Thẩm định khả năng trả nợ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH CẤP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BOT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 63 - 67)

Để thẩm định khả năng trả nợ của Dự án Ngân hàng cấp tín dụng cần các định được các dòng tiền của Dự án bao gồm: (i) Dòng tiền đầu tư ban đầu, (ii) Dòng tiền hoạt động và (iii) Dòng tiền kết thúc dự án.

Dòng tiền đầu tư ban đầu được xác định bằng tổng số tiền đầu tư khách hàng phải chi ra trong giai đoạn dự án chưa đi vào hoạt động và chưa có doanh thu.

Dòng tiền ròng hoạt động kinh doanh hàng năm được xác định theo 01 trong 02 cách sau:

o Cách 1 (phương pháp trực tiếp):

Dòng tiền hoạt động ròng hàng năm = Doanh thu bằng tiền - Chi phí hoạt động bằng tiền (không bao gồm chi phí lãi vay và chi phí khấu hao) - Chi phí bằng tiền khác - Chi tiền nộp thuế (thu nhập doanh nghiệp)

o Cách 2 (phương pháp gián tiếp):

Dòng tiền hoạt động ròng hàng năm = Lợi nhuận sau thuế của dự án + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí trả lãi tiền vay -/+ tăng/giảm nhu cầu vốn lưu động +/- các thay đổi khác (lỗ/ lãi chênh lệch tỷ giá; các khoản trích dự phòng...)

Đối với dự án nhỏ, đơn giản, dòng tiền hoạt động ròng hàng năm có thể ước tính như sau:

Dòng tiền hoạt động ròng hàng năm = Lợi nhuận + khấu hao + lãi vay

- Dòng tiền kết thúc dự án (dòng tiền thanh lý tài sản) xuất hiện vào năm cuối cùng của vòng đời dự án.

Dòng tiền thanh lý = Thu từ việc thanh lý TSCĐ - Chi từ việc thanh lý TSCĐ

không gồm thuế - [(Doanh thu thanh lý TSCĐ - Chi phí thanh lý TSCĐ bao gồm giá trị còn lại của TSCĐ và các chi phí phát sinh) * thuế suất thuế TNDN] + giá trị vốn lưu động ròng được phục hồi

- Đối với các dự án không trực tiếp tạo ra doanh thu, để xác định tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án, cán bộ thẩm định cần căn cứ vào dự báo tình hình sản xuất kinh doanh và dòng tiền của cả doanh nghiệp trong các năm tiếp theo.

- Chỉ ghi nhận dòng tiền những khoản thực thu, thực chi (trừ chi phí cơ hội và tác động ngoại biên vẫn được xem xét đưa vào dòng tiền). Doanh thu điều chỉnh với chênh lệch các khoản phải thu trong kỳ để xác định khoản thực thu trong kỳ. Tương tự, chi phí điều chỉnh với chênh lệch các khoản phải trả trong kỳ để xác định khoản thực chi trong kỳ.

Theo đó, để đánh giá hiệu quả tài chính đồng thời đánh giá được khả năng trả nợ khi thẩm định Dự án, Ngân hàng cấp tín dụng dựa vào một số chỉ tiêu sau:

Xác định khả năng trả nợ của dự án trên cơ sở so sánh dòng tiền ròng và kế hoạch trả nợ của dự án:

Bảng 2.10: Cân đối dòng tiền trả nợ

Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm …

1. Dòng tiền ròng (theo quan điểm tổng vốn đầu tư) 2. Dự kiến trả nợ hàng năm (căn cứ vào kế hoạch trả nợ của Dự án)

3. Cân đối trả nợ (1 -2) Nhận xét:

+ Cân đối nguồn trả nợ lớn hơn hoặc bằng 0 – Dự án có khả năng trả nợ đúng hạn.

+ Cân đối nguồn trả nợ nhỏ hơn 0 – Dự án không có khả năng trả nợ đúng hạn. Đo lường khả năng trả nợ vay hàng năm của Dự án (Debt Service Coverage Ratio – DSCR) theo lịch trả nợ đã xác định:

DSCRt = Dòng tiền sẵn có để trả nợ*

Nợ gốc trung, dài hạn phải trảt + Lãi vay trung, dài hạnt

*Dòng tiền sẵn có để trả nợ = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao + Lãi vay + ∆VLĐ.

