Cơ cấu tổ chức và đội ngũ nhân lực của Ban Kiểm tra nội bộ Vietcombank

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CÁN BỘ KIỂM TRA NỘI BỘ TẠI BAN KIỂM TRA NỘI BỘ, NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 41 - 47)

Vietcombank.

2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của đội ngũ Ban Kiểm tra nội bộ Vietcombank

Ban Kiểm tra nội bộ Vietcombank được tổ chức triển khai, chỉ đạo điều hành tập trung xuyên suốt từ Trụ sở chính đến các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống. Ban Kiểm tra nội bộ là đơn vị thuộc Ban điều hành Vietcombank, với chức năng kiểm tra giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật, các quy chế, quy trình nghiệp vụ và các quy định nội bộ, có bộ máy tổ chức như sau:

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ban Kiểm tra nội bộ Vietcombank

Bộ máy kiểm tra nội bộ trong hệ thống Vietcombank bao gồm Ban Kiểm tra nội bộ tại Hội sở chính và các phòng Kiểm tra nội bộ khu vực trực thuộc trên toàn quốc tại 5 khu vực là: (i) Khu vực miền Bắc; (ii) Khu vực Bắc Trung Bộ; (iii) Khu vực Nam Trung Bộ & Tây Nguyên; (iv) Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh & Đông Nam Bộ; (v) Khu vực Tây Nam Bộ. Lực lượng nhân sự bao gồm 1 Trưởng ban và 7 Phó trưởng ban cũng như 15 lãnh đạo cấp phòng tại các khu vực, trong đó mỗi phòng có 1 trưởng phòng, 02 phó phòng và từ 2 đến 4 chuyên viên Kiểm tra nội bộ trên mỗi chi nhánh với các nhiệm vụ cụ thể như sau:

Ban Kiểm tra nội bộ Hội sở

chính

Phòng Kiểm tra nội bộ khu vực miền Bắc

Chuyên viên kiếm tra nội bộ tại Chi

nhánh

Phòng Kiểm tra nội bộ khu vực Bắc Trung

bộ

Chuyên viên kiếm tra nội bộ tại Chi

nhánh

Phòng Kiểm tra nội bộ khu

vực Nam Trung bộ & Tây Nguyên

Chuyên viên kiếm tra nội bộ tại Chi

nhánh

Phòng Kiểm tra nội bộ khu vực TP.Hồ Chí

Minh & Đông Nam Bộ

Chuyên viên kiếm tra nội bộ tại Chi

nhánh

Phòng Kiểm tra nội bộ khu vực Tây Nam

bộ

Chuyên viên kiếm tra nội bộ tại Chi

- Quản lý, điều hành bộ máy kiểm tra nội bộ thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được quy định tại Quy chế này; chịu trách nhiệm trước Ban lãnh đạo Ngân hàng Avề hoạt động của bộ máy kiểm tra nội bộ.

- Thực hiện quyền và trách nhiệm của trưởng phòng/ban/trung tâm tại Trụ sở chính theo quy định của Ngân hàng.

- Được quyền yêu cầu các đơn vị cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu, số liệu liên quan đến hoạt động kiểm tra nội bộ và báo cáo kịp thời các vụ việc, sai phạm tại đơn vị.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trình Tổng giám đốc phê duyệt và triển khai thực hiện kế hoạch đã được duyệt. Khi cần thiết được quyền đề nghị Tổng giám đốc quyết định điều động cán bộ của các phòng/ban/trung tâm tại Trụ sở chính, cán bộ của chi nhánh tham gia các đoàn kiểm tra nội bộ.

- Xem xét phê duyệt đề cương kiểm tra chi tiết tại các đơn vị theo kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt, trình Tổng giám đốc ký ban hành quyết định kiểm tra nội bộ.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các phương pháp chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động kiểm tra nội bộ.

- Đề xuất tổ chức các khoá đào tạo, hội nghị, hội thảo liên quan đến công tác kiểm tra nội bộ.

- Triển khai các biện pháp kiểm tra việc đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của hoạt động kiểm tra nội bộ trong quá trình thực hiện kiểm tra nội bộ (bao gồm cả quá trình lập, gửi báo cáo kiểm tra nội bộ).

