NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘ
3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại MB
Thứ nhất, thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay
Công tác cho vay tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, vì vậy để giảm thiểu rủi ro, MB không những phải thẩm định kỹ càng KH mà còn cần phải quan tâm hơn đến công tác kiểm tra sử dụng vốn sau cho vay nhằm đảm bảo đồng vốn mà NH tài trợ được đầu tư đúng mục đích và không trái với quy định của pháp luật, trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả đồng vốn đầu tư. CVQHKH phải luôn ở thế chủ động, giám sát hoạt động, tình trạng công việc và thu nhập của KH. Một số công tác kiểm tra, giám sát cụ thể như sau:
Đối với cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh: Cần theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh tại cơ sở sản xuất kinh doanh của KH; theo dõi những biến động về thị trường đầu ra và đầu vào của ngành nghề mà KH kinh doanh, của TSBĐ, nếu thấy có dấu hiệu sụt giảm giá trị TSBĐ, NH cần triển khai các biện pháp bổ sung để đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định.
Đối với cho vay mục đích khác: Theo dõi chặt chẽ tình trạng công tác, mức thu nhập hàng tháng, những biến động liên quan đến sức khỏe, công việc, gia đình của chủ thể vay vốn. Những khoản vay trung hạn định kỳ phải có biện pháp kiểm tra sử dụng vốn, tài sản đảm bảo, tình hình trả nợ gốc các kỳ …
Ngoài công tác giám sát do CVQHKH tiến hành, MB cần phải tăng cường tổ chức kiểm tra, kiểm soát nội bộ NH. Nhiệm vụ của bộ phận này là thường xuyên kiểm tra, kiếm soát việc thực hiện thể lệ, chế độ, quy trình tín dụng tìm ra những sai sót, vướng mắc vi phạm trong các khâu nghiệp vụ, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp khắc phục hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa rủi ro xuất phát từ nội bộ MB. Để thực hiện điều đó, NH cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Hoạt động kiểm tra nội bộ phải thực hiện định kỳ và đột xuất, thực hiện giám sát từng khoản vay và danh mục tín dụng nhằm phát hiện các dấu hiệu sai phạm và xử lý kịp thời. NH nên xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ để đánh giá hiện trạng của KH vay, của từng khoản vay. Việc giám sát từng khoản vay, có thể được thực hiện như sau: rà soát và đánh giá lại tình hình thu nhập của KH; kiểm tra thực tế TSBĐ, qua đó để kiểm chứng lại chất lượng và tính chính xác thông tin tín dụng của KH.
- Tăng cường CVQHKH, CVTĐ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho phòng kiểm tra nội bộ, đồng thời đòi hỏi cán bộ kiểm tra nội bộ phải có kiến thức nhất định về NH nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, kiến thức pháp luật, ngoại ngữ, tin học,…
- Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích kiểm tra.
Đánh giá phân loại nợ định kỳ: MB cần xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn để đánh giá, xếp hạng KH theo mức độ rủi ro, chủ động phân loại nợ xấu nếu có đủ căn cứ xác định khoản vay không có khả năng thu hồi. Việc đánh giá phân loại các khoản vay cần được tiến hành ngay từ khi đưa ra quyết định cho vay, đồng thời có biện pháp theo dõi, quản lý nợ phù hợp với từng khoản nợ. Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay, MB nên thực hiện việc phân loại nợ và quản lý nợ theo phương pháp định lượng của quy chế phân loại nợ, giúp MB tiết kiệm được thời gian, định lượng được các rủi ro nhanh chóng để đưa ra các biện pháp quản lý thích hợp. Đồng thời, dựa trên cơ sở các rủi ro đã được xác định, MB có thể tiến hành trích lập dự
phòng, xây dựng quỹ bù đắp rủi ro để giảm thiểu tổn thất cho các MB khi KH không trả được nợ
- Tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với từng Chi nhánh và tiếnhành thường xuyên, toàn diện để phát hiện rủi ro tiềm ẩn trước, trong và sau khi cho vay. Ngoài ra, Trụ sở chính cũng cần chỉ đạo các CN có sự phối hợp với nhau, tránh sự cạnh tranh nội bộ không lành mạnh.