NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘ
3.2.2. Nâng cao công tác thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản bảo đảm
định tài sản bảo đảm
tài sản bảo đảm
Trong hoạt động cho vay, công tác thẩm định KH và thẩm định TSBĐ của KH đóng vai trò rất quan trọng trong kết quả kinh doanh của hoạt động cho vay. Chính vì vậy, để hoạt động cho vay KHCN được hiệu quả, Ngân hàng TMCP Quân đội cần nâng cao hơn nữa hiệu quả và chất lượng trong quá trình thẩm định, ngoài ra cần có sự phối hợp và trao đổi thông tin với những Công ty thẩm định giá có uy tín, thường xuyên cập nhật thông tin thị trường và biến động giá trị tài sản, đa dạng hóa hơn nguồn thông tin tham khảo giá trị tài sản, thẩm định cần chi tiết hơn thông tin TSBĐ, như mặt cắt tài sản, mặt cắt ngõ tài sản, vị trí bao nhiêu theo quy định của nhà nước, …,thông tin quy hoạch, lịch sử giao dịch của tài sản… để có những đánh giá khách quan và chính xác hơn về TSBĐ.
Bên cạnh đó, ngoài công tác thẩm định tài sản bảo đảm thì thẩm định khách hàng cũng rất quan trọng. Theo quan niệm tín dụng hiện đại, việc cho vay đối với khách hàng không chỉ dựa vào tài sản thế chấp mà còn phải dựa vào uy tín của KH, mục đích vay cũng như nguồn trả nợ và dòng tiền hàng tháng của khách hàng, đánh giá nhân thân, tư cách, pháp lý, phương án trả nợ và lịch sử vay vốn của khách hàng.
Thứ hai, thực hiện nghiêm túc công tác định kỳ kiểm tra và đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm
Trong cơ cấu dư nợ KHCN của MB thì cho vay có TSBĐ chiếm trên 96%, và phần lớn TSBĐ là bất động sản (50%), 50% dư nợ có TSBĐ còn lại là oto và giấy tờ có giá. Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, khi mà giá bất động sản đặc biệt là nhà dự án trong quá trình hình thành đang ngày càng được đẩy lên cao, thì việc hàng kỳ (theo quy định là 12 tháng) kiểm tra thực tế tài sản có hỏng hóc, sửa chữa hay mua bán chuyển nhượng, có biến động lớn về giá trị, có bị đưa vào quy hoạch,…và định giá lại giá trị TSBĐ sẽ giúp CVQHKH kiểm soát được chất lượng khoản vay, giảm thiểu rủi ro và đưa ra hướng xử lý phù hợp ngay khi có phát sinh xảy ra.
Đối với những TSBĐ mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm, MB nên yêu cầu KH phải mua bảo hiểm, việc thẩm định TSBĐ lại càng phải được thực hiện chặt chẽ, kỹ lưỡng. Kết quả thẩm định là cơ sở để KH mua bảo hiểm với mức phù hợp. Việc quản lý TSBĐ dù tốt cũng có thể gặp rủi ro như lũ lụt, lốc bão, cháy nổ đối với TSBĐ là bất động sản, hay tai nạn hỏng hóc, mất mát,… đối với TSBĐ là động sản. Khi đó công ty bảo hiểm sẽ đứng ra thanh toán những tổn thất xảy ra đối với TSBĐ. Việc mua bảo hiểm cho TSBĐ cũng là biện pháp nhằm hạn chế rủi ro cho NH để bảo đảm khoản vay, điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm quy định đơn vị thụ hưởng đầu tiên là MB.