ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHOVAY KHÁCH HÀNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tây ninh (Trang 61 - 66)

CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY NINH

2.3.1. Doanh số cho vay khách hàng cá nhân

Trong giai đoạn năm 2012 – 2015, doanh số CVKHCN của Vietcombank Tây Ninh liên tục tăng trưởng khá cao, bình quân hơn 45% trong cả giai đoạn. Có được điều này ngoài nguyên nhân là do Chi nhánh mới thành lập, quy mô chưa thật sự lớn thì sản ph m đa dạng, phù hợp với nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình; sự năng động, nhiệt tình cùng với hình ảnh, uy tín của Vietcombank đã thu h t được một số lượng lớn KHCN tìm đến để đáp ứng nhu cầu vốn thiếu hụt của mình.

2.3.2. Dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân

Dư nợ CVKHCN của Vietcombank Tây Ninh trong giai đoạn 2012 – 2015 liên tục tăng trưởng với mức tăng bình quân 51.03%, là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong tỉnh Tây Ninh.

Để so sánh tốc độ tăng trưởng dư nợ CVKHCN, tác giả dẫn chứng bằng tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại các ngân hàng đối thủ, những ngân hàng từ trước đến nay được biết đến là ngân hàng năng động trong hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ:

Bảng 2.11: Tốc độ tăng, giảm dƣ nợ CVKHCN của một số NHTM

Đơn vị tính: tỷ đồng Ngân hàng Dƣ nợ CVKHCN Tốc độ tăng, giảm (%) Năm 2012 2013 2014 2015 2013/2012 2014/2013 2015/2014

Vietcombank Tây Ninh 261 495 689 925 89.66 39.19 24.25

Sacombank Tây Ninh 466 785 943 1,296 68.45 20.13 37.43

BIDV Tây Ninh 477 610 831 1,238 27.88 36.23 48.98

Agribank Tây Ninh 3,986 4,355 4,507 4,792 4.24 3,49 6.32

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh các NHTM trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Với xu hướng đ y mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, những năm gần đây Vietcombank Tây Ninh luôn duy trì một tỷ lệ tăng trưởng dư nợ CVKHCN cao và ổn định, từng bước nâng cao thị phần cho vay khách hàng cá nhân trong tỉnh Tây Ninh.

Tỷ trọng dƣ nợ cho vay cá nhân

Dư nợ cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng tương đối thấp so với tổng dư nợ của Vietcombank Tây Ninh: 32.30% vào cuối năm 2012, 43.04% vào cuối năm 2013, 48.08% vào cuối năm 2014 và 45.59% vào cuối năm 2015. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay KHCN của Vietcombank Tây Ninh vẫn nằm ở mức bình quân so với tỷ trọng cho vay KHCN của các ngân hàng TMCP khác trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, cho thấy cơ cấu trên là tương đối hợp l .

Bảng 2.12: Tỷ trọng dƣ nợ CVKHCN tại một số NHTM Đơn vị tính: Tỷ đồng Ngân hàng Năm 2012 2013 2014 2015 Dƣ nợ KHCN Tỷ trọng % Dƣ nợ KHCN Tỷ trọng % Dƣ nợ KHCN Tỷ trọng % Dƣ nợ KHCN Tỷ trọng %

Vietcombank Tây Ninh 261 32.30 495 43.04 689 48.08 925 45.59

Sacombank Tây Ninh 466 50.05 785 60.71 943 58.97 1,296 71,88

BIDV Tây Ninh 477 35.65 610 37.40 831 32.96 1,238 43.93

Agribank Tây Ninh 3,986 60.33 4,355 57.70 4,507 56.40 4,792 57.55

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh các NHTM trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Với thế mạnh là một trong những ngân hàng bán buôn lớn và có uy tín nhất tại Việt Nam, tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp của Vietcombank Tây Ninh cao hơn tỷ trọng cho vay KHCN là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, với đặc điểm của thị trường Tây Ninh phần lớn là nhà vườn canh tác nông nghiệp, hộ kinh doanh nh , tiềm năng bán lẻ là rất lớn. Chi nhánh cần có sự quan tâm đầu tư hơn nữa vào việc phát triển cho vay khách hàng cá nhân, nâng cao thị phần trên địa bàn.

