Thực hiện các hình thức hoạt động ngoại khóa nhằm Giáo dục kỷ luật cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên (Trang 91 - 95)

7. Cấu trúc đề tài

3.2. Đề xuất các biện pháp giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo

3.2.5. Thực hiện các hình thức hoạt động ngoại khóa nhằm Giáo dục kỷ luật cho

viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên

Tổ chức hoạt động ngoại khóa (HĐNK) ở Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên chặt chẽ, hợp lý, sáng tạo, sẽ phát huy được tính tích cực, sự hứng thú vốn có của SV trong học tập môn học GDQP&AN nói chung và tạo động cơ rèn

luyện kỷ luật cho SV nói riêng. Trong đó, các nội dung giáo dục kỷ luật cho SV thông qua HĐNK với đa dạng các loại hình hoạt động khác nhau sẽ tạo bầu không khí tích cực trong tập thể SV, để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDQP&AN và hình thành, phát triển nhân cách cao đẹp cho thế hệ SV hiện nay.

HĐNK tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên, sẽ góp phần quan trọng trong hoạt động giáo dục kỷ luật cho SV ngay khi đang học tập tại Trung tâm và làm nền tảng xây dựng kỷ luật trong lao động sau khi ra trường, trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao, trở thành đội ngũ cán bộ khoa học có kỷ luật cao, nhà quản lý chuyên môn nghiệp vụ, có ý thức và năng lực trong mọi lĩnh vực công tác, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước.

3.2.5.1. Tổ chức cho sinh viên xem phim tài liệu, phóng sự về lĩnh vực Quốc phòng - An ninh

* Mục tiêu:

Nhằm giáo dục lòng yêu nước, truyền thống lịch sử dân tộc; bồi dưỡng, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng; góp phần củng cố và tăng cường niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và hội nhập quốc tế. Trong đó chú trọng đưa công tác tuyên truyền GDQP&AN toàn dân đi vào chiều sâu, có nền nếp, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho SV đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới. Phim tài liệu, phóng sự về lịch sử cách mạng Việt Nam, chân dung bộ đội Cụ Hồ, về một số đơn vị và những cá nhân điển hình tiên tiến của lực lượng vũ trang nhân dân, trong xây dựng nền nếp chính quy, chấp hành kỷ luật… Đây là những tấm gương sáng, những hình ảnh thực tế hết sức sinh động để SV học tập noi theo, từ đó xây dựng ý thức tự giác và thái độ nghiêm túc trong việc chấp hành kỷ luật.

* Nội dung và cách thực hiện:

Vào đầu năm học, khi có kế hoạch giảng dạy của các khóa học Ban Giám đốc Trung tâm chỉ đạo cơ quan chức năng lập kế hoạch tổ chức cho SV xem phim tài liệu, phóng sự mỗi khóa ít nhất một lần vào tuần đầu của khóa học. Kế hoạch phải thể hiện rõ: Mục đích, yêu cầu, nội dung phim tài liệu, phóng sự… thời gian tiến hành, địa điểm, đơn vị, người phụ trách và đơn vị đảm bảo.

Trong đó cần chú trọng ở mỗi khóa học, mỗi thời điểm trong năm phải tiến hành lựa chọn chủ đề, nội dung phim tài liệu, phóng sự cụ thể, được gắn với ngày truyền thống lịch sử của đất nước, của lực lượng vũ trang nhân dân, gắn với hoạt động của một đơn vị tiêu biểu trong xây dựng nền nếp chính quy, rèn luyện kỷ luật tốt và đặc biệt gắn với những cá nhân điển hình có tính kỷ luật tốt…

Tùy điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, trang thiết bị… của Trung tâm mà lựa chọn đơn vị tổ chức cho phù hợp, có thể theo đội hình của các trung đội, đại đội hay toàn khóa học. Trước khi xem phim tài liệu, phóng sự… Cán bộ quản lý SV, cần làm tốt công tác quán triệt để SV nắm được mục đích, yêu cầu của buổi xem phim. Trong quá trình SV xem phim luôn có cán bộ phụ trách để duy trì và giám sát. Sau buổi xem phim, GV có thể lồng ghép trong quá trình giảng dạy, hoặc đội ngũ án bộ quản lý SV có thể lồng ghép trong quá trình tổ chức sinh hoạt, để tiến hành kiểm tra nhận thức và thái độ của SV về nội dung của phim tài liệu, phóng sự…

Sau mỗi khóa học căn cứ vào phản ánh của SV, Cán bộ quản lý SV và đội ngũ GV, Ban Giám đốc Trung tâm có thể điều chỉnh kế hoạch hoặc nội dung phim tài liệu, phóng sự… cho phù hợp, để góp phần đem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm.

* Điều kiện thực hiện:

Lãnh đạo, chỉ huy Trung tâm có sự quan tâm, chỉ đạo cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch cho cả năm học và cụ thể cho từng khóa học, đây là căn cứ để các cơ quan phối hợp tổ chức thực hiện được hiệu quả; có sự phối hợp, giúp đỡ của cơ quan tuyên huấn các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, khoa và các lược lượng giáo dục có liên quan trong Trung tâm; Trung tâm đầu tư mua sắm, sưu tầm phim tài liệu, phóng sự... cơ sở trang thiết bị và các vật chất bảo đảm khác phục vụ hoạt động xem phim tài liệu, phóng sự... cho SV.

