Muốn thực hành quá trình kiểm tra có hiệu quả cao thì ngoài kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình công tác, lao động, chuyên viên kiếm tra phải được đào tạo bài bản, đào tạo ở trình độ tương xứng với vị trí, chức danh, yêu cầu, nhiệm vụ của công việc được phân công. Có kiến thức tổng quát về chính sách, pháp luật và chuyên môn liên quan tới lĩnh vực mình kiểm tra. Đặc biệt, lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng là lĩnh vực phức tạp, là xương sống Tài chính của đất nước, yêu cầu chuyên môn không chỉ về chính linh vực phụ trach mà cần chuyên môn về tất cả các ngành nghề có liên quan. Nghiên cứu đã tổng hợp và quy đổi theo thang đo 5 đánh giá từbáo cáo đánh giá nhân sự ban Kiểm tra nội bộ Vietcombank năm 2019, kết quả được thể hiện tại bảng dưới đây:
Bảng 2.6: Thực trạng về kiến thức của chuyên viên Kiểm tra nội bộ thuộc phòng Kiểm tra nội bộ và Ban Kiểm tra nội bộ Vietcombank
Đơn vị tính: điểm T T Các tiêu chí Quả n lý Chuyê n viên Bình quâ n
1 Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật, về quản trị kinh doanh và các nghiệp vụ ngân hàng
4,72 4,34 4,36
2 Có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực được phân công để thực hiện công việc kiểm tra nội bộ
4,77 4,12 4,16
4 Có kiến thức thực tế về thị trường tài chính, ngân hàng, kinh tế
4,53 4,45 4,46
(Nguồn: Báo cáo đánh giá nhân sự ban Kiểm tra nội bộ năm 2019)
Thông qua bảng tổng kết thực trạng cho thấy nội dung có mức độ đánh giá thấp nhất là: "Có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực được phân công để thực hiện công việc kiểm tra nội bộ" với điểm bình quân là 4,16, trong đó điểm của cấp quản lý (4,77) tiệm cận mức yêu cầu của Ban điều hành và Ban lãnh đạo đưa ra (4,8), trong khi đó, điểm bình quân của các chuyên viên (4,12) cách rất xa so với mức yêu cầu (4,6). Các tiêu chí về kiến thức chung, nền tảng kiến thức cơ sở về nghiệp vụ đều xoay quanh mức 4,5 là mức yêu cầu rất cao so với mặt bằng chung.
Để đánh giá về kiến thức của chuyên viên Kiểm tra nội bộ, nghiên cứu đã thực hiện việc so sánh thực trạng về kiến thức của nhân viên với yêu cầu về kiến thức của nhân viên và đưa ra kết quả so sánh tại bảng sau:
Bảng 2.7: Chênh lệch giữa tiêu chuẩn và thực tế về kiến thức của chuyên viên Kiểm tra nội bộ thuộc phòng Kiểm tra nội bộ và Ban Kiểm tra nội bộ
Vietcombank Đơn vị tính: điểm, % T T Các tiêu chí Tiêu chuẩ n Thự c tế Chênh lệch %
1 Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật, về quản trị kinh doanh và các nghiệp vụ ngân hàng
4,61 4,36 (0,24) - 5,31%
2 Có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực được phân công để thực hiện công việc kiểm tra nội bộ
4,62 4,16 (0,46) - 9,88%
3 Có kiến thức, kỹ năng về kiểm tra nội bộ 4,52 4,52 0,01 0,16% 4 Có kiến thức thực tế về thị trường tài
chính, ngân hàng, kinh tế
4,22 4,46 0,24 5,64%
(Nguồn: Báo cáo của Ban kiểm tra nội bộ Vietcombank định hướng giai đoạn 2018- 2023, Báo cáo đánh giá nhân sự ban Kiểm tra nội bộ năm 2019)
Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật, về quản trị kinh doanh và các nghiệp vụ ngân hàng 3.9 4 4.1 4.2 4.3 4.4 4.5 4.6 4.7 4.61 4.62 4.52 4.22 4.36 4.16 4.52 4.46 Tiêu chuẩn Thực tế
Biểu đồ 2.3: Chênh lệch về kiến thức của chuyên viên Kiểm tra nội bộ thuộc phòng Kiểm tra nội bộ và Ban Kiểm tra nội bộ Vietcombank
(Nguồn: Báo cáo của Ban kiểm tra nội bộ Vietcombank định hướng giai đoạn 2018- 2023, Báo cáo đánh giá nhân sự ban Kiểm tra nội bộ năm 2019)
Thông qua bảng so sánh tiêu chuẩn và thực tế, nhận thấy có khoảng cách lớn trong tiêu chí kiến thức chuyên môn như đã phân tích ở trên. Có 01 tiêu chí đảm bảo tiêu chuẩn là tiêu chí Có kiến thức, kỹ năng về kiểm tra nội bộ với đồng mức điểm là 4,52 thể hiện các kiến thức liên quan chính đến các tác vụ trực tiếp luôn được đảm bảo chất lượng, tiêu chí Có kiến thức thực tế về thị trường tài chính, ngân hàng, kinh tế là tiêu chí vượt tiêu chuẩn với mức vượt 0,24 điểm tương đương 5,64%, xuất phát từ việc điều chuyển nội bộ các cán bộ tại Chi nhánh làm chuyên viên Kiểm tra nội bộ, các Chuyên viên tại Chi nhánh đều có các kiến thực thực tế tại thị trường mà Chi nhánh đóng trụ sở. Tiêu chí "Có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực được phân công để thực hiện công việc kiểm tra nội bộ" cũng phản ánh việc điều chuyển nội bộ các cán bộ, ngoài ra phản ánh bối cảnh thị trường tài chính,
ngân hàng của Việt Nam ngày càng cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi cán bộ nhân viên kiều hối ở Ban Kiểm tra nội bộ không những hiểu biết tốt về các kiến thức cơ bản mà đồng thời đòi hỏi họ phải hiểu biết rõ các quy định, nghiệp vụ, tác vụ tác nghiệp của toàn bộ một Đơn vị kinh doanh tại địa bàn quản lý. Khoảng cách đó cũng cho thấy cán bộ và nhân viên Ban Kiểm tra nội bộ phải liên tục học hỏi, trau dồi các nghiệp vụ nằm trong lĩnh vực mình phân công.