Thực trạng về hiệu quả hoạt động tín dụng thông qua một số chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã bình minh (Trang 53 - 59)

3.5.1.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng:

Bảng 3.6.Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng qua các năm

Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung

Thời gian (năm)

2010 2011 2012 2013 2014

1. Dư nợ tín dụng 209.310 254.579 314.202 340.652 358.051 2. Tăng trưởng tuyệt đối 37.257 45.269 59.623 26.450 17.399 3. Tỷ lệ tăng trưởng (%) 17,8 21,63 23,4 8,4 5,1

Theo số liệu bảng 3.6, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng luôn là con số dương, nhưng có sự tăng trưởng không đồng đều và đang có xu hướng giảm. Cụ thể, vào năm 2010 có tỷ lệ tăng trưởng là 17,8%, năm 2011 là 21,63% và đến năm 2012 tăng nhẹ đạt 23,4%; từ năm 2010 đến 2012 thì có tỷ lệ tăng trưởng cao trong 05 năm trở lại đây; bước sang năm 2013, tỷ lệ này đã giảm xuống mạnh là 8,4% và năm 2014 chỉ còn 5,1%.

3.5.1.2. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên:

Bảng 3.7.Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên qua các năm

Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung

Thời gian (năm)

2010 2011 2012 2013 2014 1. Thu nhập lãi 25.698 31.822 45.886 48.594 54.707 2. Chi phí lãi 12.120 15.782 24.331 26.380 30.844 3. Mức chênh lệch (1-2) 13.578 16.040 21.555 22.214 23.863 4. Dư nợ bình quân 191.365 231.945 284.391 327.427 349.352 5. NIM (%). (3/4) 7,09 6,91 7,58 6,78 6,83

Nguồn: Báo cáo của NHNo&PTNT Bình Minh [7]

Theo số liệu bảng 3.7, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên qua các năm tương đối cao, luôn đạt tỷ lệ trên 6%. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên vào năm 2010 là 7,09%; năm 2011, tỷ lệ này đã giảm nhẹ, đạt là 6,91%; năm 2012, tỷ lệ này lại tăng lên ở mức là 7,58%; và năm 2013, tỷ lệ này đã giảm xuống chỉ còn đạt là 6,78%; đến năm 2014, tỷ lệ này lại tăng trở lại nhưng với mức thấp đạt là 6,83%. Để đạt được tỷ lệ như vậy là do Ngân hàng đã có được những nguồn vốn đầu vào với chi phí thấp, thu nhập lãi tăng cao hơn chi phí trả lãi, điều chỉnh lãi suất huy động và cho vay theo thị trường.

3.5.1.3. Chênh lệch lãi suất bình quân:

Bảng 3.8. Chênh lệch lãi suất bình quân qua các năm

Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung

Thời gian (năm)

2010 2011 2012 2013 2014

1. Thu nhập lãi 25.698 31.822 45.886 48.594 54.707

2. Tài sản có sinh lời 209.310 254.579 314.202 340.652 358.051

3. Chi phí lãi 12.120 15.782 24.331 26.380 30.844

4. Tổng nguồn vốn phải trả lãi 159.481 185.679 217.475 260.376 292.561

5. Chênh lệch lãi suất bình quân (%). (1/2-3/4)

4,68 4,00 3,41 4,13 4,73

Nguồn: Báo cáo của NHNo&PTNT Bình Minh [7]

Theo số liệu bảng 3.8, chênh lệch lãi suất bình quân của Ngân hàng từ năm 2010 - 2014 có sự thay đổi, nhưng luôn đạt tỷ lệ tương đối khả quan. Vào năm 2014, tỷ lệ này tăng 0,05% so với năm 2010. Cụ thể, vào năm 2010 chênh lệch lãi suất bình quân là 4,68%; năm 2011 có chiều hướng giảm chỉ còn 4,00% và năm 2012 tiếp tục giảm sâu, chỉ đạt 3,41%; cho đến năm 2013, lại tăng trở lại là 4,13% và năm 2014 là 4,73.%.

