Thực trạng về đạo đức nghề nghiệp

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CÁN BỘ KIỂM TRA NỘI BỘ TẠI BAN KIỂM TRA NỘI BỘ, NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 65 - 69)

Đạo đức, lối sống luôn là thước đo đầu tiên để khẳng định giá trị của con người. Đặc biệt trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường như hiện nay thì vấn đề đạo đức, nhân cách con người ngày càng được quan tâm, chú trọng hơn bởi sự xâm

nhập của nhiều yếu tố tiêu cực vào trong thực tế cuộc sống. Với cương vị của đơn vị kiểm tra, giám sát tuân thủ trong ngân hàng, thì đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ thuộc Ban Kiểm tra nội bộ Vietcombank luôn phải được đề cao. Thực trạng về đạo đức nghề nghiệp của chuyên viên Kiểm tra nội bộ được tổng hợp dựa trên báo cáo đánh giá nhân sự ban Kiểm tra nội bộ năm 2019 và quy đổi, số liệu được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.10: Thực trạng về đạo đức nghề nghiệp của chuyên viên Kiểm tra nội bộ thuộc phòng Kiểm tra nội bộ và Ban Kiểm tra nội bộ Vietcombank

Đơn vị tính: điểm T T Các tiêu chí Quả n lý Chuyê n viên Bình quâ n

1 Đưa ra đánh giá công bằng về tất cả các vấn đề liên quan và không bị chi phối bởi mục tiêu quyền lợi riêng

4,65 4,74 4,73

2 Thực hiện công việc trung thực, thận trọng và trách nhiệm; theo quy định của pháp luật và nghề nghiệp

4,53 4,11 4,14

3 Tôn trọng giá trị, tính bảo mật và quyền sở hữu của thông tin nhận được

4,58 4,37 4,38

4 Có ý thức trách nhiệm cao trước công việc, luôn phấn đấu học hỏi, nâng cao năng lực chuyên môn

4,38 4,17 4,18

5 Kỹ năng thận trọng cần thiết của một chuyên viên kiếm tra nội bộ

4,49 4,35 4,36

(Nguồn: Báo cáo đánh giá nhân sự ban Kiểm tra nội bộ năm 2019)

Trong bảng tổng kết thực trạng, điểm bình quân từng tiêu chí và điểm bình quân của toàn bộ các tiêu chí nằm ở mức cao, 4 trên 5 tiêu chí thuộc về đạo đức nghề nghiệp có điểm số cấp quản lý cao hơn cấp chuyên viên trực tiếp. Với tiêu chí

“Đưa ra đánh giá công bằng về tất cả các vấn đề liên quan và không bị chi phối bởi mục tiêu quyền lợi riêng” điểm bình quân cấp quản lý (4,65) thấp hơn cấp chuyên viên (4,74), điều này xảy ra khi Chuyên viên Kiểm tra nội bộ là người thực hiện trực tiếp các tác vụ thanh tra, kiểm ra và trực tiếp đưa ra các kết luận dựa trên quy chế, quy định của Ngân hàng, tuy nhiên đối với cấp quản lý, sau khi xem xét them các yếu tố liên quan thì tính chất của việc đưa ra quyết định được thay đổi.

Đối với các tiêu chí “Thực hiện công việc trung thực, thận trọng và trách nhiệm; theo quy định của pháp luật và nghề nghiệp (4,14), Có ý thức trách nhiệm cao trước công việc, luôn phấn đấu học hỏi, nâng cao năng lực chuyên môn (4,18)”

có giá trị bình quân ở mức dưới 4,2 dựa trên các đánh giá về ý thức thực hiện công việc của mỗi chuyên viên Kiểm tra nội bộ được đánh giá.

