a. Trình độ đào tạo của bản thân nguồn nhân lực.
Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết khả năng thực hành về chuyên môn nào đó, có khả năng chỉ đạo quản lý một công việc thuộc một chuyên môn nhất định. Cán bộ kiểm tra cần phải có chuyên môn về nhiều ngành, lĩnh vực có liên quan đến lĩnh vực mình quản lý, phục vụ cho việc ra quyết định cũng như các chủ trương, chính sách trong phát triển doanh nghiệp phù hợp với từng ngành nghề
b. Trình độ văn hoá và quyết tâm thực hiện nhiệm vụ:
Trình độ văn hoá là sự hiểu biết cơ bản của cán bộ kiểm tra về tự nhiên và xã hội. Trình độ văn hoá tạo ra khả năng tư duy và sáng tạo cao. Người có trình độ văn hóa sẽ có khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời trong quá trình làm việc họ không những vận dụng chính xác mà còn linh hoạt và sáng tạo các công cụ sản xuất để tạo ra hiệu quả làm việc cao nhất.
Quyết tâm thực hiện nhiệm vụ thể hiện ở tinh thần trách nhiệm: Được hình thành dựa trên cơ sở những ước mơ khát khao, hy vọng cuả cán bộ kiểm tra trong công việc cũng như với tổ chức. Trong tổ chức, nếu cán bộ kiểm tra thấy được vai trò, vị thế, sự cống hiến hay sự phát triển, thăng tiến của mình được coi trọng và đánh giá một cách công bằng, bình đẳng thì họ cảm thấy yên tâm, phấn khởi, tin tưởng vào tổ chức, Đây là cơ sở để nâng cao tính trách nhiệm, sự rèn luyện, phấn đấu vươn lên, cố gắng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động.
c. Tư chất và năng khiếu bẩm sinh:
Các yếu tố này gắn liền với khả năng, tư duy quản lý của từng cán bộ.