- Thực hiện quyền và trách nhiệm khác do Ban lãnh đạo giao.

b. Phó trưởng ban giúp việc Trưởng ban, được Trưởng ban phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực chuyên môn cụ thế. Khi thực hiện nhiệm vụ được phân công, Phó Trưởng ban được quyền nhân danh Trưởng ban đế xử lý công, việc, chịu trách nhiệm như Trưởng ban và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban, cấp trên vả pháp luật về các quyết định của mình

c. Trưởng phòng người đứng đầu một trong năm phòng kiểm tra khu vực, có quyền và trách nhiệm cơ bản sau

- Quản lý, điều hành hoạt động của Phòng Kiểm tra nội bộ khu vực thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được giao; phân công, bố trí

công việc cho chuyên viên kiếm tra nội bộ khu vực; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra cán bộ thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Chịu trách nhiệm trước Trưởng ban kiểm tra nội bộ và Ban lãnh đạo Ngân hàng Avề hoạt động của Phòng Kiểm tra nội bộ khu vực và kết quả, chất lượng công tác kiểm tra nội bộ do Phòng thực hiện.

- Được quyền yêu cầu các chi nhánh trong khu vực cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu, số liệu liên quan đến công tác kiểm tra nội bộ và báo cáo đầy đủ, kịp thời các vụ việc, sai phạm tại chi nhánh.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ của Phòng Kiểm tra nội bộ khu vực trình Trưởng ban kiểm tra nội bộ, triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Xây dựng đề cương kiểm tra chi tiết tại các đơn vị theo kế hoạch đã được phê duyệt, đề xuất Trưởng ban kiểm tra nội bộ xem xét trình Tổng giám đốc ký ban hành quyết định kiểm tra nội bộ.

- Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kiến nghị kiểm tra tại các chi nhánh trong khu vực, báo cáo Trưởng ban kiểm tra nội bộ kết quả thực hiện kiến nghị kiểm tra tại các chi nhánh trong khu vực.

- Báo cáo kịp thời Trưởng ban kiểm tra nội bộ những vụ việc, sai phạm trong quản trị, điều hành và hoạt động kinh doanh có nguy cơ gây rủi ro, thất thoát tài sản tại các chi nhánh trong khu vực.

- Giúp Trưởng ban kiểm tra nội bộ thực hiện đúng các quy định của Ngân hàng Avề công tác quản lý, đánh giá cán bộ; về công tác tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, chế độ tài chính và các quy định nội bộ khác đối với cá nhân và tập thể Phòng Kiểm tra nội bộ khu vực.

- Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác do Trưởng ban kiểm tra nội bộ và Ban lãnh đạo Ngân hàng giao.

d. Phó trưởng phòng giúp việc Trưởng phòng, được Trưởng phòng phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực chuyên môn cụ thế. Khi thực hiện nhiệm vụ được phân công, Phó Trưởng phòng được quyền nhân danh Trưởng phòng đế xử lý công, việc, chịu trách nhiệm như Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, cấp trên vả pháp luật về các quyết định của mình.

- Thực hiện quyền và trách nhiệm của bộ máy kiểm tra nội bộ quy định tại Quy chế này và theo Quyết định thành lập đoàn kiểm tra của Tổng giám đốc; chịu sự quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo quản lý trực tiếp.

- Xác định thông tin đầy đủ, tin cậy, phù hợp và hữu ích cho việc thực hiện các mục tiêu kiểm tra, giám sát được giao.

- Sử dụng hệ thống thông tin, báo cáo, các chỉ tiêu hoạt động của Ngân hàng Anhằm nhận diện các dấu hiệu bất thường, các nguy cơ rủi ro để phân loại, cảnh báo rủi ro và thực hiện các biện pháp kiểm tra phù hợp.

- Trong quá trình kiểm tra, giám sát căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá của mình để đưa ra các ý kiến đánh giá, kết luận và kiến nghị phù hợp, đảm bảo tính độc lập, khách quan và thận trọng.

- Bảo mật số liệu, tài liệu theo quy định của Nhà nước và quy định của Ngân hàng. Chịu trách nhiệm theo quy định về nội quy lao động của Ngân hàng.

- Chịu trách nhiệm trước Ban lãnh đạo và trước Trưởng ban kiểm tra nội bộ/Trưởng phòng kiểm tra nội bộ khu vực về kết quả công việc được giao.

