Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CÁN BỘ KIỂM TRA NỘI BỘ TẠI BAN KIỂM TRA NỘI BỘ, NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 91 - 96)

3.3.2.1. Thành lập các cơ quan, hiệp hội về nghề Kiểm tra nội bộ

Cho tới thời điểm này ở Việt Nam chưa có một tổ chức nghề nghiệp nào về Kiểm tra nội bộ. Do đó, Chính phủ và Bộ tài chính cần khuyến khích sự phát triển của Kiểm tra nội bộ, chẳng hạn như thành lập hiệp hội KTVNB, tổ chức các chương trình đào tạo chuyên nghiệp và Kiểm tra nội bộ, tổ chức thi và cấp chứng chỉ về Kiểm tra nội bộ cho các KTVNB. Chính phủ cần xem xét những chuẩn mực Kiểm tra nội bộ quốc tế và xây dựng chuẩn mực Kiểm tra nội bộ cho Việt Nam phù hợp với các thông lệ quốc tế.

3.3.2.2. Hoàn thiện hoạt động kiểm soát và cơ chế giám sát.

Kiểm toán nội bộ là một bộ phận trong cơ chế giám sát độc lập và quy trình đánh giá chất lượng của công tác kiểm soát nội bộ trong ngân hàng. Quy trình này được thực hiện thông qua cơ chế giám sát liên tục, những đánh giá riêng biệt hoặc kết hợp cả hai. Do vậy nâng cao hiệu quả cơ chế giám sát sẽ tác động tới chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ.

3.3.2.3. Hoàn thiện hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế.

Hiện tại vẫn còn khoảng cách giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và Quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Nếu hệ thống kế toán các NHTMNN hoạt động dựa trên các chuẩn mực và thông lệ phổ biến thì quá trình phản ánh và kiểm soát thông tin là đảm bảo tin cậy. Từ đó giúp giảm khối lượng công việc, thời gian, chi phí kiểm toán

và kế toán được ghi tăng vốn điều lệ khi tài sản tăng lên. Điều kiện này được thực hiện sẽ góp phần làm tăng vốn tự có để nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập của các NHTMNN giai đoạn mới.

KẾT LUẬN

Trong môi trường toàn cầu hóa ngày nay, các quốc gia luôn trong trạng thái chạy đua về tốc độ phát triển kinh tế. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ càng góp phần thúc đẩy kinh tế toàn cầu không ngừng biến động. Trong guồng quay không ngừng nghỉ đó, sự đóng góp của mỗi ngành hay mỗi doanh nghiệp trong từng ngành tạo nên sự thịnh vượng và uy lực của mỗi quốc gia phụ thuộc vào nguồn nhân lực là chủ yếu. Năng lực của mỗi cán bộ nhân viên đạt mức cao là lợi thế cạnh tranh tuyệt đối cao nhất so với các nguồn lực khác, năng lực cán bộ nhân viên đóng vai trò quyết định và chi phối mọi nguồn lực khác. Do đó, nâng cao năng lực cán bộ nhân viên là yêu cầu bức thiết và rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành và mỗi quốc gia.

Xét trong môi trường tuân thủ chặt chẽ như ngành Ngân hàng, năng lực cán bộ nhân viên càng đóng vai trò quan trọng trong huyết mạch tiền tệ của mỗi quốc gia. Để có một nền huyết mạch tiền tệ lành mạnh không thể thiếu các cán bộ kiểm tra với mục đích phát hiện các vi phạm, bất cập và đề xuất sửa đổi, xử lý phù hợp với mục đích giữ cho nền Tài chính – Ngân hàng được lành mạnh, thông suốt.

Nhận thức được vấn đề này, tác giả đã nỗ lực nghiên cứu và đặt ra mục đích nghiên cứu cho luận văn “Năng lực Cán bộ Kiểm tra nội bộ tại Ban Kiểm tra nội

bộ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” hệ thống hoá những vấn đề lý luận

cơ bản về năng lực cá nhân, năng lực cán bộ kiểm tra nói chung và nghiên cứu thực trạng năng lực của Chuyên viên Kiểm tra nội bộ tại Ban Kiểm tra nội bộ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, đồng thời cũng chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, tồn tại và hạn chế của NNL của công ty. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty.

Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ kinh tế, tác giả đã vận dụng kiến thức, lý luận được tiếp thu từ nhà trường, nghiên cứu nguồn tài liệu, đi sâu tìm hiểu, khảo sát thực tế tại Công ty. Tuy nhiên, công tác nâng cao năng lực cán bộ nhân viên là nội dung rộng lớn, khó khăn và phức tạp, nên những nội dung và đề xuất mà tác giả nêu trong luận văn chưa thể bao quát hết tất cả những vấn đề thuộc lĩnh vực này. Với thời gian nghiên cứu hạn hẹp và trình độ còn hạn chế nên bản luận văn không

tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong muốn nhận được sự góp ý, trao đổi thêm về nội dung nghiên cứu để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Cuối cùng, tác giả xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới các Thầy, Cô giáo Khoa Sau đại học - Trường Đại học Vinh và đặc biệt là Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà đã chỉ bảo tận tình và giúp đỡ hoàn thành bản luận văn này. Xin được chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ban Kiểm tra nội bộ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngân hàng Nhà nước Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh

doanh ngân hàng từ cách tiếp cận phi tham số [Journal]. - 2017. - Thời báo Ngân hàng : Vol. 17.

2. Ngân hàng Nhà nước Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định giới hạn, tỷ lệ

bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài [Book]. - 2014.

3. Ngân hàng Nhà nước Thông tư 39 ngày 30/12/2017 Quy định về hoạt động

cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, giải thích về khái niệm cho vay [Book]. - 2017.

4. Nguyễn Văn Ngọc Từ điển Kinh tế học [Book]. - [s.l.] : Đại học Kinh tế

Quốc dân, 2006.

5. Nguyễn Văn Tiến Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân

hàng [Book]. - Hà Nội : Nhà xuất bản Thống Kê, 2003.

6. Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Thu Thủy Giáo trình Nguyên lý và Nghiệp vụ

Ngân hàng thương mại [Book]. - [s.l.] : Nhà xuất bản Thống kê, 2016. 7. Quốc hội Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 [Book]. - 2010.

8. Quốc hội Luật dân sự số 91/2015/QH13 [Book]. - 2015.

9. Rose Peter S. Quản trị Ngân hàng thương mại [Book]. - 2004.

10.Vietcombank Báo cáo Ban Kiểm tra nội bộ thường niên [Report]. - [s.l.] :

Vietcombank, 2016, 2017, 2018.

11.Vietcombank Quy chế lao động [Report]. - 2018.

12.Vietcombank Quy chế tổ chức và hoạt động Ban Kiểm tra nội bộ [Report]. -

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CÁN BỘ KIỂM TRA NỘI BỘ TẠI BAN KIỂM TRA NỘI BỘ, NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w