Thực trạng nhận thức về giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên (Trang 49)

7. Cấu trúc đề tài

2.2. Kết quả khảo sát

2.2.1. Thực trạng nhận thức về giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm

dục Quốc phòng và An ninh - Đại học Thái Nguyên

2.2.1.1. Nhận thức của cán bộ giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng của giáo dục kỷ luật

Nhận thức đúng đắn của cán bộ GV và SV về tầm quan trọng của giáo dục kỷ luật là cơ sở quan trọng để tổ chức giáo dục cho SV tại Trung tâm. Để tìm hiểu nội dung này, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 (ở phiếu điều tra số 1) và câu hỏi 1 (ở phiếu điều tra số 2) với 4 phương án chọn tương ứng với 4 mức độ thể hiện tầm quan trọng của việc giáo dục kỷ luật cho SV và trưng cầu ý kiến của cán bộ GV và SV, chúng tôi thu được số liệu ở bảng 2.1.

Bảng 2.1: Nhận thức của Cán bộ, GV và SV tại Trung tâm GDQP&AN Đại học Thái Nguyên về tầm quan trọng của giáo dục kỷ luật

STT Các mức độ Giảng viên Sinh viên

SL % SL % 1 Rất quan trọng 31 90 146 56.7 2 Quan trọng 2 10 40 31.3 3 Bình thường 0 0 11 12 4 Không quan trọng 0 0 0 0,6 Tổng 33 100 197 100

Bảng số liệu 2.1 trên cho thấy:

- Đối với giảng viên: Cả 33/33 GV (chiếm 100%) được trưng cầu ý kiến đều khẳng định vai trò quan trọng và rất quan trọng của giáo dục kỷ luật cho SV Trung tâm.

- Đối với SV: Có 186/197 SV (chiếm 94,44%) chọn hai phương án “Rất quan trọng” và “Quan trọng”. Điều này cho thấy: Kết quả khảo sát đã phản ánh nhận thức đúng đắn của SV về tầm quan trọng của việc giáo dục kỷ luật trong quá trình dạy học và giáo dục tại Trung tâm.

Tuy nhiên, vẫn còn một số SV được hỏi cho rằng giáo dục kỷ luật có vai trò Bình thường (5,56%). Điều này cho thấy vẫn còn SV có nhận thức chưa đúng hay chưa nhận ra được vai trò của giáo dục kỷ luật trong quá trình dạy học và giáo dục ở Trung tâm. Nếu không nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục kỷ luật và thực hiện tốt nó thì SV rất khó học tập và rèn luyện tốt được.

Bên cạnh việc khảo sát bằng phiếu điều tra, để đảm bảo tính khách quan của kết quả thu được, chúng tôi tiến hành phỏng vấn GV và SV đang trực tiếp tham gia giảng dạy và học tập về tầm quan trọng của giáo dục kỷ luật cho SV. Kết quả như sau:

Giảng viên T.H.T cho rằng “Cần giáo dục kỷ luật cho SV, bởi vì, kỷ luật là một trong những yếu tố quan trọng để tạo ra sự ổn định, trật tự, sự thống nhất cao và vẻ đẹp văn hóa của mỗi nhà trường. Việc xây dựng nhà trường kỷ cương, tình thương, trách nhiệm được xem là một trong những nhân tố hàng đầu đảm bảo thành công cho mọi hoạt động của nhà trường và sự phát triển của mỗi nhân cách SV trong

nhà trường đó. Nếu thiếu đi yếu tố kỷ luật thì chắc chắn nhà trường không còn là một môi trường giáo dục đào tạo nên những con người, những công dân chân chính của xã hội”.

Còn sinh viên L.T.V (Khoa Ngoại Ngữ, Đại học Thái Nguyên) lại cho rằng

“Kỷ luật là một đức tính cần thiết có ở mọi SV. Nhờ được giáo dục kỷ luật, SV chúng em mới có tính kỷ luật đối với bản thân, mới kiên trì, tự tin trong công việc. Không có tính kỷ luật nhất định chúng em sẽ thất bại trong học tập và trong cuộc sống.

Như vậy, nhìn chung GV và SV đều có nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc giáo dục kỷ luật, chỉ có một số ít SV chưa có nhận thức đúng về vấn đề này.

2.2.1.2. Đánh giá của cán bộ giảng viên và sinh viên về tính kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên

Để tìm hiểu sự đánh giá của GV và SV về tính kỷ luật của SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 (ở phiếu điều tra 1) và câu hỏi số 2 (ở phiếu điều tra 2) đưa ra 10 biểu hiện với 04 phương án lựa chọn tương ứng với 04 mức độ, GV và SV lựa chọn theo mức độ biểu hiện từ “Rất tốt” đến “Không tốt”. Kết quả thể hiện ở bảng 2.2 và 2.3.

