Nam - chi nhánh Lâm Đồng.[14]
Để hoạt động tín dụng trên địa bàn tỉnh thực sự đạt hiệu quả cao hơn nữa trong thời gian tới, Chi nhánh NHNo&PTNT Lâm Đồng đã thực hiện một số biện pháp như sau:
Nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu tín dụng, xây dựng phương án đầu tư chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng tại địa phương; tiến hành phân loại khách hàng. Tiếp tục thực hiện định hướng kinh doanh, củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng; đặc biệt quan tâm tới công tác tiếp thị và tìm ra những sản phẩm mới trong hoạt động huy động vốn. Ngoài ra Chi nhánh còn: mở các lớp tập huấn chương trình tín dụng Ngân hàng cho các cán bộ Ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng. Đẩy nhanh tiến độ thu nợ khoanh và nợ tồn đọng; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể vận động các hộ chây ì, không thanh toán nợ cho Ngân hàng.
Đồng thời, Ngân hàng cũng đề nghị các ban, ngành liên quan trên địa bàn phối hợp, tổ chức thực hiện một số công tác như:
Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ cư và quyền sở hữu nhà ở tại thành phố, thị trấn. Cần khắc phục tình trạng hạn hán về mùa khô và lũ lụt về mùa mưa, cần làm tốt công tác quy hoạch kinh tế vùng, tiểu vùng, cũng như quy hoạch về thủy lợi.
Tạo cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thu mua, chế biến và tiêu thụ hàng nông sản; triển khai thực hiện tốt Quyết định 08/2002/QĐ- TTg “Về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng” của Thủ tướng Chính phủ.
2.3.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Bình Phước.[12]
Đối với Chi nhánh Bình Phước nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng, thì họ đề cao công tác kế hoạch và chiến lược kinh doanh lâu dài và được chỉ đạo xuyên suốt ngay từ đầu năm, để từ đó thấy được những mặt làm được, chưa làm được để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời và đón đầu những thời cơ.
Ngoài ra Chi nhánh luôn đòi hỏi CBTD phụ trách địa bàn phải có quan hệ mật thiết với UBND xã và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tại địa phương. Vì Chi nhánh đã nhận thấy hoạt động tín dụng gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong từng thời kỳ. Kết quả:
thực tế cho thấy, tại những địa bàn mà CBTD thiết lập mối quan hệ tốt với cấp ủy, chính quyền địa phương thì hoạt động tín dụng sẽ tăng trưởng tốt và chất lượng tín dụng được bảo đảm. UBND xã không những hỗ trợ CBTD trong việc thẩm định cho vay mà còn rất đắc lực trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc thu lãi, thu nợ, xử lý nợ quá hạn, nợ có vấn đề.
NHNo&PTNT chi nhánh Bình Phước cũng nhận thức được đầu tư phát triển nông nghiệp - nông thôn có liên quan trực tiếp với hoạt động sản xuất của người nông dân. Vì vậy, Hội nông dân đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề đầu tư tín dụng của Ngân hàng. Việc NHNo&PTNT ký Nghị quyết liên tịch với Hội nông dân đã tạo cơ sở vững chắc cho những hoạt động phối hợp giữa hai bên trong thời gian tới. Đây là việc làm hết sức thiết thực trong việc đầu tư tín dụng của Ngân hàng, tạo mối quan hệ hữu cơ vững chắc giữa hoạt động của hai bên.
Chi nhánh Bình Phước cũng như các Ngân hàng khác, khi đứng trước tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, Họ củng cố gắng nâng cao thái độ phục vụ của đội ngũ CBTD cũng như các CBNV giao dịch, Chi nhánh Bình Phước đã triển khai thực hiện nghiêm túc văn bản số 1411/NHNo-06 của Tổng giám đốc về chỉ đạo điều hành công tác tín dụng đối với hộ sản xuất, hợp tác xã và trang trại, kịp thời chấn chỉnh những sai sót, tồn tại trong công tác tín dụng, đặc biệt là tác phong và quan hệ giao tiếp của CBTD đối với khách hàng.
