Quá trình hình thành và phát triển của Ban Kiểm tra nội bộ Vietcombank

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CÁN BỘ KIỂM TRA NỘI BỘ TẠI BAN KIỂM TRA NỘI BỘ, NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 38 - 41)

Thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ phù hợp với tình hình mới, tháng 8/2015,Vietcombank chính thức thành lập Ban Kiểm tra nội bộ trên cơ sở kiện toàn Phòng Kiểm tra giám sát tuân thủ ở trụ sở chính và thành lập mới 5 Phòng Kiểm tra nội bộ khu vực đặt tại các địa bàn các tỉnh, TP Hà Nội, Nghệ An, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Việc hình thành bộ máy Kiểm tra nội bộ tập trung, trực thuộc Trụ sở chính, độc lập với các chi nhánh đã khắc phục cơ bản những hạn chế, bất cập về mô hình tổ chức của bộ máy kiểm tra giám sát tuân thủ giai đoạn trước đây, nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Kiểm tra nội bộ và là một trong những công cụ hữu hiệu để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro của Vietcombank.

Qua thực tế hơn 4 năm hoạt động, Ban Kiểm tra nội bộ Vietcombank đã phát huy tốt vai trò tham mưu, đề xuất xây dựng cơ chế chính sách để vận hành bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ; thực hiện các công tác phòng ngừa rủi ro liên quan hầu hết các mảng nghiệp vụ; kiểm soát và phát hiện kịp thời các nguy cơ tiềm ẩn rủi ro do không tuân thủ quy định; đề xuất chấn chỉnh và xử lý nghiêm túc những sai sót, vi phạm có thể dẫn tới rủi ro, phục vụ mục tiêu xây dựng Vietcombank thành ngân hàng quản trị rủi ro tốt nhất tại Việt Nam. Những hoạt động nổi bật ghi nhận được trong thời gian qua của bộ phận này là:

Đã xây dựng được các chương trình, thủ tục kiểm tra rõ ràng, chi tiết, chủ động phát hiện những dấu hiệu bất thường và hạn chế rủi ro trong toàn hệ thống thông qua cơ chế vừa kiểm tra trực tiếp tại 100% các đơn vị, kiểm tra theo chuyên đề toàn hệ thống, vừa thực hiện giám sát từ xa thường xuyên, liên tục. Công tác theo dõi, giám sát từ xa ngày càng được chú trọng, thông qua phân tích dữ liệu, kiểm tra giám sát. Nhiều vụ việc lớn tiềm ẩn rủi ro đạo đức, rủi ro liên quan đến

chất lượng tín dụng suy giảm hoặc các vụ việc có ảnh hưởng đến rủi ro pháp lý đã được phát hiện rất kịp thời.

Ngoài ra, bộ phận ncòn giúp cảnh báo định kỳ danh sách khách hàng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao trong hoạt động tín dụng, kiến nghị các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý chặt chẽ hoặc cắt giảm dư nợ, bổ sung tài sản bảo đảm và hoặc các biện pháp xử lý nợ phù hợp khác. Đồng thời, thường xuyên rà soát, báo cáo các rủi ro mới phát sinh đối với các hoạt động nghiệp vụ khác để có biện pháp ngăn chặn. Bên cạnh đó, còn rà soát các văn bản, quy định nội bộ để phát hiện các nội dung chưa hoặc không còn phù hợp để đề xuất chỉnh sửa, bổ sung.

Ban Kiểm tra nội bộ cũng tham mưu, đề xuất kiểm điểm, xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể có liên quan để xảy ra các sai sót, vi phạm tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là rủi ro đạo đức. Thông qua công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, công tác phòng chống tham nhũng và tội phạm của bộ phận này đã góp phần giải đáp vướng mắc của khách hàng, tiếp nhận thông tin, dấu hiệu rủi ro để tiếp tục làm rõ và phát hiện, ngăn chặn các trường hợp tương tự, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách hàng, duy trì và cải thiện uy tín của ngân hàng.

Với hoạt động của bộ phận Kiểm tra nội bộ, việc cung cấp thông tin, phong tỏa, trích chuyển tài khoản theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thực hiện đúng quy định, góp phần tích cực vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và thực thi pháp luật.

