Đánh giá chung về thực trạng giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên (Trang 75 - 79)

7. Cấu trúc đề tài

2.3. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm

giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên

2.3.1. Những ưu điểm

Đa số SV tại Trung tâm có nhận thức về vị trí, vai trò, sự cần thiết của kỷ luật trong quá trình học tập nói chung và trong học tập môn học GDQPAN tại các trung tâm nói riêng. Các em đã nhanh chóng thích nghi được với môi trường học tập mới, có tính chất đặc thù riêng, khi mà SV phải thực hiện các chế độ trong ngày, trong tuần theo một lịch trình nhất định, với những hoạt động cụ thể cho mỗi thời gian trong ngày, đòi hỏi mỗi SV phải có tính tự giác cao. Cùng với đó SV đã có hiểu biết và nhận thức được mức độ cần thiết những yêu cầu của kỷ luật khi học tập, rèn luyện tại các Trung tâm, đây là vấn đề cần thiết để mỗi SV nhanh chóng thích nghi với môi trường rèn luyện mới và cũng là nền tảng xây dựng cho bản thân có tính KL trong học tập và rèn luyện.

Công tác giáo dục KL cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên đã được tiến hành khá tốt, với các nội dung, phương pháp, hình thức và cách thức tiến hành khá phong phú và bức đầu đã đem lại hiệu quả nhất định. Cụ thể, đã làm chuyển biến cho SV từ nhận thức, đến thái độ và hành vi về việc chấp hành kỷ luật ngay từ khi mới nhập học vào Trung tâm tới khi kết thúc thời gian học tập, để rồi từ đó dần hình thành tính KL cho SV. Và xác định đây là nên tảng để SV xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật trong học tập tại các nhà trường cũng như ý thức kỷ luật trong lao động, công tác sau này.

2.3.2. Những hạn chế

Từ kết quả điều tra bằng phiếu cũng như trao đổi trực tiếp, tổng kết thực tiễn, cho thấy những năm gần đây giáo dục KL cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên, mặc dù đội ngũ GV, cán bộ quản lý đều có nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục KL cho SV nhưng thực sự chưa sâu sắc. Ngoài ra việc xây dựng và triển khai kế hoạch, hoạt động giáo dục KL cho SV còn mang tính thụ động, Trung tâm chưa thực sự chủ động đề ra các chương trình, kế hoạch tổ chức giáo dục KL cho SV mang tính dài hạn.

Ngoài ra còn việc kiểm tra đánh giá quá trình chấp hành kỷ luật chưa thường xuyên dẫn đến việc chưa khuyến khích được SV tự giác chấp hành kỷ luật, tự giáo dục bản thân để tự xây dựng cho bản thân mình là người có tính KL cao.

Tóm lại, kết quả khảo sát đội ngũ GV và SV, cho thấy một số yếu tố có tác động trực tiếp đến giáo dục KL cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Những yếu tố trên đã có tác động và mức độ ảnh hưởng khác nhau, nhưng nếu Trung tâm có những biện pháp đúng đắn, phù hợp với tính đặc thù của đơn vị mình thì công tác giáo dục KL cho SV sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng con người mới Xã hội chủ nghĩa.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân thứ nhất là do đối tượng SV có trình độ nhận thức không đồng đều, yếu tố tính chất ngành nghề lựa chọn đang học cũng có tác động không nhỏ đến kết quả giáo dục KL cho SV, như SV học ở khối các trường kỹ thuật sẽ có những đặc

điểm khác với SV học khối các trường sư phạm hoặc xã hội nhân văn. Tiếp theo là ý thức, thái độ động cơ học tập, rèn luyện của SV, môn học GDQPAN được coi là môn học chính khóa, là điều kiện để xét tốt nghiệp, tuy nhiên nhiều SV vẫn coi đây là môn học phụ, do đó xuất hiện tư tưởng học đủ điểm qua và chấp hành các quy định sao cho không bị kỷ luật là được, dẫn đến hiệu quả giáo dục dục KL chưa cao. Thêm nữa là do đặc điểm, tích cách SV theo vùng, miền, thành phần dân tộc và đặc biệt là do ảnh hưởng của thói quen được tự do ở bên ngoài trước khi vào Trung tâm.

Nguyên nhân thứ hai là do sự phối hợp giữa các lực lượng, tổ chức cũng có thời điểm, công việc cụ thể là chưa tốt, chưa huy động được các tổ chức trong Trung tâm tham gia vào công tác giáo dục KL cho SV

Nguyên nhân thứ ba là đường lối của Đảng, Chính sách, pháp luật của Nhà nước, các Chỉ thị, Nghị quyết thuộc lĩnh vực QP-AN luôn được sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, và thế giới, xu hướng của thời đại, bên cạnh đó là sự tác động của nội dung chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ GDQPAN, sẽ chi phối nội dung, biện pháp giáo dục KL cho SV và giải pháp quản lý hoạt động này.

Nguyên nhân thứ tư là, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giáo dục KL cho SV tại Trung tâm là chưa đồng bộ và đầy đủ. Thời gian bố trí riêng cho các hoạt động nhằm giáo dục KL cho SV còn hạn chế, một phần là do thời gian học tập tại Trung tâm là ngắn, nhưng một phần cũng do các cấp quản lý còn chưa thực sự chú trọng ưu tiên cho hoạt đồng này, mới chỉ dừng lại là lồng ghép vào các hoạt động khác.

Trên đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến kết quả của công tác giáo dục giáo dục KL cho SV còn chưa đạt được như mong muốn. Do đó rất cần có sự đổi mới biện pháp giáo dục KL cho SV để công tác này đạt được hiệu quả như mong muốn trong thời gian tới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua kết quả khảo sát chương 2 cho biết phần lớn GV và SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của giáo dục kỷ luật, chỉ còn một bộ phận nhỏ SV chưa nhận thức đúng về vấn đề này. Bên cạnh đó, họ cũng đều nhận ra các biểu hiện chưa hợp chuẩn của SV khi theo học tại Trung tâm hiện nay.

GV đã thực hiện giáo dục kỷ luật theo đúng mục tiêu đã đề ra, xây dựng nội dung cụ thể, rõ ràng. Trên cơ sở đó, GV lựa chọn đa dạng các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, tuy nhiên việc lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục được thực hiện chưa tốt, chưa đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kỷ luật cho SV, trong đó, cán bộ GV và SV đánh giá cao ảnh hưởng của các yếu tố “Quan điểm, thái độ của đội ngũ GV GDQP&AN về giáo dục kỷ luật cho SV”, “Nhận thức về lối sống của SV hiện nay”, “Ý thức tự rèn luyện của SV” và “Môi trường quân đội ở Trung tâm GDQP&AN và đặc điểm quá trình đào tạo của Trung tâm”, đồng thời họ cũng đánh giá thấp mức độ ảnh hưởng của các yếu tố “Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước”“Sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội đối với việc giáo dục kỷ luật”.

Kết quả khảo sát này là cơ sở để tác giả nghiên cứu đề ra những biện pháp giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm, nhằm khắc phục các tồn tại của thực trạng trên, góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả của dạy học và giáo dục kỷ luật nói riêng, chương trình GDQP&ANnói chung của Trung tâm GDQP&AN hiện nay.

Chương 3

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT CHO SINH VIÊN TẠI TRUNG TÂM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)