thôn Việt Nam - chi nhánh thị xã Bình Minh.
Hiệu quả hoạt động tín dụng là vấn đề mà các NHTM đều quan tâm, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của bất kỳ Ngân hàng nào. Qua nghiên cứu NHNo&PTNT Lâm Đồng, NHNo&PTNT Bình Phước, NHNo&PTNT Hà Tây, NHNo&PTNT Sở giao dịch I, tác giả đã rút ra được một số kinh nghiệm hữu ích như sau:
vay, đôn đốc thu nợ, thu lãi và xử lý nợ có vấn đề. Hơn nửa, Ngân hàng phải cập nhật và bám sát các chính sách, đường lối chủ trương của đảng, nhà nước về phát triển kinh tế xã hội tại địa phương nhằm đặt ra mục tiêu và phương hướng hoạt động cho chi nhánh.
Ngân hàng cần chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên có phẩm chất đạo đức và nghiệp vụ tốt, và phân công công việc phù hợp, gắn trách nhiệm. Ngoài ra, Ngân hàng nên thường xuyên phát động các phong trào thi đua, khen thưởng nhằm động viên cán bộ nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ngân hàng cần thực hiện chặt chẽ nghiệp vụ quy trình cho vay, có sự phân công và tách bạch rõ ràng của từng bộ phận. Ngoài ra, Ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng không chỉ quan tâm về tài sản bảo đảm mà còn phải chú trọng đến khả năng trả nợ cũng như tình hình tài chính của khách hàng.
Nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, Ngân hàng buộc người ra quyết định cho vay phải xem xét kỹ lưỡng và có trách nhiệm đối với quyết định của mình, như đối với các hợp đồng tín dụng cần phải xác định cụ thể, rõ ràng thẩm quyền ra quyết định. Trong đó, mỗi cấp quản lý sẽ có thẩm quyền quyết định trong việc chấp nhận hoặc từ chối khoản vay, giá trị khoản vay càng lớn thì càng được xem xét ở thẩm quyền cấp cao.
Ngân hàng cần liên tục giám sát các khoản cho vay bằng cách thu thập thông tin khách hàng vay vốn, giám sát hoạt động vay vốn, mục đích vay vốn và sử dụng vốn vay của khách hàng nhằm kịp thời xử lý nếu có rủi ro xảy ra.
Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác Marketing, từ việc tuyên truyền, quảng bá, xây dựng thương hiệu NHNo&PTNT đến với người dân tại địa phương.
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Chương 2, tác giả đã trình bày những lý luận cơ bản về tín dụng Ngân hàng và hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM như: khái niệm, các yếu tố ảnh hưởng, một số chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động tín dụng. Đồng thời, tác giả đã đề cập đến
kinh nghiệm của một số chi nhánh NHNo&PTNT về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Nội dung chương này là cơ sở phân tích ở các chương sau. Từ đó, tác giả đánh giá, xác định đúng thực trạng, cũng như đưa ra các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI
NHÁNH THỊ XÃ BÌNH MINH