2.3.3. Thu lãi từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Bảng 2.13: Thu lãi từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2012 2013 2014 2015

Thu lãi từ hoạt động cho vay 122.03 170.30 181.87 220.54

Thu lãi cho vay KHCN 65.23 84.38 83.27 102.77

Thu lãi cho vay KHCN/Tổng thu lãi

cho vay (%) 53.45 49.55 45.79 46.60

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHB năm 2012-2015 của Vietcombank Tây Ninh [14]

Biểu đồ 2.8: Thu lãi từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHB năm 2012-2015 của Vietcombank Tây Ninh [14]

Thu lãi từ hoạt động cho vay tại Vietcombank Tây Ninh tăng qua từng năm, tương ứng theo sự gia tăng tổng dư nợ của Chi nhánh. Riêng thu lãi từ hoạt động CVKHCN của chi nhánh có sự biến động theo hướng tăng chậm dần trong giai đoạn năm 2012 – 2015, dẫn đến tỷ trọng thu lãi từ hoạt động CVKHCN trên tổng lãi thu từ hoạt động cho vay của Chi nhánh có xu hướng giảm dần. Điều này l giải là do ngoài tỷ lệ nợ nhóm 2 và nợ xấu có sự gia tăng nhưng không nhiều, dẫn đến một phần lãi bị thất thoát; thì thực hiện theo định hướng và chủ trương của Đảng, Chính phủ, chỉ đạo của NHNN và VC trung ương, Vietcombank Tây Ninh tập trung cho vay các lĩnh vực khuyến khích như nông nghiệp nông thôn, các ngành nghề thương mại lợi thế của tỉnh, hỗ trợ dưới hình thức giảm lãi suất cho vay, làm cho tỷ trọng thu lãi từ hoạt động CVKHCN trên tổng lãi thu của Chi nhánh có xu hướng giảm.

Bảng 2.14: Nợ xấu và tốc độ tăng, giảm nợ xấu năm 2012 – 2015 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2013/2012 2014/2013 2015/2014 2012 2013 2014 2015 Mức tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (%) Mức tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (%) Mức tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (%) Dư nợ cá nhân 261 495 689 925 234 89.66 194 39.19 236 24.25 Nợ xấu 0.52 1.25 2.48 2.99 0.73 140.38 1.23 98.40 0.51 20.56

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHB năm 2012-2015 của Vietcombank Tây Ninh [14]

Dư nợ xấu năm 2012 là 0.52 tỷ đồng, đến năm 2013 là 1.25 tỷ đồng, năm 2014 là 2.48 tỷ đồng và năm 2015 là 2.99 tỷ đồng. So với tốc độ tăng trưởng của dư nợ cá nhân thì tốc độ tăng trưởng của dư nợ xấu là cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, do dư xấu là rất nh nên sự biến động của nó qua từng năm tính theo tỷ lệ là lớn nhưng tính trên tổng dư nợ CVKHCN thì không có sự biến động nhiều.

Bảng 2.15: Nợ xấu phân theo sản phẩm cho vay

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Sản phẩm Năm So sánh tốc độ tăng, giảm (%) 2012 2013 2014 2015 2013/2012 2014/2013 2015/2014 Hộ kinh doanh 0 0.33 0.6 1.16 81.82 93.33 Nhà ở 0 0.4 0.4 0.83 0 107.5 Ô tô 0.30 0.28 1.03 0.84 -6.67 267.86 -18.45 Tiêu dùng khác 0.22 0.24 0.45 0.16 9.09 87.5 -64.44 Tổng 0.52 1.25 2.48 2.99 140.38 98.40 20.56

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHB năm 2012-2015 của Vietcombank Tây Ninh [14]

Xem xét cơ cấu nợ xấu cuối năm 2015 tăng 20.56% so với năm 2014. Nợ xấu tăng tập trung ở sản ph m cho vay đáp ứng nhu cầu nhà ở 107.5%, cho vay hộ kinh

doanh 93.33% và giảm ở sản ph m cho vay mua ô tô 18.45%, cho vay tiêu dùng khác 64.44%. Các sản ph m cho vay đáp ứng nhu cầu nhà ở và hộ kinh doanh đều có tốc độ tăng nợ xấu cao hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ.

Tỷ lệ nợ xấu

Như được trình bày trong ảng 2.10, dư nợ KHCN của Vietcombank Tây Ninh trong giai đoạn 2012 – 2015 tăng 254% từ 261 tỷ đồng năm 2012 lên 925 tỷ đồng năm 2015, trong khi dư nợ xấu tăng 475% từ 0.52 tỷ đồng năm 2012 lên 2.99 tỷ đồng năm 2015, làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0.20% năm 2012 lên 0.32% năm 2015. Tuy tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động CVKHCN của Vietcombank Tây Ninh có xu hướng tăng trong giai đoạn 2014 – 2015 nhưng tỷ lệ tăng không lớn, nếu tính trên tổng dư nợ của toàn chi nhánh thì tỷ lệ này không đáng kể. Với chiến lược trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam thì cùng với việc gia tăng quy mô về CVKHCN thì tỷ lệ nợ xấu cũng tăng tương ứng là hoàn toàn bình thường. Như vậy, nợ xấu trong hoạt động CVKHCN của Vietcombank Tây Ninh được kiểm soát tương đối tốt, chất lượng tín dụng cá nhân vẫn được đảm bảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tây ninh (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)