MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tây ninh (Trang 91)

Nhu cầu vay của khách hàng cá nhân ngày càng cao, đặc biệt là trong tình hình hiện nay, chính vì thế mà tiềm năng để các NHTM đ y mạnh hoạt động CVKHCN là rất lớn. Tuy nhiên để phát triển các hoạt động CVKHCN, đưa ra các sản ph m, dịch vụ đến với khách hàng thì riêng bản thân ngân hàng cố g ng là chưa đủ, cần có sự chỉ đạo, phối hợp gi p đ từ phía Chính phủ, các bộ ngành liên quan, đặc biệt về vấn đề thủ tục hành chính.

3.3.1.1 Ổn định môi trƣờng kinh tế xã hội

Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định là điều kiện, tiền đề cơ bản cho hoạt động của các tổ chức tín dụng ổn định và hiệu quả lâu dài. Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế vẫn chưa ổn định. Do đó, Chính phủ cần có những biện pháp bình ổn môi trường kinh tế xã hội, kinh tế thị trường được vận hành theo đ ng quy luật. Th c đ y tăng trưởng kinh tế, ngăn ngừa lạm phát và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động CVKHCN nói riêng.

3.3.1.2 Ban hành các văn bản pháp luật về hoạt động CVKHCN

Việc bàn hành các văn bản pháp luật cần có sự hội thảo giữa Chính phủ và các TCTD nhằm xây dựng một môi trường pháp l ổn định, tạo thuận lợi cho các TCTD trong hoạt động của mình. Chính sự ổn định vĩ mô này là tiền đề cho mọi hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động CVKHCN nói riêng.

Chính phủ cần ban hành các văn bản pháp luật về hoạt động CVKHCN của NHTM nhằm tạo hành lang pháp l chặt chẽ hơn để các ngân hàng yên tâm đầu tư triển khai sản ph m CVKHCN. Đồng thời hoàn thiện các hệ thống pháp luật chính sách liên quan đến hoạt động CVKHCN như luật thuế thu nhập, đất đai…

Chính phủ cần ban hành các văn bản chủ trương, phương hướng về biện pháp th c đ y tiêu dùng qua kênh tín dụng tiêu dùng ngân hàng. Khuyến khích các thành phần kinh tế và mọi người sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Đây là xu hướng phát triển hiện đại ngày nay, góp phần lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia.

3.3.1.3 Hoàn thiện các thủ tục pháp lý về đăng ký giao dịch bảo đảm.

CVKHCN có đặc điểm là số lượng các món vay rất lớn, đặc biệt là các món vay có tài sản thế chấp là bất động sản. Do đó, các thủ tục liên quan đến công

chứng, đăng k giao dịch bảo đảm tài sản thế chấp thường xuyên phát sinh. Tuy nhiên, hiện nay thủ tục đăng k giao dịch bảo đảm c n nhiều hạn chế, thủ tục kéo dài, thời gian giải quyết hồ sơ chậm, ứng dụng công nghệ thông tin c n kém, chỉ đăng k bằng giấy rất mất thời gian… ảnh hưởng rất lớn đến thời gian phê duyệt khoản vay cho khách hàng tại Vietcombank Tây Ninh. Do vậy, Chính phủ cần nâng cao năng lực cho đội ngũ đăng k giao dịch bảo đảm hiện nay, đơn giản thủ tục bảo đảm nhằm tránh mất nhiều thời gian của khách hàng và ngân hàng. Đồng thời đ y nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục chuyển quyền sử dụng đất để khách hàng có thể dễ dàng thế chấp vay vốn ngân hàng.

Nhà nước đảm bảo việc cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm được công khai, minh bạch, có hệ thống để người dân, doanh nghiệp và ngân hàng yên tâm đầu tư, cho vay vốn. Điều đó gi p cho thị trường tín dụng an toàn hơn, bởi nếu không có thông tin, sẽ rất khó để biết tài sản thuộc về ai, đã thế chấp ở đâu hay chưa, tránh được tình trạng tài sản đã thế chấp rồi lại được tiếp tục mang đi thế chấp ở ngân hàng khác. Cơ quan đăng k giao dịch bảo đảm cần nhanh chóng đổi mới cơ chế cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm theo hướng cho phép cá nhân, tổ chức đã đăng k được tra cứu thông tin trực tuyến về giao dịch bảo đảm.