• DSCRt ≥ 1 DA có khả năng trả nợ đúng hạn

• DSCRt < 1 DA không có khả năng trả nợ đúng hạn

Đo lường năng lực trả nợ của dự án trong toàn bộ thời hạn của khoản vay (Loan Life Cover Ratio – LLCR)

LLCR= Giá trị hiện tại của dòng tiền sẵn có để trả nợ với LSCK là chi phívốn vay bình quân Tổng dư nợ

Nhận xét:

• LLCRt ≥ 1 DA có khả năng thanh toán các khoản nợ vay • LLCRt < 1 DA không có khả năng thanh toán các khoản nợ vay

+ Chỉ tiêu Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value - NPV): Dự án được lựa chọn cho vay khi NPV>=0 (thoả mãn được kỳ vọng của chủ đầu tư và trả nợ gốc, lãi vốn vay). Tuy nhiên, lợi nhuận luôn gắn với rủi ro mà Ngân hàng quyết định cho vay với mục tiêu thu hồi được vốn vay. Do đó không phải bất kỳ dự án nào có NPV cao hơn sẽ được NH chấp thuận cho vay.

+ Tỷ suất sinh lời nội bộ (Internal Rate of Return - IRR): Dự án được lựa chọn cho vay khi IRR>= WACC.

+ Thời gian hoàn vốn (Payback period - PBP): Dự án có hiệu quả khi thời gian hoàn vốn (có chiết khấu) ngắn hơn vòng đời của dự án. Ngân hàng thường yêu cầu chủ đầu tư dành nguồn thu của dự án để ưu tiên trả nợ vay, do đó thời hạn cho vay thường ngắn hơn thời gian hoàn vốn của dự án.

Toàn bộ các khoản vay dự án đều có nguồn trả nợ từ hoạt động thu phí giao thông, ngoài ra không có nguồn thu chính thức khác. Tính đến hết năm 2019, đã có một số dự án bàn giao đưa vào thu phí như dự án hầm đường bộ Đèo Cả, dự án nâng cấp quốc lộ 19 (đoạn Bình Định – Gia Lai), dự án cầu Đồng Nai và tuyến tránh hai đầu cầu, dự án cải tạo Quốc lộ 1A đoạn Phan Thiết – Đồng Nai, Dự án cải tạo nâng cấp QL 18 đoạn Bắc Ninh, Uông Bí, Dự án xây dựng công trình tuyến cao tốc Bắc Giang, Lạng Sơn … Tuy nhiên các Dự án đưa vào vận hành có doanh số thu phí hầu hết thấp hơn nhiều so với phương án tài chính đã quy định tại Hợp đồng

BOT. Cụ thể: Dự án đầu tư QL18 đoạn Bắc Ninh – Uông Bí đạt 50% doanh thu, Dự án hầm đường bộ Đèo Cả đạt 60% doanh thu, Dự án hầm Cù Mông đạt 55% doanh thu … Phần lớn trong Hợp đồng BOT đều quy định cứ 3 năm tăng giá vé 1 lần, mỗi lần tăng 18%, tuy nhiên trên thực tế việc tăng giá vé theo lộ trình của các Dự án chưa được thực hiện, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của Khách hàng cho Ngân hàng. DAĐT cải tạo quốc lộ 1 đoạn Phan Thiết – Đồng Nai của Tổng Công ty 319: doanh thu khảo sát của cơ quan thanh tra sau 5 tháng, doanh thu bán vé trước thuế bình quân thực tế chỉ đạt 13,6 tỷ đồng, tương đương 163,8 tỷ đồng/năm, thiếu 24,4 tỷ đồng/năm so với phương án tài chính.

Một số dự án đi vào hoạt động và có quyết định phải điều chỉnh giảm mức phí làm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của dự án so với phương án tài chính ban đầu, ảnh hưởng đến hiệu quả dòng tiền, dẫn đến nguy cơ khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo dự kiến.

- Dự án xây dựng hầm đường bộ Đèo Cả của CTCP đầu tư Đèo Cả: đã thực hiện giảm phí tại trạm thu phí Bàn Thạch (theo Thông tư số 131/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 15/08/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ để hoàn vốn đầu tư xây dựng trạm thu phí Bàn Thạch)

- Dự án nâng cấp quốc lộ 19 của Tổng công ty 36: Ngày 03/09/2015, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Định đã có văn bản đề nghị Tổng cục Đường bộ xem xét, có ý kiến đề nghị Bộ nghiên cứu giảm mức phí qua Trạm BOT Km 49+550 (vé quý đề nghị giảm 50%, vé tháng giảm 40%, vé lượt trong phạm vi cách trạm 3km giảm 20%).

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH CẤP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BOT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w