Bảng 3.5. Dư nợ phân theo thời hạn qua các năm
Đơn vị tính: triệu đồng
Nội dung
Thời gian (năm)
2010 2011 2012 2013 2014 Tổng dư nợ 209.310 254.579 314.202 340.652 358.051 1. Dư nợ ngắn hạn 126.408 153.427 198.627 216.711 233.428 - Tỷ trọng (%) 60,4 60,3 63,2 63,6 65,2 2. Dư nợ trung hạn 58.940 69.268 67.844 73.088 68.254 - Tỷ trọng (%) 28,2 27,2 21,6 21,5 19 3. Dư nợ dài hạn 23.962 31.884 47.731 50.763 56.369 - Tỷ trọng (%) 11,4 12,5 15,2 14,9 15,8
Theo số liệu bảng 3.5, dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ; nguyên nhân, một là khách hàng vay vốn khi thật sự cần, tâm lý e ngại nợ; hai là vay vốn với khoản vay nhỏ để bổ sung vào vốn tự có nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh; ba là vòng vay vốn tín dụng đối với cá thể, hộ sản xuất phục vụ sản xuất nông nghiệp thông thường là ngắn hạn. Cụ thể, vào năm 2010 chiếm tỷ trọng 60,4%, năm 2011 là 60,3%, năm 2012 là 63,2%, năm 2013 là 63,6%, đến năm 2014 tăng đạt 65,2%.
Dư nợ trung hạn chiếm tỷ trọng tương đối khá cao. Cụ thể, như năm 2010 đạt 28,2%, năm 2011 là 27,2%, năm 2012 là 21,6%, năm 2013 là 21,5%, đến năm 2014 giảm còn 19%. Ngoài ra, dư nợ dài hạn qua các năm chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ, và ở mức 11,4% năm 2010 và đến năm 2014 tăng nhưng chỉ đạt ở mức là 15,8%. Việc Ngân hàng cho vay dài hạn thì mức độ rủi ro sẽ tăng, do đó đòi hỏi Ngân hàng cần lưu ý về các khoản cho vay.