Nếu Chi phí lãi/Tổng nguồn vốn phải trả lãi tăng cao thì chênh lệch lãi suất bình quân sẽ giảm, tương đương với việc chi phí đầu vào của Ngân hàng sẽ tăng cao; và ngược lại, Nếu Chi phí lãi/Tổng nguồn vốn phải trả lãi giảm thì chênh lệch lãi suất bình quân sẽ tăng, tương đương với việc Ngân hàng có được chi phí đầu vào thấp.

Bảng 3.9.Tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm

Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung

Thời gian (năm)

2010 2011 2012 2013 2014 A. Tổng dư nợ 209.310 254.579 314.202 340.652 358.051 1. Nợ nhóm 1 203.423 248.981 308.440 332.290 350.215 - Tỷ trọng (%) 97,19 97,8 98,16 97,55 97,8 2. Nợ nhóm 2 3.076 2.542 2.775 5.331 3.848 - Tỷ trọng (%) 1,47 1 0,9 1,57 1,07 3. Nợ nhóm 3 1.442 1.284 1.651 1.266 1.757 - Tỷ trọng (%) 0,69 0,5 0,52 0,37 0,49 4. Nợ nhóm 4 839 1.092 772 1.047 1.308 - Tỷ trọng (%) 0,4 0,43 0,24 0,3 0,36 5. Nợ nhóm 5 530 680 564 718 923 - Tỷ trọng (%) 0,25 0,27 0,18 0,21 0,28 Tỷ lệ nợ quá hạn(%). (2+3+4+5)/A 2,8 2,2 1,83 2,45 2,19

Nguồn: Báo cáo của NHNo&PTNT Bình Minh [7]

là 97,19%, năm 2011 là 97,8%, năm 2012 là 98,16%, đến năm 2013 giảm nhẹ còn 97,55%, và đến năm 2014 là 97,8%. Để có được kết quả tốt như trên là do Ngân hàng đã có sự nổ lực phấn đấu, theo dõi những khoản cho vay và đôn đốc thu nợ đối với khách hàng.

Cùng với đó là nợ nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, khoảng trên dưới 1%, phần tỷ trọng còn lại được chiếm vào nợ nhóm 1. Hơn nữa, tỷ lệ nợ quá hạn trong giai đoạn 2012 đến 2014 dao động từ 1,83% đến 2,19, và tỷ lệ nợ quá hạn trong giai đoạn 2010 đến 2014 dao động từ 2,8% đến 2,19%; tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với quy định của NHNN là nợ quá hạn không quá (5%).

3.5.1.5. Hiệu suất sử dụng vốn:

Bảng 3.10. Hiệu suất sử dụng vốn qua các năm

Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung

Thời gian (năm)

2010 2011 2012 2013 2014 1. Tổng vốn huy động 159.481 185.679 217.475 260.376 292.561 2. Tổng dư nợ 209.310 254.579 314.202 340.652 358.051 3. Hiệu suất sử dụng vốn (lần). (2/1) 1,31 1,37 1,5 1,31 1,22

Nguồn: Báo cáo của NHNo&PTNT Bình Minh và tính toán của tác giả [7]

Theo số liệu bảng 3.10, dư nợ qua các năm luôn tăng so với nguồn vốn huy động. Điều này, cho ta thấy nhu cầu vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng luôn cao. Hơn nữa, hiệu suất sử dụng vốn cho thấy rằng Ngân hàng đã tích cực tạo ra lợi nhuận từ nguồn vốn huy động. Vào năm 2010 đến 2012 chỉ số này tăng từ 1,31 lần lên 1,5 lần, biểu hiện rằng Ngân hàng đã sử dụng triệt để vốn huy động để cho vay. Giai đoạn 2013 đến 2014 chỉ số này sụt giảm chỉ còn 1,22 lần.

Điều này lại cho thấy trong giai đoạn này nguồn vốn huy động của Ngân hàng đang có chiều hướng tăng cao.