- Được bảo lưu quan điểm, chính kiến của mình với cấp có thẩm quyền về kết quả kiểm tra nội bộ.

- Được bảo vệ an toàn trước hành động bất hợp tác của các đơn vị, bộ phận khi thực hiện nhiệm vụ.

- Chuyên viên kiếm tra nội bộ được đào tạo thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ để có đủ năng lực, trình độ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện quyền và nhiệm vụ khác theo Quy chế này và các nhiệm vụ cụ thể do cán bộ kiểm tra trực tiếp/Trưởng ban/Trưởng phòng giao.

2.1.3.2. Thực trạng nguồn nhân lực Ban Kiểm tra nội bộ Vietcombank

Với khối lượng công việc kiểm tra nội bộ trải dài trên hơn 110 Chi nhánh, 350 Phòng giao dịch các cấp, Ban Kiểm tra nội bộ Vietcombank sở hữu đội ngũ nhân lực có chất lượng cao về chuyên môn, trẻ về độ tuổi, giàu về nhiệt huyết. Số lượng cụ thể các tiêu chí phân định nguồn nhân lực tại Ban Kiểm tra nội bộ Vietcombank theo bảng sau:

Bảng 2.1: Quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực Ban Kiểm tra nội bộ Vietcombank giai đoạn 2017-2019

chí Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giới tính Nam 153 57,30 % 160 59,48% 175 57,57% Nữ 114 42,70 % 109 40,52% 129 42,43% Lứa tuổi 20 – 30 132 49,44 % 127 47,21% 148 48,68% 31 – 40 102 38,20 % 106 39,41% 117 38,49% 41 – 50 26 9,74% 28 10,41% 31 10,20% ≥ 51 7 2,62% 8 2,97% 8 2,63% Trình độ Tiến sĩ 2 0,75% 3 1,12% 3 0,99% Thạc sĩ 45 16,85 % 48 17,84% 57 18,75% Đại học 220 82,40 % 218 81,04% 244 80,26% Cấp cán bộ Cấp quản lý 23 8,61% 23 8,55% 23 7,57% Cấp chuyên viên 244 91,39 % 246 91,45% 281 92,43% Tổng 267 100% 269 100% 304 100%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Ban Kiểm tra nội bộ các năm 2017, 2018, 2019)

Ban Kiểm tra nội bộ Vietcombank có cơ cấu chủ yếu là nam với tỷ lệ giới tính luôn ở mức gần 60%, năm 2017 có 153 nam với tỷ lệ 57,3% và tang lên

59,48% vào năm 2018, giảm về mức gần như cũ 57,57% vào năm 2019.

Với cơ cấu 1 Trưởng ban và 7 Phó trưởng ban cũng như 15 lãnh đạo cấp phòng tại các khu vực, trong đó mỗi phòng có 1 trưởng phòng, 02 phó phòng và từ 2 đến 4 chuyên viên Kiểm tra nội bộ trên mỗi chi nhánh, số lượng cán bộ cấp quản lý giữ vững ở mức 23 cán bộ, phần tăng trưởng chủ yếu tới từ việc tuyển mới và điều chuyển các chuyên viên thực hiện các nghiệp vụ khác sang công tác tại Ban kiểm tra nội bộ, do vậy tổng số cán bộ nhân viên của Ban Kiểm tra nội bộ Vietcombank tang từ 267 người năm 2017 lên 269 người năm 2018 và tăng mạnh lên mức 304 cán bộ vào năm 2019.

Độ tuổi của cán bộ tại Ban Kiểm tra nội bộ Vietcombank chủ yếu là từ 20 đến 30 tuổi và từ 30 tuổi đến 40 tuổi, là đội ngũ cán bộ trẻ trung, giàu nhiệt huyết, vững chắc về chuyên môn và có tỷ lệ học vấn đại học đạt tuyệt đối 100%, tỷ lệ học vấn sau đại học rất cao, cụ thể ở biểu đồ sau:

2017 2018 2019 0 50 100 150 200 250 300 350 Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ

Biểu đồ 2.2: Trình độ học vấn của cán bộ tại Ban Kiểm tra nội bộ Vietcombank giai đoạn 2017-2019

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Ban Kiểm tra nội bộ các năm 2017, 2018, 2019)

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CÁN BỘ KIỂM TRA NỘI BỘ TẠI BAN KIỂM TRA NỘI BỘ, NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w