7. Cấu trúc đề tài
3.4. Khảo nghiệm tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm
* Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp đề xuất
Bảng 3.1. Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất
TT Biện pháp Mức độ cần thiết ∑ (điểm) X Thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết 1
Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức về kỷ luật cho SV.
26 3 1 0 115 3,83 1
2
Tổ chức thực hiện nghiêm các chế độ trong ngày theo nếp sống quân sự cho SV.
24 5 1 0 113 3,77 2
3 Đổi mới nội dung rèn luyện
kỷ luật quân đội cho SV. 20 8 2 0 108 3,60 4
4
Tổ chức mô hình trung đội (lớp) SV tự quản trong GDQP&AN.
22 7 1 0 111 3,70 3
5
Thực hiện đa dạng hóa các hình thức hoạt động ngoại khóa nhằm Giáo dục kỷ luật cho SV.
18 11 1 0 107 3,57 5
6
Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong giáo dục kỷ luật cho SV.
17 11 2 0 105 3,50 6
Các biện pháp giáo dục kỷ cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên được các chuyên gia đánh giá mức độ cần thiết rất cao thể hiện qua bảng 3.1, điểm trung bình của tính cần thiết là X= 3,66 và có 6/6 biện pháp có điểm trung bình
X> 3,0. Tính cần thiết được xếp theo thứ bậc như sau:
Biện pháp: “Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức về kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP &AN Đại học Thái Nguyên” có X= 3,83; xếp thứ 1. Biện pháp: “Tổ chức thực hiện nghiêm các chế độ trong ngày theo nếp sống quân sự cho SV tại Trung tâm GDQP&AN Đại học Thái Nguyên”
có X= 3,77; xếp thứ 2. Biện pháp: “Tổ chức mô hình trung đội (lớp) SV tự quản trong GDQP&AN” có X= 3,70; xếp thứ 3. Biện pháp: “Đổi mới nội dung rèn luyện kỷ luật quân đội cho SV ở Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên”
có X= 3,60; xếp thứ 4. Biện pháp: “Thực hiện đa dạng hóa các hình thức hoạt động ngoại khóa nhằm Giáo dục kỷ luật cho SV Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên” có X= 3,57; xếp thứ 5. Biện pháp: “Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên”
có X= 3,50; xếp thứ 6.
Với kết quả trên cho thấy: Các chuyên gia đã đánh giá các biện pháp nêu trên là rất cần thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục kỷ luật cho SV Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên. Trong các biện pháp trên có 4/6 biện pháp được đánh giá là rất cần thiết; có 2/6 biện pháp được đánh giá là cần thiết đó là các biện pháp 5 và 6. Tuy nhiên cả 2 biện pháp này đều có điểm trung bình chung lớn hơn 3,5 nên có thể nói đó cũng là những biện pháp quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng của công tác giáo dục kỷ luật cho SV Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
* Đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Bảng 3.2. Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất
TT Biện pháp Mức độ khả thi ∑ điểm X Thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết
1 Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức về kỷ luật cho SV
25 4 1 0 114 3,80 1
2 Tổ chức thực hiện nghiêm các chế độ trong ngày theo nếp sống quân sự cho SV.
23 6 1 0 112 3,73 2
3 Đổi mới nội dung rèn luyện kỷ luật quân đội cho SV.
16 12 2 0 104 3,46 6
4 Tổ chức mô hình trung đội (lớp) SV tự quản trong GDQP&AN.
21 8 1 0 110 3,67 3
5 Thực hiện đa dạng hóa các hình thức hoạt động ngoại khóa nhằm Giáo dục kỷ luật cho SV.
17 12 1 0 106 3,53 5
6 Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong giáo dục kỷ luật cho SV.
19 9 2 0 107 3,57 4
Trung bình chung 3,63
Số liệu tổng hợp ở bảng 3.2 cho thấy tính khả thi của các biện pháp giáo dục kỷ luật cho SV Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên được các chuyên gia đánh giá ở mức độ khả thi cao, thể hiện điểm trung bình chung của các biện pháp quản lý là X= 3,63 và có 6/6 biện pháp có X > 3,0. Tính khả thi được đánh giá theo thứ bậc như sau:
Biện pháp: “Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức về kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên” có X= 3,80; xếp thứ 1. Biện pháp: “Tổ chức thực hiện nghiêm các chế độ trong ngày theo nếp sống quân sự cho SV tại Trung tâm GDQP&AN Đại học Thái Nguyên” có X= 3,73; xếp thứ 2. Biện pháp: “Tổ chức mô hình trung đội (lớp) SV tự quản trong GDQPAN” có
X= 3,67; xếp thứ 3. Biện pháp: “Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên” có X = 3,57; xếp thứ 4. Biện pháp: “Thực hiện đa dạng hóa các hình thức hoạt động ngoại khóa nhằm Giáo dục kỷ luật cho SV Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên” có X= 3,53; xếp thứ 5. Biện pháp: “Đổi mới nội dung rèn luyện kỷ luật quân đội cho SV ở Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên” có X= 3,46; xếp thứ 6.
