Thuyết trật tự phân hạng (Pecking oder theory)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả của cấu trúc vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thành thành công (Trang 31 - 33)

Thuyết trật tự phân hạng thị trường được nghiên cứu khởi đầu bởi Myers và Majluf (1984).

Theo lý thuyết này nhà quản trị của doanh nghiệp được giả sử nắm vững những thơng tin nội bộ về giá trị thực của cơng ty và những dự án đầu tư tiềm năng (thể hiện khả năng tăng trưởng dịng tiền trong tương lai) nhiều hơn các

nhà đầu tư bên ngồi (thơng tin khơng cân xứng). Họ cũng được giả sử là sẽ

hành động vì quyền lợi tốt nhất của cổđơng hiện hữu.

Nếu ban quản trị quyết định gia tăng địn cân nợ, nhà đầu tư cĩ thể cho rằng

đây là tín hiệu cơng ty tin tưởng vào tăng trưởng dịng tiền trong tương lai, và nhà đầu tư phản ứng với quyết định này bằng cách tăng giá cổ phiếu của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc huy động nợ cĩ thể bao hàm sự thiếu tin tưởng để huy động vốn chủ sở hữu. Nhà quản trị huy động nợ khi họ tin là chi phí nợ thấp do thị

trường ước tính thấp rủi ro thất bại của doanh nghiệp và do đĩ ước tính khoản dự phịng rủi ro thấp. Nhưng nếu thị trường phát hiện ra sự thiếu tự tin này, chi phí vốn nợ sẽ gia tăng. Tình hình này sẽ củng cố cho quan điểm dùng lợi nhuận giữ lại trước, và vay nợ (cụ thể là nợ ít rủi ro, và nợ cĩ thế chấp) sẽ là nguồn huy động ưu tiên kế tiếp.

Thứ tự huy động vốn theo lý thuyết trật tự phân hạng như sau:

- Doanh nghiệp sẽ cố gắng tài trợ cơ hội đầu tư bằng nguồn tài trợ nội bộ nếu khơng ảnh hưởng đến tỷ lệ chia lợi nhuận.

- Nếu khơng thể tài trợ hết bằng nguồn nội bộ, nguồn bên ngồi sẽ được huy động, bắt đầu với vay nợ trực tiếp/cổ phiếu ưu đãi và cuối cùng là cổ

phiếu thơng thường.

Những quyết định về kết cấu vốn khơng dựa trên tỷ lệ Nợ/Tài sản tối ưu mà

được quyết định từ việc phân hạng thị trường. Trước hết, các nhà quản trị sẽ dự định sử dụng nguồn tài chính nội bộ, tiếp đến cĩ thể phát hành tiền cho vay, và cuối cùng là phát hành vốn cổ phần.

Như vậy, Myers và Majluf cho rằng sẽ khơng cĩ một cấu trúc vốn tối ưu với các doanh nghiệp. Tiêu điểm của thuyết này khơng tập trung vào kết cấu vốn tối ưu nhưng tập trung vào sự quyết định tài chính hiện hành sắp tới.

Yếu điểm của lý thuyết trật tự phân hạng là khơng xem xét đến ảnh hưởng về thuế, tình trạng khĩ khăn tài chính hay khơng xem xét đến dự án đầu tư cĩ

thể ảnh hưởng đến cách chọn lựa tài chính. Đây là lý thuyết giải thích cách

doanh nghiệp làm chứ khơng phải trình bày cách doanh nghiệp nên làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả của cấu trúc vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thành thành công (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)