3.2.5.2. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao để sinh viên có điều kiện rèn luyện bản thân

* Mục tiêu:

Là một giải pháp quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng môn học và giải quyết tình trạng ngại rèn luyện, tạo ra sự hứng khởi, hấp dẫn đối với SV. Do đó, Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên cần coi trọng tổ chức các hoạt động

văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vì hoạt động này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, không những hỗ trợ cho nội dung học tập chính khóa, đây còn là quá trình giáo dục rất khoa học, có tác dụng nâng cao hứng thú rèn luyện của SV tại Trung tâm.

Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao không chỉ là một sân chơi giúp SV thư giãn, mà còn là một trong những hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp có tác dụng góp phần nâng cao chất lượng học tập và giáo dục cho SV. Thông qua các loại hình hoạt động này, SV sẽ củng cố, bổ sung và mở rộng thêm tri thức đã học, phát triển óc thẩm mỹ, tăng cường thể chất; giáo dục thái độ tích cực, tinh thần đoàn kết và ý thức chủ động, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể; tạo cho SV có thói quen tự rèn luyện bản thân cả về phẩm chất và kỹ năng. Biến quá trình rèn luyện thành quá trình tự rèn luyện của bản thân. Hơn thế nữa, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, cũng góp phần đắc lực vào việc giáo dục kỷ luật cho SV thông qua điều lệ thi đấu và quy chế hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.

* Nội dung và cách tiến hành:

Nội dung của các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao là rất đa dạng, tùy thuộc vào điều kiện của Trung tâm, đối tượng SV và thời điểm tổ chức mà lựa chọn cho phù hợp. Hoạt động văn hóa, văn nghệ có thể lựa chọn hình thức sân khấu hóa, với những tiểu phẩm kịch mang nội dung phản ánh các hiện tượng vi phạm nội quy, quy định của Trung tâm như: Xưng hô, chào hỏi; mang mặc lễ tiết tác phong; chấp hành chế độ trong ngày; vi phạm quy chế thi, kiểm tra, ra vào lớp… Đối với hoạt động thể dục, thể thao có thể lựa chọn các môn thể thao đồng đội như: Tổ chức giải bóng đá, bóng chuyền, kéo co…

Với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao các nên giao cho tổ chức Đoàn thanh niên chủ trì tổ chức thực hiện, dưới sự giám sát của Ban Giám đốc và cơ quan chức năng của Trung tâm. Vào đầu năm học, căn cứ vào kế hoạch tổng thể của năm học, Ban chấp hành Đoàn tiến hành họp để trao đổi, thống nhất lựa chọn nội dung, chủ đề hoạt động cho từng khóa học trên cơ sở xem xét sự phù hợp với từng đối tượng SV, thời điểm tổ chức và các điều kiện bảo đảm thực tế của Trung tâm, sau đó xây dựng kế hoạch hoạt động tổng thể cho cả năm học, xin ý kiến góp ý của các Phòng, Khoa trong Trung tâm và trình Ban Giám đốc phê duyệt kế hoạch. Trước mỗi khóa học, Đoàn thanh niên căn cứ vào kế hoạch hoạt động tổng thể đã

được phê duyệt, tiến hành lập kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng khóa học, căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm của mỗi khóa học mà có sự điều chỉnh về nội dung, hình thức, quy mô… cho phù hợp, để đem lại hiệu quả như mong đợi, chú ý những thay đổi, điều chỉnh đều phải báo cáo với Ban Giám đốc. Trong quá trình Đoàn thanh niên tổ chức thực hiện, Ban Giám đốc phân công cán bộ phụ trách theo dõi, giám sát và giúp đỡ để mọi hoạt động được diễn ra theo đúng kế hoạch.

Để hoạt động này có hiệu quả, cần có sự kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng và khả năng tự giác của SV với tư cách là chủ thể của các hoạt động. Đồng thời phải biết khai thác triệt để những điều kiện về cơ sở vật chất của Trung tâm, những tiềm năng, khả năng sẵn có của chính SV. Các nội dung, hình thức hoạt động phải luôn luôn mới, đa dạng, phong phú mang tính đặc thù trong môi trường quân sự, gắn với các hoạt động khác của Trung tâm, để tạo sự hấp dẫn và đạt hiệu quả cao trong giáo dục luật cho cho SV. Đặc biệt, cán bộ, GV phải nhận thức được đây không phải nhiệm vụ của riêng Đoàn thanh niên, mà là nhiệm vụ chung của tất cả các cơ quan tổ chức trong Trung tâm và mong muốn thông qua các hoạt động này sẽ thu hút sự tham gia của các cá nhân và các tổ chức trong toàn Trung tâm.

* Điều kiện thực hiện

Cần có sự ủng hộ và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần của các bộ phận có liên quan, ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cần huy động các nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể; Ban Giám đốc Trung tâm, Cán bộ quản lý SV, GV và các tổ chức đoàn thể luôn ủng hộ và có ý thức tham gia, đóng góp cho việc xây dựng, thực hiện các hoạt động; kế hoạch hoạt động phải cụ thể, thường xuyên kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh kịp thời; phải nắm chắc đặc điểm sở thích hoạt động của SV từng trường trước khi vào học tập, rèn luyện tại Trung tâm, nhằm xây dựng môi trường hoạt động có ý nghĩa giáo dục kỷ luật và để nội dung hoạt động phù hợp với mục tiêu đã đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)