Cũng như 2 yếu tố chuyên môn, kỹ năng thì tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp nghiên cứu cũng chỉ ra chênh lệch giữa tiêu chuẩn và thực tế về đạo đức nghề nghiệp của chuyên viên Kiểm tra nội bộ vơi số liệu cụ thể trong bảng dưới đây:

Bảng 2.11: Chênh lệch giữa tiêu chuẩn và thực tế về đạo đức nghề nghiệp của chuyên viên Kiểm tra nội bộ thuộc phòng Kiểm tra nội bộ và Ban Kiểm tra nội

bộ Vietcombank Đơn vị tính: điểm, % T T Các tiêu chí Tiêu chuẩ n Thự c tế Chênh lệch %

1 Đưa ra đánh giá công bằng về tất cả các vấn đề liên quan và không bị chi phối bởi mục tiêu quyền lợi riêng

4,79 4,73 (0,06) -1,19%

2 Thực hiện công việc trung thực, thận trọng và trách nhiệm; theo quy định của pháp luật và nghề nghiệp

4,56 4,14 (0,42) -9,26%

3 Tôn trọng giá trị, tính bảo mật và quyền sở hữu của thông tin nhận được

4 Có ý thức trách nhiệm cao trước công việc, luôn phấn đấu học hỏi, nâng cao năng lực chuyên môn

4,50 4,18 (0,32) -7,04%

5 Kỹ năng thận trọng cần thiết của một chuyên viên kiếm tra nội bộ

4,50 4,36 (0,15) -3,23%

(Nguồn: Báo cáo của Ban kiểm tra nội bộ Vietcombank định hướng giai đoạn 2018- 2023, Báo cáo đánh giá nhân sự ban Kiểm tra nội bộ năm 2019)

Các số liệu điều tra được mô hình hóa qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.4: Chênh lệch giữa tiêu chuẩn và thực tế về đạo đức nghề nghiệp của chuyên viên Kiểm tra nội bộ thuộc phòng Kiểm tra nội bộ và Ban Kiểm tra nội

bộ Vietcombank

Đưa ra đánh giá công bằng về tất cả các vấn đề liên quan và không bị chi phối bởi mục tiêu quyền lợi riêng 3.8 4 4.2 4.4 4.6 4.8 5 4.79 4.56 4.55 4.5 4.5 4.73 4.14 4.38 4.18 4.36 Tiêu chuẩn Thực tế

(Nguồn: Báo cáo của Ban kiểm tra nội bộ Vietcombank định hướng giai đoạn 2018- 2023, Báo cáo đánh giá nhân sự ban Kiểm tra nội bộ năm 2019)

Căn cứ bảng tổng hợp và biểu đồ kết quả chênh lệch giữa tiêu chuẩn và thực tế về đạo đức nghề nghiệp của chuyên viên Kiểm tra nội bộ, tiêu chí “Đưa ra đánh giá công bằng về tất cả các vấn đề liên quan và không bị chi phối bởi mục tiêu

quyền lợi riêng” được Ban điều hành và Ban lãnh đạo Ban Kiểm tra nội bộ đưa ra mức rất cao (4,79), tuy chưa đáp ứng được như kỳ vọng theo khung yêu cầu tính đến hết năm 2023 tuy nhiên đây cũng là một kết quả đáng khích lệ, từng bước cải thiện để đạt và vượt mức kỳ vọng mà Ban điều hành và Ban lãnh đạo Ban Kiểm tra nội bộ đưa ra. Tiêu chí “Tôn trọng giá trị, tính bảo mật và quyền sở hữu của thông tin nhận được (4,38), Kỹ năng thận trọng cần thiết của một chuyên viên kiếm tra nội bộ (4,36)” cũng có cùng kết quả tương tự khi thấp hơn (0,17) và (0,15) tương đương 3,75% và 3,25% so với tiêu chuẩn của từng tiêu chí.

Hai tiêu chí “Thực hiện công việc trung thực, thận trọng và trách nhiệm; theo quy định của pháp luật và nghề nghiệp (4,14), Có ý thức trách nhiệm cao trước công việc, luôn phấn đấu học hỏi, nâng cao năng lực chuyên môn (4,18)” có thực trạng bình quân thấp và có khoảng cách kém tương ứng (0,42) và (0,32) tương đương 9,26% và 7,04% so với tiêu chuẩn mà Ban điều hành và Ban lãnh đạo Ban Kiểm tra nội bộ đưa ra, hai yếu tố như đã phân tích ở trên phụ thuộc vào ý thức của mỗi chuyên viên, mỗi cán bộ kiểm tra, mang tính chủ quan nhiều hơn do vậy mức đánh giá của hai tiêu chí này ở mức thấp.

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CÁN BỘ KIỂM TRA NỘI BỘ TẠI BAN KIỂM TRA NỘI BỘ, NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w