Thường chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn là chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại tại hội sở,

Đây là Ngân hàng chi nhánh, và trực thuộc hội sở Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long. Nhưng, tác giả sử dụng chỉ tiêu này để đo lường hiệu quả hoạt động tín dụng nhằm cho thấy kết quả cho vay và kết quả huy động vốn tại Ngân hàng. Qua bảng số liệu 3.11, tuy nguồn vốn huy động của Ngân hàng không được nhiều, nhưng Ngân hàng vẫn cho vay, và dư nợ luôn lớn hơn nguồn vốn huy động, do Ngân hàng sử dụng vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên. Điều này cho thấy, Ngân hàng cần có những biện pháp khả thi nhằm tích cực tăng cường huy động vốn để giảm phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên.

3.5.1.6. Vòng quay vốn tín dụng:

Bảng 3.11. Vòng quay vốn tín dụng qua các năm

Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung

Thời gian (năm)

2010 2011 2012 2013 2014 1. Dư nợ đầu kỳ 173.419 209.310 254.579 314.202 340.652 2. Dư nợ cuối kỳ 209.310 254.579 314.202 340.652 358.051 3. Dư nợ bình quân 191.365 231.945 284.391 327.427 349.352 4. Doanh số thu nợ 293.566 427.081 575.194 694.308 788.025 5. Vòng quay vốn tín dụng (vòng). (4/3) 1,5 1,8 2,0 2,1 2,3 6. Số ngày thu nợ 240 200 180 171 156

Vòng quay vốn tín dụng được dùng để đánh giá tình hình luân chuyển của đồng vốn tín dụng. Đồng thời còn đánh giá tình hình quản lý nợ, thu hồi nợ trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng có hiệu quả hay không. Nếu vòng quay vốn tín dụng càng cao thì cho thấy việc quản lý tín dụng tốt, thu hồi nợ nhanh; và ngược lại vòng quay tín dụng thấp sẽ dẫn đến việc quản lý tín dụng không tốt, thu hồi nợ chậm.

Theo số liệu ở bảng 3.11, vòng quay tín dụng tăng qua các năm. Cụ thể, vào năm 2012 là 2,0 vòng, năm 2013 là 2,1 vòng, và cho đến năm 2014 là 2,3 vòng; nhưng riêng vào năm 2010 chỉ đạt 1,5 vòng và năm 2011 là 1,84 vòng. Nhìn chung vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng tương đối nhanh.

Số ngày thu nợ của Ngân hàng có xu hướng giảm nhanh, do vòng quay vốn tín dụng tăng lên hàng năm. Cụ thể, vào năm 2010 số ngày thu nợ là 240 ngày, năm 2011 là 200 ngày, năm 2012 là 180 ngày, năm 2013 là 171 ngày, và đến năm 2014 chỉ còn 156 ngày. Thường Ngân hàng cho vay và thu nợ hàng quý.

Vào năm 2010 vòng quay tín dụng đạt 1,5 vòng, tương đương dư nợ ngắn hạn chiếm 60,4% trong tổng dư nợ; đến năm 2011 vòng quay tín dụng đạt 1,8 vòng, dư nợ ngắn hạn chiếm 60,3% trong tổng dư nợ; đến năm 2012 vòng quay tín dụng đạt 2 vòng, dư nợ ngắn hạn chiếm 63,2% trong tổng dư nợ; đến năm 2013 vòng quay tín dụng đạt 2,1 vòng, dư nợ ngắn hạn chiếm 63,6% trong tổng dư nợ; đến năm 2014 vòng quay tín dụng đạt 2,3 vòng, dư nợ ngắn hạn chiếm 65,2% trong tổng dư nợ. Điều này cho thấy, Ngân hàng có dư nợ trung và dài hạn thấp hơn dư nợ ngắn hạn, và dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, cho nên tốc độ luân chuyển vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng cũng đạt nhanh hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã bình minh (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)