3.4.2.3. Tương quan giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
Bảng 3.3 .Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
TT Biện pháp Cần thiết Khả thi X Thứ bậc X Thứ bậc
1 Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng nhằm
nâng cao nhận thức về kỷ luật cho SV. 3,83 1 3,80 1 2 Tổ chức thực hiện nghiêm các chế độ trong ngày
theo nếp sống quân sự cho SV. 3,77 2 3,73 2 3 Đổi mới nội dung rèn luyện kỷ luật quân đội cho
SV. 3,60 4 3,46 6
4 Tổ chức mô hình trung đội (lớp) SV tự quản trong
GDQP&AN. 3,70 3 3,67 3
5 Thực hiện đa dạng hóa các hình thức hoạt động
ngoại khóa nhằm Giáo dục kỷ luật cho SV. 3,57 5 3,53 5 6 Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong giáo dục kỷ luật
cho SV. 3,50 6 3,57 4
Trung bình chung 3,66 3,63
Từ bảng 3.3 cho thấy, giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được các chuyên gia đánh giá có sự phù hợp cao thể hiện qua điểm trung bình chung của tính cần thiết là 3,66 và tính khả thi là 3,63.
Áp dụng công thức tính hệ số tương quan Sperman:
R = 1- ) 1 ( 6 2 2 n n D Trong đó: R là hệ số tương quan
n là số biện pháp đề xuất
D là hệ số chênh lệch giữa thứ hạng của sự cần thiết và tính khả thi. (D được tính bằng hệ số mi - ni).
Theo phương pháp tính này nếu 0 < R ≤ 1: Sự cần thiết và tính khả thi có tương quan thuận, nghĩa là các biện pháp đề xuất vừa có tính cần thiết, vừa có tính khả thi.
Nếu R < 0 (có giá trị âm): Sự cần thiết và tính khả thi có tương quan nghịch, nghĩa là các biện pháp đề xuất có tính cần thiết, nhưng không khả thi và ngược lại.
R = 1- ) 1 6 ( 6 4 0 0 4 0 0 6 2 R= 1- 35 6 8 6 x x = 1- 210 48 = 1- 0,23 = 0,77
Với kết quả R = 0,77 cho phép rút ra kết luận: Giữa sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất có mối tương thuận ở mức chặt chẽ. Nghĩa là các biện pháp vừa có sự cần thiết vừa có tính khả thi cao. Điều đó cho thấy các biện pháp giáo dục kỷ luật tác giả đề xuất có cơ sở ứng dụng vào thực tiễn trong công tác giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên.
Để hình dung rõ hơn về kết quả khảo nghiệm, chúng tôi lập biểu đồ so sánh sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên có sở lý luận ở chương 1 và thực trạng giáo dục kỷ luật ở chương 2, chúng tôi đã đề xuất 6 biện pháp giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên: 1) Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức về kỷ luật cho SV; 2) Tổ chức thực hiện nghiêm các chế độ trong ngày theo nếp sống quân sự cho SV; 3) Đổi mới nội dung rèn luyện kỷ luật quân đội cho sinh viên; 4) Tổ chức mô hình trung đội (lớp) SV tự quản trong GDQP&AN; 5) Thực hiện đa dạng hóa các hình thức hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục kỷ luật cho SV; 6) Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong giáo dục kỷ luật cho SV.
Các biện pháp đề ra đều được đánh giá là rất cần thiết và có tính khả thi cao. Tuy nhiên, để hiệu quả đạt được cao nhất cần phải tiến hành các biện pháp một cách đồng bộ, thống nhất bởi các biện pháp có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau. Để các biện pháp trên đạt kết quả cao nhất cần phải có sự hợp tác, phối hợp chặt chẽ và nỗ lực của cả GV, SV và các đối tượng có liên quan.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