* Đánh giá của cán bộ GV:

Kết quả tìm hiểu đánh giá của GV về các biểu hiện tính kỷ luật của SV Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên qua số liệu ở bảng 2.2 cho thấy: GV đánh giá các biểu hiện tính kỷ luật của SV ở Trung tâm là chưa tốt. Bởi lẽ, trong số 10 biểu hiện được đưa ra trong phiếu điều tra chỉ có 5/10 biểu hiện được đánh giá ở mức tốt, 5 biểu hiện còn lại được đánh giá ở mức độ chưa tốt.

Biểu hiện được GV đánh giá cao nhất là “Chấp hành nghiêm các yêu cầu luật pháp Nhà nước, quy định kỷ luật quân đội ở Trung tâm”. (X = 3,0, mức độ tốt; xếp TB1).

Ở vị trí thứ hai là biểu hiện: “Thực hiện nhanh chóng, chính xác các yêu cầu mệnh lệnh, chỉ thị của người chỉ huy và yêu cầu của giáo viên trong quá trình học tập, rèn luyện ở Trung tâm” (X = 2,97, mức độ tốt; xếp TB2).

Tiếp theo là biểu hiện: “Tác phong, mang mặc, giao tiếp ứng xử đúng nội quy của Trung tâm” (X = 2,85, mức độ tốt; xếp TB3).

Biểu hiện: “Thực hiện đúng đủ các chế độ quy định trong ngày, trong tuần ở Trung tâm” (X =2,15; xếp TB 8), “Tích cực phê phán và đấu tranh với các hành vi vi phạm kỷ” (X =2,03; xếp TB 9); “Thực hiện đúng kế hoạch, thời gian học tập, nghiên cứu và có tác phong hành động khẩn trương, chính xác” (X =2,0; xếp TB 10); được đánh giá là chưa tốt. Trong đó biểu hiện: “Thực hiện đúng đủ các chế độ quy định trong ngày, trong tuần ở Trung tâm” còn có đến 12/33 (chiếm 36,36%) ý kiến của GV cho rằng mức độ kỷ luật của các em là không tốt.

Bảng 2.2. Đánh giá của GV về các biểu hiện tính kỷ luật của SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên

STT Biểu hiện tính kỷ luật của sinh viên Mức độ Tổng

điểm X TB 4 3 2 1

1

Chấp hành nghiêm các yêu cầu luật pháp Nhà nước, quy định kỷ luật quân đội ở Trung tâm.

10 13 10 0 99 3,0 1

2 Nhận thức rõ chức trách, nhiệm vụ của

bản thân 4 12 12 5 81 2,45 6

3

Tự giác, chủ động chấp hành nghiêm quy chế, quy định học tập, thi cử, kiểm tra… của nhà trường và Trung tâm.

9 10 12 2 92 2,79 4

4

Thực hiện nhanh chóng, chính xác các yêu cầu mệnh lệnh, chỉ thị của người chỉ huy và yêu cầu của GV trong quá trình học tập, rèn luyện ở Trung tâm.

10 12 11 0 98 2,97 2

5 Thực hiện đúng kế hoạch, thời gian học

tập, nghiên cứu. 4 6 14 9 71 2,15 8 6 Có tác phong làm việc khẩn trương,

chính xác. 4 8 13 8 74 2,24 7 7 Tích cực phê phán và đấu tranh với các

hành vi vi phạm kỷ luật. 3 5 15 10 67 2.03 9 8 Thực hiện đúng đủ các chế độ quy định

trong ngày, trong tuần ở Trung tâm. 3 6 12 12 66 2,0 10 9 Tác phong, mang mặc, giao tiếp ứng xử

đúng nội quy của Trung tâm. 9 12 10 2 94 2,85 3

10

Có tinh thần sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống và đúng thời gian quy định.

Để tìm hiểu sâu hơn vấn đề này, chúng tôi quan sát các biểu hiện của SV trong thời gian học tập ở Trung tâm và nhận thấy: Đa số các em có những biểu hiện tích cực của tính kỷ luật như: thực hiện nghiêm túc giờ giấc, chấp hành nghiêm túc các quy định của Trung tâm, tác phong gương mẫu, nghiêm túc, giao tiếp, cư xử đúng mực... Đây chính là biểu hiện rõ nét của tính kỷ luật khi các em tham gia học tập tại Trung tâm. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận các em thể hiện hành vi thiếu nghiêm túc, không thực hiện tốt các quy định về giờ giấc, trang phục, cư xử còn thiếu tính văn hóa... Điều này hoàn toàn phù hợp với ý kiến đánh giá của các GV về ý thức kỷ luật của SV.

