* Về khách hàng:
Một số yếu tố sau đây thuộc về khách hàng gây tác động đến hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM bao gồm:
- Tính trung thực, đạo đức của khách hàng vay vốn: Thái độ thiếu thiện chí và bất hợp tác của người đi vay; hiện tượng cố ý, cố tình lừa đảo Ngân hàng để chiếm đoạt tài sản; người đi vay sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí, chây ì trong việc trả nợ vay; thông tin mà khách hàng cung cấp sai lệch quá nhiều, thiếu tính thực tế, chỉ mang tính chất hình thức. Do đó, làm cho Ngân hàng khó khăn trong việc nắm bắt
tình hình sản xuất kinh doanh cũng như trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.
- Năng lực quản lý kinh doanh: Nhiều khách hàng đầu tư vào nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý, là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trong thực tế. Về mặt khác, khách hàng gặp phải những thay đổi môi trường kinh doanh không thể lường trước được khiến khách hàng lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính không thể khắc phục được.
* Về pháp lý:
Yếu tố pháp lý bao gồm tính đồng bộ, tính đầy đủ của một hệ thống luật, các văn bản dưới luật, gắn liền với việc chấp hành luật. Trong nền kinh tế thị trường, pháp luật đã trở thành một bộ phận vô cùng quan trọng, là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại xảy ra trong hoạt động kinh tế, xã hội. Nếu không có pháp luật hay pháp luật không đồng bộ thống nhất với những yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường thì mọi hoạt động trong nền kinh tế thị trường không thể suôn sẻ được, pháp luật đã bảo vệ quyền, lợi ích của các chủ thể trong xã hội, cùng với việc tạo lập một môi trường kinh doanh thuận lợi.
Rõ ràng yếu tố pháp luật có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động tín dụng. Chỉ khi khách hàng tham gia quan hệ tín dụng, luôn tuân thủ chấp hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì quan hệ tín dụng mới mang lại hiệu quả, tránh phát sinh những hành vi tiêu cực.
* Chính sách kinh tế vĩ mô:
Bao gồm CSTT và CSTC, vốn có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của NHTM, trong đó có hoạt động tín dụng. Dựa theo tình hình kinh tế của từng thời kỳ mà nhà nước đưa ra chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn nhằm ưu tiên phát triển hay hạn chế một ngành ghề then chốt nào đó với mục tiêu xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý. Nếu chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp sẽ dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN (khách hàng vay vốn, bản thân Ngân hàng) diễn ra trôi
chảy, đạt hiệu quả cao, tạo ra một môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư, qua đó thu hồi được vốn cho vay của Ngân hàng và ngược lại.
* Yếu tố khác:
Những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của con người, bao gồm: hỏa hoạn, lũ lụt, hạn hán, thiên tai, dịch bệnh... thông thường tác động rất nặng nề đến khách hàng vay vốn làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị đổ bể, tổn thất lớn, dẫn đến mất khả năng trả nợ vay.
Các NHTM luôn theo đuổi mục tiêu vì lợi nhuận, nên các NHTM luôn phải cạnh tranh với nhau; việc cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng diễn ra gay gắt với nhau thông qua chiếm lĩnh thị phần cùng với việc lôi kéo khách hàng, quan tâm chăm sóc khách hàng. Quá trình cạnh tranh giữa các NHTM sẽ khuyến khích các NHTM nâng cao hiệu quả việc sử dụng và phân bổ nguồn lực tài chính.