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc

3.3.2.1 Có chủ trƣơng chỉ đạo, hƣớng dẫn hoạt động NHTM kịp thời

NHNN là cầu nối thường xuyên giữa Chính phủ và các NHTM và cũng là cơ quan quản l trực tiếp NHTM. Chính vì vậy, NHNN cần bám sát thực tế và cần có những chủ trương chỉ đạo, hướng dẫn NHTM trong lĩnh vực tín dụng nói chung và hoạt động CVKHCN nói riêng sao cho phù hợp với từng thời kỳ. Tuy nhiên, NHNN cần hạn chế kiểm soát hoạt động của các NHTM bằng cách can thiệp mang tính mệnh lệnh, hành chính nhằm đảm bảo tuân theo đ ng quy luật thị trường trong hoạt động ngân hàng và đảm bảo cho các ngân hàng có sự chủ động trong kinh doanh.

NHNN phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin báo chí đ y mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, vay thanh toán qua ngân hàng. Hình thức thanh toán này gi p cho cơ quan nhà nước, cơ

quan thuế quản l được thu nhập của người dân, tránh tình trạng thất thu thuế. Đồng thời gi p ngân hàng quản l được mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, xác định chính xác nguồn thu nhập trả nợ và thu được nhiều phí dịch vụ hơn thông qua các dịch vụ thanh toán chuyển khoản, dịch vụ quản l tài chính, dịch vụ thu chi hộ…

3.2.2.2 Hoàn thiện các văn bản pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng, nâng cao quản lý điều hành và giám sát hệ thống NHTM

Trên cơ sở rà soát lại các văn bản hiện hành, NHNN cần tiếp tục hoàn thiện các hệ thống pháp l trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Thực tế cho thấy hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngân hàng của nước ta được ban hành trong thời gian qua c n có nhiều văn bản được ban hành chồng chéo, mâu thuẫn nhau. Chính vì vậy đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với hệ thống pháp luật ngân hàng, đặc biệt là luật các tổ chức tín dụng phải nhanh chóng có những bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với hệ thống luật kinh tế hiện nay, phù hợp với lộ trình thực hiện các hiệp định quốc tế về hội nhập.

ên cạnh đó cần đ y mạnh công tác thanh tra các NHTM nhằm giám sát việc thực hiện nghiêm t c các quy định của pháp luật về hoạt động của NHTM để đảm bảo an toàn cho các NHTM trong cho vay KHCN, hạn chế đến mức tối đa rủi ro xảy ra.

3.3.2.3 Tăng tính công khai, minh bạch trong đều hành lãi suất

Trong thời gian vừa qua trước áp lực huy động vốn đã dẫn đến tình trạng chạy đua lãi suất ngầm giữa các NHTM nhằm lôi kéo khách hàng tiền gửi. Đây là áp lực khiến lãi suất cho vay th a thuận tiền đồng vẫn c n ở mức cao nên hầu hết cá nhân có nhu cầu vay vốn đều e ngại. NHNN cần tăng tính công khai, minh bạch về lăi suất huy động, lãi suất cho vay của các TCTD và chi phí vay vốn của khách hàng vay.

3.3.2.4 Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nƣớc hàng Nhà nƣớc

Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước (CIC) có vai tr rất quan trọng trong việc quyết định phê duyệt các khoản vay, là một khâu không thể thiếu trong quy trình tín dụng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng nói chung và trong hoạt động cho vay nói riêng. Từ khi ra đời đến nay, CIC đã gi p các NHTM đánh giá kịp thời về uy tín thanh toán, lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng vay vốn để từ đó quyết định mức cho vay phù hợp nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ vay, hạn chế rủi ro tín dụng đối với hoạt động ngân hàng.

