Những tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã bình minh (Trang 70 - 72)

Việc cấp tín dụng cho khách hàng thường còn phụ thuộc nhiều vào tài sản bảo đảm. Cụ thể, qua khảo sát thực tế cho thấy có đến 40,625% ý kiến cho rằng khó khăn gặp phải khi khách hàng vay vốn là tài sản bảo đảm; nhưng hiện tại vẫn chưa có văn bản quy định về kiểm tra định kỳ tài sản bảo đảm, nên dễ dẫn đến rủi ro như Ngân

hàng không xử lý được tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, và đây cũng là nguyên nhân gây ra nợ quá hạn.

Nguồn vốn huy động tuy có tăng trưởng khá, nhưng tính ổn định chưa cao, giá cả biến động, gây tâm lý lo ngại đối với người gửi tiền. Ngoài ra, nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng tín dụng, nên thường sử dụng vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên để cấp tín dụng với chi phí cao. Từ đó, làm giảm lợi nhuận. Cụ thể, vào năm 2014 vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng là 18,3%(tỷ lệ đảm bảo nguồn vốn kinh doanh là 81,7%). Hơn nữa, khi nguồn vốn điều chuyển bị hạn chế, Ngân hàng sẽ không thực hiện được mục tiêu tăng trưởng tín dụng phục vụ cho sự phát triển kinh tế địa phương.

Tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài, phát sinh dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; thêm giá cả hàng hóa nông sản sụt giảm, có tác động đến sản xuất và đời sống nhân dân địa phương, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, gây ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư tín dụng của Ngân hàng, mặc dù có mức tăng trưởng khá, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng xu hướng phát triển kinh tế của địa phương.

Cụ thể, qua khảo sát cho thấy năm 2014, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 5,1%, thấp nhất so với những năm trước đó. Hơn nữa, có đến 59,375% ý kiến cho là tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thấp và 40,625% ý kiến cho là rất thấp.

Công tác thẩm định cho vay thường dựa vào những thông tin, phương án vay, được khách hàng vay vốn cung cấp, cho nên mức độ chính xác rất thấp. Thêm vào đó, CBTD phải phụ trách nhiều công việc như: tiếp xúc khách hàng, thẩm định, phân tích, đề xuất hoặc bác bỏ cho vay, nên dễ bỏ sót trong những khâu đó. Chính vì vậy, Ngân hàng khó phát hiện được việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, kinh doanh thua lỗ.

Cụ thể, qua khảo sát cho thấy: có 50% ý kiến cho rằng khó khăn khi giải quyết cho vay thường nằm tại khâu thông tin khách hàng, và có đến 15,625% ý kiến cho rằng nguy cơ dẫn đến rủi ro trong hoạt động cho vay là thông tin khách hàng cung cấp không đúng sự thật.

Công tác thẩm định, xét duyệt cho vay có lúc, có nơi thực hiện còn chậm và chưa có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong khâu thẩm định cho vay. Còn nhiều trường hợp sử dụng vốn sai mục đích nhưng chưa được xử lý thu hồi kịp thời dẫn đến phát sinh nợ quá hạn. Ngoài ra, có một số khách hàng thiếu thiện trí trong vấn đề trả nợ vay cho Ngân hàng.

Cụ thể, qua khảo sát cho thấy có đến 12,5% ý kiến cho rằng khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích, Và có đến 28,12% ý kiến cho rằng khách hàng vay vốn thiếu tránh nhiệm trong vấn đề trả nợ vay.

Các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng còn hạn chế, chưa được quảng bá rộng rãi, nên chưa có được sự thu hút nguồn vốn huy động từ các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp chi trả tiền lương qua tài khoản. Như hiện nay, Ngân hàng chỉ mới trang bị một máy ATM được đặt tại trụ sở của Ngân hàng.

Hiện tại, Ngân hàng chưa ứng dụng được công nghệ thông tin vào những dịch vụ tiện ích cho khách hàng nhằm giúp Ngân hàng tăng nguồn thu từ dịch vụ. Do trình độ của nhân viên về tin học là không đồng đều.

Cụ thể, qua khảo sát cho thấy có đến 12,5% ý kiến cho rằng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tín dụng là chưa tốt và 6,25% ý kiến cho là quá tệ.

Ngoài ra, qua khảo sát có đến 46,875% có ý kiến cho rằng tình hình huy động vốn là thấp, và có đến 37,5% ý kiến cho là rất thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã bình minh (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)