Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn tại địa phương qua các năm
Đơn vị tính: triệu đồng
Nội dung
Thời gian (năm)
2010 2011 2012 2013 2014
Tổng vốn huy động 159.481 185.679 217.475 260.376 292.561
Trong đó: VNĐ 147.920 179.422 191.078 245.133 272.847 - Tỷ trọng (%) 92,7 96,6 87,9 94,1 93,2
A. Loại tiền gửi
1. Tiền gửi kho bạc 16.672 17.213 19.412 15.892 18.317 - Tỷ trọng (%) 10,4 9,3 8,9 6,1 6,3 2. Tiền gửi dân cư 123.099 145.561 177.655 219.683 246.764
- Tỷ trọng (%) 77,2 78,4 81,7 84,4 84,3 3. Từ tổ chức kinh tế 19.710 22.905 20.408 24.801 27.480
- Tỷ trọng (%) 12,4 12,3 9,4 9,5 9,4
B.Thời hạn tiền gửi
1. Tiền gửi Có kỳ hạn 130.378 154.397 190.030 218.869 235.480
- Tỷ trọng (%) 81,8 83,2 87,4 84 80,5 1.1. Dưới 12 tháng 91.220 101.992 124.588 157.006 178.657 1.2. Trên 12 tháng 39.158 52.405 65.442 61.863 54.823
2. Tiền gửi Không kỳ hạn 29.103 31.282 27.445 41.507 57.081 - Tỷ trọng (%) 18,2 16,8 12,6 16 19,5
So sánh tốc độ tăng trưởng vốn huy động hàng năm Đơn vị tính: % Năm Nội dung 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013 16,4 17,1 19,7 12,4
1.Tiền gửi kho bạc 3,2 12,8 -18,1 15,3 2.Tiền gửi dân cư 18,2 22 23,7 12,3 3.Từ tổ chức kinh tế 16,2 -10,9 21,5 10,8 4.Tiền gửi có kỳ hạn 18,4 23 15,2 7,6 5.Tiền gửi không kỳ hạn 7,5 -12,3 51,2 37,5
Nguồn: Báo cáo của NHNo&PTNT Bình Minh [7]
Đối với hoạt động tín dụng thì nguồn vốn huy động có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó đóng vai trò chi phối và quyết định đến tăng trưởng tín dụng. Với phương châm “đi vay để cho vay” NHNo&PTNT Bình Minh đã áp dụng nhiều biện pháp huy động vốn đa dạng, linh hoạt như: Tiền gửi tiết kiệm với các kỳ hạn đa dạng; Tiền gửi dân cư; Tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Ngoài ra, Ngân hàng có lợi thế tốt về thương hiệu NHNo&PTNT, uy tín, có mạng lưới giao dịch xuống tận xã cùng với phong cách phục vụ nhanh nhẹn, ân cần của cán bộ nhân viên Ngân hàng đối với khách hàng, nên nguồn vốn huy động tại Ngân hàng không ngừng gia tăng qua các năm.
Nguồn tiền gửi từ kho bạc tăng trưởng vào năm 2014 vốn huy động đạt 18.317 triệu đồng tăng 1.645 triệu đồng so với năm 2010; nhưng về tỷ trọng của tiền gửi kho bạc trong tổng nguồn vốn huy động thì có xu hướng giảm dần vào năm 2010 chiếm tỷ trọng 10,4%, đến năm 2014 tỷ trọng chỉ còn 6,3%.
Nguồn tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2014, nguồn vốn huy động đạt 246.764 triệu đồng, tăng 123.665 triệu đồng so với năm 2010, tỷ trọng nguồn vốn này tăng từ 77,2% vào năm 2010 cho đến 84,3% vào năm 2014. Qua đó cho thấy rằng, nguồn tiền gửi này tăng trưởng đều qua các
năm, đây là nguồn vốn có xu hướng ngày càng ổn định, và sẽ tạo điều kiện để NHNo&PTNT Bình Minh tự cân đối trong hoạt động tín dụng.
Nguồn tiền gửi từ tổ chức kinh tế trong thời gian qua đã tăng trưởng tương đối ổn định, vào năm 2010 đạt 19.710 triệu đồng, đến năm 2014 nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế đạt 27.480 triệu đồng tăng 7.770 triệu đồng; nhưng về tỷ trọng lại có chiều hướng giảm từ 12,4% vào năm 2010 và giảm xuống còn 9,4% vào năm 2014.
Nguồn vốn huy động phân loại theo thời hạn cho thấy tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao, còn lại là tiền gửi không kỳ hạn. Điều này là do khách hàng gửi tiền là cá nhân, hộ gia đình gửi tiền với mục đích tiết kiệm, thu lãi càng cao càng tốt. Trong khi đó, các tổ chức kinh tế thông thường gửi tiền nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu thanh toán, với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chủ tài khoản sẽ linh hoạt với khoản tiền gửi của mình, hưởng với mức lãi suất thấp.
Cụ thể, tiền gửi không kỳ hạn vào năm 2010 chiếm tỷ trọng 18,2%, năm 2011 còn 16,8%, năm 2012 chỉ còn 12,6%, năm 2013 tăng lên là 16%, và năm 2014 là 19,5%;
thời hạn tiền gửi này có xu hướng tăng, chủ yếu là do tiền gửi từ tổ chức kinh tế và kho bạc tăng. Song, tỷ trọng của tiền gửi có kỳ hạn đang có xu hướng giảm vào năm 2010 là 81,8% đến năm 2013 là 84%, nhưng vào năm 2014 chỉ còn 80,5%. Trong đó tiền gửi dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi trên 12 tháng, như vậy có thể
nhận thấy rằng nguồn vốn để cân đối cho vay trung và dài hạn đang giảm đáng kể.
Qua biểu đồ 3.1, tốc độ tăng trưởng vốn huy động ở mức tương đối cao, về tốc độ tăng trưởng vốn huy động năm sau so với năm trước thì tăng khá tốt; năm 2011 tăng 16,4%, năm 2012 tăng 17,1%, năm 2013 tăng 19,7%, vào năm 2014 tốc độ tăng chậm lại, chỉ tăng 12,4%. Với tình trạng huy động vốn của Ngân hàng như vậy ta có thể khẳng định rằng nguồn vốn huy động trong những năm vừa qua tương đối khả quan, nhưng riêng năm 2014 thì giảm mạnh.