Tuy nhiên hiện nay, thời gian xử l của trung tâm vẫn chưa kịp thời theo tiến độ phê duyệt hồ sơ của ngân hàng, gây mất thời gian cho cả khách hàng và ngân hàng. ên cạnh đó, các ngân hàng cũng chưa quan tâm đ ng mức trong việc cung cấp thông tin về khách hàng cho CIC. Do đó trong thời gian tới đ i h i NHNN cần đề ra những quy định mạnh mẽ hơn trong việc yêu cầu các NHTM phải chấp hành triệt để việc tham gia cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về khách hàng vay vốn. Ngoài ra, cần có sự tăng cường liên kết về thông tin giữa CIC và các cơ quan chức năng như cơ quan thuế, cơ quan đăng k giao dịch bảo đảm, sở tài nguyên môi trường… Nếu làm được điều đó thì thông tin đầu vào của CIC sẽ chính xác, do vậy thông tin các ngân hàng nhận được từ CIC cũng chính xác hơn.

3.3.2.5 Hoàn thiện các thủ tục pháp lý về tài sản bảo đảm

Hiện nay, các thủ tục pháp l trong trường hợp ngân hàng phải phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay c n nhiều bất cập, tốn nhiều thời gian gây tâm l e ngại cho các ngân hàng. Trong trường hợp phát mại tài sản để xử l nợ xấu các ngân hàng thường tìm các biện pháp khác hơn là nhờ vào t a án.Do vậy, để hỗ trợ các ngân hàng phát triển hoạt động cho vay, NHNN cần đ y mạnh việc hoàn thiện các thủ tục hành chính theo hướng gọn nhẹ, đ y nhanh tiến trình thực hiện. an hành các văn bản, quy trình phát mại tài sản để các ngân hàng căn cứ vào đó thực hiện, tránh những thủ tục phiền phức như hiện nay.

3.3.2.6 Hỗ trợ hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Tiến trình hội nhập hiện nay mang lại cho các NHTM Việt Nam nhiều cơ hội hợp tác và học h i, trao đổi kinh doanh với các nước một cách dễ dàng nhưng cũng

đặt ra nhiều thách thức không nh khi ngày càng nhiều ngân hàng liên doanh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài tham gia. Do đó, NHNN cần có chính sách hỗ trợ hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, tránh các đột biến bất thường ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn và tín dụng trong dân cư để các NHTM có điều kiện phát triển và thực hiện chiến lược phát triển hoạt động CVKHCN.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu l luận về phát triển cho vay KHCN ở chương I và qua sự phân tích đánh giá quá trình phát triển CVKHCN tại Vietcombank Tây Ninh trình bày trong chương 2 với những mặt đạt được và hạn chế, tác giả đã đề ra nhóm giải pháp trong chương 3 bao gồm:

- Nhóm giải pháp phát triển hoạt động CVKHCN đối với Vietcombank như: về cơ chế chính sách tín dụng; sản ph m cho vay, kênh phân phối, hoạt động marketing, nguồn nhân lực…

- Tác giả cũng đưa ra kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN nhằm tạo điều kiện để hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động CVKHCN nói riêng được phát triển thuận lợi.

Tất cả các đề xuất nhằm mục tiêu là phát triển hơn nữa hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank Tây Ninh, từ đó góp phần vào chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ của Vietcombank Tây Ninh trước các đối thủ cạnh tranh trong nước và nước ngoài trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: hệ thống hóa và khái quát hóa các l luận cơ bản liên quan đến hoạt động cho vay cá nhân và phát triển hoạt động cho vay cá nhân; vận dụng cơ sở l luận, căn cứ vào tình hình thực tế về hoạt động cho vay cá nhân để làm sáng t các điểm mạnh cũng như những hướng kh c phục các điểm yếu trong hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Tây Ninh nói riêng và thị trường cho vay cá nhân trong tỉnh Tây Ninh nói chung; luận văn đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, luận văn trình bày tổng quan l luận cơ bản về cho vay KHCN thông qua khái niệm, đặc điểm; vai tr của cho vay KHCN đối với các chủ thể trong nền kinh tế; những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển cho vay KHCN của NHTM. Ngoài ra, chương 1 của luận văn cũng đưa ra những trường hợp ngân hàng nước ngoài thành công trên thị trường ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam, từ đó r t ra bài học kinh nghiệmphát triển cho vay khách hàng cá nhân cho các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và cho Vietcombank Tây Ninh nói riêng.