Tiến hành phỏng vấn GV giảng dạy tại Trung tâm, thầy giáo, thượng tá Đ.Đ.D cho biết: “Đa số các em SV khi tham gia khóa học đều nghiêm túc, có trách nhiệm cao, có tác phong, tư thế đúng mực, nhiều em còn tỏ ra khá hào hứng với các nhiệm vụ mới của mình. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều em ý thức kỷ luật kém. Không thực hiện nghiêm túc giờ giấc và quy định của Trung tâm, giờ học lý thuyết thì nói chuyện, làm việc riêng, giờ rèn luyện thì đùn đẩy, thiếu tự giác... Theo tôi, nguyên nhân cơ bản là do các em sinh ra và lớn lên trong thời bình, không phải đối mặt với nhiều khó khăn, được bố mẹ cưng chiều, bản thân lại thiếu tính tự giác nên tính kỷ luật sẽ không cao. Chắc chắn qua đợt học tại Trung tâm, các em sẽ có sự thay đổi nhất định trong ý thức và hành vi của mình...”

* Đánh giá của SV:

Kết quả tìm hiểu đánh giá của SV về các biểu hiện tính kỷ luật của SV cho thấy: SV đánh giá các biểu hiện tính kỷ luật của bản thân ở Trung tâm là tương đối tốt. Trong số 10 biểu hiện được đưa ra trong phiếu điều tra có 7/10 biểu hiện được đánh giá ở mức tương đối tốt, 3 biểu hiện còn lại được đánh giá ở mức độ chưa tốt.

Biểu hiện được SV đánh giá cao nhất là “Chấp hành nghiêm các yêu cầu luật pháp Nhà nước, quy định kỷ luật quân đội ở Trung tâm” (X = 3,21, mức độ tốt; xếp TB1).

Tiếp theo là “Thực hiện nhanh chóng, chính xác các yêu cầu mệnh lệnh, chỉ thị của người chỉ huy và yêu cầu của giáo viên trong quá trình học tập, rèn luyện ở Trung tâm” (X = 3,08, mức độ tốt; xếp TB2).

Thứ ba là biểu hiện “Tác phong, mang mặc, giao tiếp ứng xử đúng nội quy của Trung tâm” (X = 3,0, mức độ tốt; xếp TB3).

Các biểu hiện đánh giá ở mức độ chưa tốt gồm “Tích cực phê phán và đấu tranh với các hành vi vi phạm kỷ” (X =2,24; xếp TB 9); “Thực hiện đúng kế hoạch, thời gian học tập, nghiên cứu” (X =2,03; xếp TB 10).

Bảng 2.3. Đánh giá của SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên về biểu hiện tính kỷ luật của bản thân

STT Tính kỷ luật của sinh viên Mức độ Tổng

điểm X TB 4 3 2 1

1

Chấp hành nghiêm các yêu cầu luật pháp Nhà nước, quy định kỷ luật quân đội ở Trung tâm.

83 72 42 0 632 3,21 1

2 Nhận thức rõ chức trách, nhiệm vụ của

bản thân 54 60 71 12 550 2,79 6

3

Tự giác, chủ động chấp hành nghiêm quy chế, quy định học tập, thi cử, kiểm tra… của nhà trường và Trung tâm.

58 72 67 0 582 2,95 4

4

Thực hiện nhanh chóng, chính xác các yêu cầu mệnh lệnh, chỉ thị của người chỉ huy và yêu cầu của GV trong quá trình học tập, rèn luyện ở Trung tâm.

78 58 61 0 608 3,08 2

5 Thực hiện đúng kế hoạch, thời gian học

tập, nghiên cứu. 24 71 72 30 483 2,45 8 6 Có tác phong làm việc khẩn trương,

chính xác. 36 59 72 30 495 2,51 7 7 Tích cực phê phán và đấu tranh với các

hành vi vi phạm kỷ luật. 24 48 77 48 442 2,24 9 8 Thực hiện đúng đủ các chế độ quy định

trong ngày, trong tuần ở Trung tâm. 18 30 90 59 401 2,03 10 9 Tác phong, mang mặc, giao tiếp ứng xử

đúng nội quy của Trung tâm. 59 79 59 0 591 3,0 3

10

Có tinh thần sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống và đúng thời gian quy định.

Qua kết quả thu được ở hai bảng 2.2 và 2.3, ta nhận thấy: GV và SV chưa có sự thống nhất trong đánh giá về biểu hiện tính kỷ luật của SV. SV có xu thế đánh giá mức độ chấp hành kỷ luật của bản thân cao hơn sự đánh giá của GV. Nguyên nhân của thực trạng này là do tiêu chí đánh giá không giống nhau, GV đánh giá dựa trên những tiêu chuẩn đã được quy định sẵn của Trung tâm còn SV đánh giá dựa trên biểu hiện của chính cá nhân các em.

