Tình hình nợ xấu trong hoạt động chovay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tây ninh (Trang 59 - 61)

Bảng 2.10: Nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân năm 2012 – 2015

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 2013 2014 2015 Dư nợ KHCN 261 495 689 925 Dư nợ nhóm 2 0.02 0 1.74 0.85 Dư nợ xấu (nhóm 3 – 5 ) 0.52 1.25 2.48 2.99 Tỷ lệ nợ nhóm 2/Dư nợ KHCN (%) 0 0 0.25 0.09 Tỷ lệ nợ xấu/Dư nợ KHCN (%) 0.20 0.25 0.36 0.32

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHB năm 2012-2015 của Vietcombank Tây Ninh [14]

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân năm 2012 – 2015

Đơn vị tính: %

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHB năm 2012-2015 của Vietcombank Tây Ninh [14]

Năm 2003, Vietcombank đã áp dụng thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và được NHNN chính thức cho phép áp dụng phân loại nợ theo điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung (đây là phương thức phân loại nợ dựa trên phương pháp định tính kết hợp với định lượng, tiệm cận với thông lệ quốc tế), góp phần đánh giá thực chất hơn chất lượng tín dụng, kiểm soát nợ xấu, có biện pháp ngăn ngừa vả xử l rủi ro kịp thời. Theo đó, các khoản cho vay khách hàng được phân loại theo mức độ rủi ro như sau: nợ đủ tiêu chu n, nợ cần ch , nợ dưới tiêu chu n, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn, dựa vào tình trạng quá hạn và các yếu tố định tính khác của khoản vay. Các khoản nợ từ nhóm 3 trở đi (bao gồm: nợ dưới tiêu chu n, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn) được coi là nợ xấu.

Trước tình hình kinh tế thế giới chưa hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 – 2009, kéo dài đến năm 2012, giá cả các mặt hàng nông sản như cao su, mì, mía… trên thị trường trong nước và thế giới liên tục giảm đã phần nào tác động đến chất lượng tín dụng của Vietcombank Tây Ninh, tỷ lệ nợ nhóm 2 và nợ xấu có

xu hướng gia tăng nhưng không nhiều. Cụ thể, dư nợ xấu năm 2012 là 0.52 tỷ đồng, chiếm 0.20% dư nợ CVKHCN. Sang năm 2013, dư nợ xấu là 1.25 tỷ đồng, chiếm 0.25% dư nợ CVKHCN. Đến năm 2014, dư nợ xấu là 2.48 tỷ đồng, chiếm 0.36% dư nợ CVKHCN. Cuối cùng năm 2015, dư nợ xấu của Chi nhánh là 2.99 tỷ đồng, chiếm 0.32% dư nợ CVKHCN. Tình hình nợ xấu của Chi nhánh có xu hướng tăng lên trong năm 2014 và năm 2015. Trước tình hình như vậy, Chi nhánh cần có chính sách tìm hiểu và có biện pháp theo dõi, thu hồi nợ thích hợp, cần ch trọng hơn nữa vào công tác th m định khách hàng ngay từ giai đoạn đầu khi lập hồ sơ vay vốn, bởi với số lượng khách hàng cá nhân có quan hệ vay vốn với Chi nhánh là rất lớn, công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay là rất khó khăn, mất nhiều chi phí, thời gian và công sức của nhân viên tín dụng; đồng thời rà soát thường xuyên để phát hiện kịp thời các khách hàng có biểu hiện yếu kém về tài chính và có tình hình đột biến có nguy cơ không trả được nợ, dẫn đến chuyển xuống nhóm nợ xấu và đồng thời lên ngay kế hoạch, biện pháp xử l . Chi nhánh cần có những biện pháp đ y mạnh dư nợ giảm thiểu nợ quá hạn nhằm tăng chất lượng hoạt động CVKHCN tại Chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tây ninh (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)