Thứ hai, luận văn đã giới thiệu chung về Vietcombank Tây Ninh và những kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh giai đoạn 2012 – 2015. Luận văn đi vào nghiên cứu thực trạng phát triển hoạt động cho vay KHCN tại Vietcombank Tây Ninh như: doanh số cho vay, dư nợ cho vay, sản ph m cho vay. Qua đó, tác giã đã ghi nhận những kết quả mà Vietcombank Tây Ninh đã đạt được trong giai đoạn vừa qua, đồng thời cũng nêu lên những hạn chế cần kh c phục như: thủ tục và quy trình tín dụng rườm rà, khâu quảng bá, tiếp thị c n yếu, chưa tạo được sản ph m dịch vụ mang tính đặc trưng,… và những nguyên nhân của những hạn chế đối với việc phát triển hoạt động chovay KHCN xuất phát từ Vietcombank Tây Ninh và từ môi trường bên ngoài.

Thứ ba, trên cơ sở những nguyên nhân hạn chế và những định hướng phát triển của Vietcombank Tây Ninh, luận văn đưa ra các nhóm giải pháp để phát triển hoạt động cho vay KHCN của Vietcombank Tây Ninh. ên cạnh đó, luận văn cũng

đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước và các ban ngành có liên quan tạo điều kiện để mở rộng và phát triển hoạt động cho vay KHCN của các NHTM nói chung và Vietcombank nói riêng.

Với những nhận định chung về khó khăn cũng như tiềm năng trong phát triển ngân hàng bán lẻ trong giai đoạn 2016 – 2020 cho thấy một thách thức rất lớn của Vietcombank Tây Ninh. Tuy nhiên, với những điều kiện lợi thế nhất định mà Chi nhánh hiện có cùng với việc triển khai một cách đồng bộ hệ thống giải pháp, chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ song hành với bán buôn sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và giữ vững vị thế của Vietcombank Tây Ninh trong thời kỳ cạnh tranh và hội nhập.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Hồ Diệu 2003, Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê, TP. Hồ Chí Minh 2. Nguyễn Đăng Dờn 2007, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê, TP. Hồ Chí Minh

3. Philip Kotller 1997, Marketing căn bản, Nhà xuất bản Lao động – Xã Hội, Hà Nội

4. Nguyễn Văn Tiến 2009, Giáo trình Tài chính tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội

5. Trịnh Quốc Trung 2009, Marketing ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, TP. Hồ Chí Minh

6. ộ Tài chính 2007, Một số vấn đề về kinh tế - tài chính Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Cành 1997, Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, NX Đại học Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh

8. Vietcombank 2012 – 2015, Báo cáo thường niên 2012 – 2015, truy cập tại <http://www.vietcombank.com.vn>, [12 March 2016]

9. Sacombank 2012 – 2015, Báo cáo thường niên 2012 – 2015, truy cập tại <http://www.sacombank.com.vn>, [12 March 2016]

10. BIDV 2012 – 2015, Báo cáo thường niên 2012 – 2015, truy cập tại <http://www.bidv.com.vn>, [12 March 2016]

11. Vietinbank 2012 – 2015, Báo cáo thường niên 2012 – 2015, truy cập tại <http://www.vietinbank.vn>, [12 March 2016]

12. Agribank 2012 – 2015, Báo cáo thường niên 2012 – 2015, truy cập tại <http://www.agribank.com.vn>, [12 March 2016]

13. Vietcombank Tây Ninh 2015, Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2012-2015

14. Vietcombank Tây Ninh 2015, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHB năm 2012-2015

15. Vietcombank Tây Ninh 2015, đề án đổi mới trong quản trị điều hành tại Vietcombank Tây Ninh giai đoạn 2016 – 2020

16. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 2002, Quyết định số 130/NHNT.Q TD ngày 12/08/2002 về việc Ban hành Chính sách cấp tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tây ninh (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)