2.2.2. Đánh giá của giảng viên và sinh viên về thái độ học tập và rèn luyện của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên

Để tìm hiểu nội dung này, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 (ở phiếu điều tra số 1) gồm 10 nội dung với 4 mức độ đánh giá tương ứng. Kết quả được thể hiện qua bảng 2.5.

Bảng 2.4: Đánh giá của GV về những biểu hiện vi phạm kỷ luật của SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên hiện nay

TT Các biểu hiện Mức độ Tổng

điểm X TB 4 3 2 1

1 Vi phạm quy chế, quy định, chế độ yêu

cầu của nhà trường và Trung tâm. 4 7 14 8 73 2.21 5

2

Vi phạm thời gian (Tự do đi chơi;đi chơi quá giờ quy định; chậm trong học tập; ra ngoài không báo cáo theo quy định điều lệnh quân đội; chậm thực hiện yêu cầu điều lệnh…)

8 10 15 0 92 2.78 1

3

Vi phạm lễ tiết tác phong khi ra, vào Trung tâm (Như: Mang mặc sai tác phong không đội mũ, không đeo biển, phù hiệu, không mang tắt lưng…)

5 9 16 3 82 2.48 3

4 Vi phạm quy chế học tập, thi và kiểm tra. 3 7 15 8 71 2,15 6 5 Vi phạm luật lệ giao thông. 3 7 15 8 71 2,15 6 6 Uống rượu, bia say, hút thuốc lá vi phạm

quy định ở Trung tâm. 1 3 11 18 53 1,60 10

7 Lười học tập, rèn luyện 4 8 17 6 80 2.42 4 8 Còn có thói quen sinh hoạt tự do, tuỳ tiện. 6 9 16 2 85 2.57 2 9 Chống lại yêu cầu của giáo viên và mệnh

lệnh của người chỉ huy. 2 8 10 13 65 1,97 9

10 Có biểu hiện (hành vi) cá độ, lô đề, đánh bài ăn tiền... 2 8 13 10 68 2,06 8 Từ bảng số liệu cho thấy: Theo đánh giá của GV thì “Vi phạm thời gian (Tự do đi chơi; đi chơi quá giờ quy định; chậm trong học tập; ra ngoài không báo cáo theo quy định điều lệnh quân đội; chậm thực hiện yêu cầu điều lệnh…)” được biểu

hiện rõ nét nhất ở SV (X =2.78; xếp TB1- mức độ tương đối nhiều). Qua trao đổi với thầy giáo, đại tá N.Q.C chúng tôi được biết: “Trong quá trình học tập rèn luyện ở Trung tâm, thời gian đầu khá nhiều SV vẫn còn vi phạm thời gian, đi muộn, về sớm, trốn tiết... chưa đúng tác phong quân đội, tuy nhiên, chúng tôi xử lý khá nghiêm khắc những biểu hiện này nên cuối mỗi đợt học tập, biểu hiện này giảm hẳn”.

Biểu hiện xuất hiện nhiều thứ hai là “Còn có thói quen sinh hoạt tự do, tuỳ tiện” (X =2.57; xếp TB 2, mức độ tương đối nhiều). Các biểu hiện lần lượt xếp ở vị trí thứ ba và thứ tư là “Vi phạm lễ tiết tác phong khi ra, vào Trung tâm (Như:Mang mặc sai tác phong không đội mũ, không đeo biển, không mang tắt lưng…)”

(X =2.48; xếp TB3) và “Lười học tập, rèn luyện” (X =2.42; xếp TB4).

Qua quan sát SV trong thời gian học tập ở Trung tâm, chúng tôi thấy biểu hiện này rõ nét ở một số em. Các em vẫn còn những thói quen sinh hoạt cá nhân chưa hình thành được những thói quen, tác phong chuẩn mực của quân đội nên những biểu hiện về trang phục, cách nói năng ứng xử vẫn còn khá tự do, tuỳ tiện: Có em quên mang giầy, có em quên mang mũ, có em nói năng còn thiếu văn hóa, văng tục với bạn khi luyện tập... Với những hành vi này, cần chấn chỉnh sớm thì mới đáp ứng được yêu cầu của khóa học.

Các biểu hiện “Chống lại yêu cầu của giáo viên và mệnh lệnh của người chỉ huy” (X =1,97; xếp TB9) và “Uống rượu, bia say, hút thuốc lá vi phạm quy định ở Trung tâm” (X =1,60; xếp TB10) vẫn còn thể hiện ở một vài SV, song không nhiều. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn thầy giáo, Trung tá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)