Kiểm tra nội bộ cũng đã giúp chúng tôi thực hiện tốt công tác điều phối làm việc với các cơ quan thanh tra, kiểm tra bên ngoài như các đoàn của Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Ngân hàng nhà nước, Thuế, Bảo hiểm tiền gửi và thanh tra chuyên ngành khác; Giám sát và báo cáo tình hình thực hiện kiến nghị nhằm đảm bảo hiệu quả việc khắc phục sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Kiểm tra nội bộ Vietcombank.

2.1.2.1. Chức năng

- Thực hiện kiểm tra giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật, các quy chế, quy trình nghiệp vụ và các quy định nội bộ, nhằm phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn kịp thời những tồn tại, sai sót, vi phạm; đề xuất các giải pháp khắc phục

và hình thức xử lý phù hợp đối với những tồn tại, sai sót, vi phạm, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và công tác quản lý, điều hành của Ngân hàng.

- Đầu mối phối hợp với các đơn vị của Ngân hàng Agiúp Tổng giám đốc thực hiện việc tự kiểm tra, đánh giá kiểm soát nội bộ, đưa ra những kiến nghị nhằm cải tiến, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của hệ thống quy trình, quy định nội bộ, góp phần đảm bảo cho Ngân hàng A hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.

- Thực hiện chức năng của bộ phận tuân thủ cho Ngân hàng.

2.1.2.2. Nhiệm vụ

- Thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên các hoạt động nghiệp vụ tại các đơn vị; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ của Ngân hàng; cảnh báo kịp thời các vụ việc và những rủi ro tiềm ẩn tại các đơn vị.

- Đề xuất giải pháp khắc phục những tồn tại, sai sót, vi phạm; kiến nghị xử lý những hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm quy chế, quy trình, quy định nội bộ tại các đơn vị. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kiến nghị kiểm tra và báo cáo Ban lãnh đạo kết quả thực hiện kiến nghị kiểm tra tại các đơn vị.

- Đầu mối phối hợp với các đơn vị tự kiểm tra, đánh giá kiểm soát nội bộ, nhằm xác định những vấn đề còn tồn tại, hạn chế, rủi ro mới phát sinh của kiểm soát nội bộ và chỉ ra những thay đổi cần thiết đối với kiểm soát nội bộ để khắc phục, xử lý những vấn đề đó, giúp Tổng giám đốc lập báo cáo kết quả tự kiểm tra, đánh giá kiểm soát nội bộ của Ngân hàng.

- Thực hiện nhiệm vụ của bộ phận tuân thủ:

+ Đầu mối phối hợp với các đơn vị rà soát, đánh giá việc tuân thủ quy định pháp luật của các quy chế, quy trình nghiệp vụ và quy định nội bộ của Ngân hàng; đề xuất giải pháp khắc phục, xử lý các trường hợp không tuân thủ. + Đầu mối báo cáo HĐQT, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, thông báo cho các

đơn vị về các thay đổi quy định liên quan của pháp luật.

+ Hỗ trợ các đơn vị liên quan trong việc xây dựng, rà soát quy định nội bộ đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật; xử lý các vướng mắc về việc tuân thủ quy định của pháp luật theo quy định nội bộ của Ngân hàng Atheo chỉ đạo của Ban lãnh đạo.

+ Rà soát, đánh giá quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận tuân thủ để trình Tổng giám đốc sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết.

- Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và quy định của Ngân hàng; thực hiện công tác phòng chống tham nhũng và tội phạm; tổng hợp báo cáo gửi các cơ quan nhà nước theo quy định của Ngân hàng.

- Đầu mối cung cấp thông tin (kể cả thông tin mật) theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Công an, Thuế, Thi hành án....).

- Đầu mối làm việc với các đoàn và cơ quan bên ngoài có liên quan theo sự phân công của Ban lãnh đạo. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị của các đoàn bên ngoài và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của các đoàn bên ngoài theo quy định.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tại Trụ sở chính xây dựng tiêu chí xếp hạng rủi ro, thực hiện cơ chế trao đổi thông tin về rủi ro giữa các đơn vị, phối hợp thực hiện việc xác định, đo lường, theo dõi, phòng ngừa rủi ro tại Ngân hàng.

- Xây dựng Quy trình kiểm tra nội bộ trình Tổng giám đốc ban hành. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban lãnh đạo giao.

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CÁN BỘ KIỂM TRA NỘI BỘ TẠI BAN KIỂM TRA NỘI BỘ, NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w