2.3.3. Kinh nghiệm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Hà Tây.[13] Nam - chi nhánh Hà Tây.[13]
Để hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao hơn nữa, NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Tây chủ động triển khai có bài bản, khoa học và kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, định hướng kinh doanh của ngành và mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương; đồng thời thực hiện chỉ đạo tốt 5 công cụ điều hành đó là: kế hoạch, lãi suất, tài chính, kiểm tra - kiểm soát và thi đua. Bên cạnh đó, NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây đã thực hiện các biện pháp tổ chức chỉ đạo và vận hành nghiệp vụ như sau:
Trong hoạt động tín dụng, chi nhánh NHNo&PTNT Hà Tây tích cực chỉ đạo mở rộng đầu tư vào tất cả các thành phần kinh tế, trên cơ sở phân loại lựa chọn khách hàng, lựa chọn thị trường; dự án khả thi; chú trọng đầu tư vào các Doanh nghiệp, kinh tế hộ, các loại hình lĩnh vực kinh tế trọng điểm; áp dụng linh hoạt cơ chế cho vay đảm bảo tiền vay, giảm thiểu số hồ sơ vay vốn tạo thuận lợi cho khách hàng, đồng thời làm công tác thu nợ đến hạn nâng cao chất lượng tín dụng. Ngoài ra chi nhánh còn:
Tập trung chỉ đạo xử lý và thu hồi nợ quá hạn, thường xuyên phân tích nợ đến từng địa bàn, từng CBTD, thành lập ban thu nợ, có giải pháp thu phù hợp đạt kết quả.
Tiếp tục thực hiện tốt quyết định 67/TTg của Chính phủ, phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành có liên quan và chính quyền địa phương, củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ nhóm.
Đồng thời, Ngân hàng đã thực hiện một số biện pháp tổ chức chỉ đạo như: Tăng cường chỉ đạo, triển khai hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng.
Thực hiện tốt công tác kiểm tra kiểm soát từ Ngân hàng tỉnh đến Ngân hàng cơ sở. Nhìn chung, chất lượng kinh doanh không tốt, không có gì sai lớn, đồng thời có kế hoạch chấn chỉnh sửa sai dứt điểm trong quý và có giải pháp ngăn chặn những sai sót mới, tạo sự ổn định và nâng cao chất lượng kinh doanh đồng đều trong toàn chi nhánh.
Thực hiện lấy phiếu tín nhiệm cán bộ lãnh đạo và phân loại cán bộ trong toàn chi nhánh NHNo&PTNT Hà Tây để lập kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ với phương châm làm nghề gì giỏi nghề đó.
Kết hợp chặt chẽ giữa Đảng, chính quyền, công đoàn thường xuyên phát động phong trào thi đua thực hiện mục tiêu chiến lược kinh doanh, làm tốt công tác giáo dục cán bộ thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, xây dựng quỹ từ thiện xã hội đền ơn đáp nghĩa, quỹ khuyến học,..
2.3.4. Kinh nghiệm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh sở giao dịch I.[11] Nam - chi nhánh sở giao dịch I.[11]
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng trong thời gian qua. Sở giao dịch I đã thực hiện một số biện pháp như sau:
Trong công tác điều hành phải có được chương trình cụ thể, có kiểm tra, đôn đốc và quyết toán, tìm tòi các ý tưởng kế hoạch kinh doanh sáng tạo và triển khai các ý tưởng đó thành hiện thực; xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên đoàn kết thống nhất. Trong công tác khách hàng cần thường xuyên tiếp cận để nắm bắt được thế mạnh của từng khách hàng; làm tốt công tác marketing sẽ mở rộng thị phần và đa dạng hóa các hình thức đầu tư, phát triển các dịch vụ và sản phẩm mới.
Ngoài ra, Ngân hàng luôn luôn tìm cách mở rộng mạng lưới hoạt động để mọi người dân có thể hiểu biết và tiếp cận, giao dịch thuận tiện với Ngân hàng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng đã thường xuyên nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách bồi dưỡng, đào tạo; chăm lo và có chính sách khuyến khích người lao động cùng với tổ chức tốt các phong trào thi đua tại cơ sở.