hà Nội. 6. Quyết định số 550/QĐ-TGĐ-NHCT35 ngày 09/03/20117 về ban hành quy định

cụ thể chính sách cấp và quản lý giới hạn tín dụng đối với phân khúc KHDN. 7. Văn bản số 6509/TGĐ-NHCT9 về một số vấn đề lưu ý liên quan đến cấp tín

dụng cho các Dự án BOT tại NHCT.

8. Nguyễn Thị Thu Hằng (2012), Tài trợ dự án xây dựng kết cấu hạ tầng dưới hình hình BOT tại Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội 9. Peter Collin, P. H. Collin (1991), Dictionary of Banking & Finance, Publishing 10. Chính phủ (2015), Nghị định 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về đầu tư theo

hình thức đối tác công tư.

11. Bộ tài chính (2016), Thông tư số 55/2016/TT-BTC ngày 23/03/2016 quy định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư.

12. Quyết định số 552/QĐ-TGĐ-NHCT35 ngày 09/03/2017 về ban hành quy định cụ thể hoạt động cho vay đối với phân khúc KHDN.

13. Quyết định số 273/2018/QĐ-TGĐ-NHCT9 ngày 31/12/2018 về việc ban hành quy định thẩm quyền tín dụng đối với Khách hàng.

14. Quyết định 003/2019/QĐ-TGĐ-NHCT9 ngày 01/01/2019 về việc ban hành quy trình quản lý tín dụng đối với Khách hàng.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH CẤP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BOT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w