Đánh giá tình hình quản lý vốn lưu động và tính thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả của cấu trúc vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thành thành công (Trang 59 - 64)

khoản của Cơng ty

THÀNH THÀNH CƠNG

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Tài sản ngắn hạn 141,877,724,670 136,370,194,771 180,333,069,626 Nợ ngắn hạn 191,748,828,655 166,738,608,286 206,236,424,937 Vốn lưu động thuần (49,871,103,985) (30,368,413,515) (25,903,355,311)

Liên tiếp trong 3 năm qua, vốn lưu động của Cơng ty đều bị thiếu hụt. Khi nguồn lực cĩ tính thanh khoản cao là vốn lưu động lại khơng đủ để trang trải cho nhu cầu vốn hàng ngày thì khơng chỉ gây áp lực đối với khả năng thanh khoản ngắn hạn mà cịn ảnh hưởng đến việc duy trì hoạt động ổn định và sự

tồn tại lâu dài của Cơng ty. Việc duy trì tình trạng thiếu vốn lưu động như hiện tại cho thấy cách sử dụng vốn của Cơng ty là chưa hiệu quả.

o Về tình hình thanh khoản của Cơng ty:

TTC Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Khả năng thanh khoản TS lưu động 0,74 0,82 0,87 Tỷ số thanh tốn nhanh 0,49 0,61 0,70 Tổng vốn sử dụng bình quân/Vốn CSH bình quân 2,09 1,38 0,45 Vịng quay các khoản phải trả (lần) 24,38 273,91 45,05

Vịng quay các khoản phải thu (lần) 5,99 6,48 3,71

Vịng quay hàng tồn kho (lần) 1,97 3,09 4,24

Doanh thu/Tài sản cốđịnh thuần (lần) 4,28 5,77 8,95

- Qua số liệu thống kê cho thấy tỷ số khả năng thanh khoản tài sản lưu

động qua các năm đã biến đổi theo chiều hướng tích cực (tăng từ 0,74 năm

2006 lên 0,82 năm 2007 và đạt 0,87 năm 2008). Song song đĩ tỷ số thanh tốn

nhanh cũng đã được cải thiện dần qua 03 năm gần đây là đạt mức 0,7 lần vào năm 2008. Điều này là kết quả của việc Cơng ty nỗ lực giảm bớt nợ vay ngắn hạn dù mức giảm chưa đáng kể (năm 2006 nợ vay ngắn hạn của Cơng ty trên

190 tỷ đồng, sang năm 2007 Cơng ty đã giảm xuống cịn hơn 164 tỷ và đến

nhiên đây là những con số thể hiện tình trạng khả năng thanh khoản của Cơng ty rất thấp, và do vậy Cơng ty cĩ thể gặp nhiều khĩ khăn trong việc thanh tốn các khoản nợđến hạn.

- Điều đáng lưu ý là tỷ số thanh tốn nhanh của Cơng ty liên tục ở

mức thấp hơn 1. Đây thực sự sẽ là một vấn đề lớn nếu tình trạng nền kinh tế

nĩi chung và hoạt động của doanh nghiệp nĩi riêng gặp phải những điều kiện bất lợi như các biến động bất thường hay những đợt suy giảm kinh tế nghiêm trọng như cuối 2007 và trong năm 2008 vừa qua. Với tình trạng thanh khoản kém thì ngồi việc dẫn đến tính chủđộng về tài chính và khả năng cạnh tranh của Cơng ty bị hạn chế thì nghiêm trọng hơn, vần đề này cĩ thể đặt Cơng ty

đứng trước những nguy cơ phá sản rất cao khi việc tiêu thụ hàng hĩa gặp khĩ khăn và các khoản đầu tư khơng thể thanh hốn nhanh chĩng khi cần thiết.

- Tổng vốn sử dụng bình quân/vốn chủ sở hữu bình quân cĩ sự giảm mạnh tính từ năm 2006 (2,09 lần) đến cuối năm 2008 thì tỷ số này là 0,45 lần. Tỷ số này giảm kéo theo ROE của Cơng ty giảm và do đĩ thể hiện hiệu quả sử

dụng vốn của Cơng ty khơng tốt, tỷ suất lợi nhuận đạt quá kém và thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ lãi suất tiền gửi ngân hàng kỳ hạn tương đương. Nguyên nhân cĩ thể thấy rõ cũng là do Cơng ty đã thực hiện tăng vốn chủ sở hữu quá nhanh chĩng trong năm 2008 (vốn điều lệ năm 2008 gấp 10 lần so với vốn điều

lệ của Cơng ty vào cuối năm 2007) mà quy mơ kinh doanh cũng như doanh

thu, lợi nhuận thu về khơng tăng được tương ứng.

- Vịng quay các khoản phải trả của Cơng ty trong khoảng từ 23,38 lần

đến 45,05 lần (đột biến tăng lên 273,91 lần trong năm 2007), tương ứng với số

ngày bình quân khoản phải trả từ 14,97 ngày năm 2006 giảm xuống 1,33 ngày năm 2007 và năm 2008 đã tăng lại 8,1 ngày. Xét về khía cạnh tích cực cho thấy

cĩ thể Cơng ty đã chấp nhận rút ngắn thời gian thanh tốn khi mua hàng để

được hưởng một chính sách giá tốt hơn hoặc tăng doanh số mua nợ từ các nhà máy, và như vậy Cơng ty cĩ thể tăng được khả năng sinh lợi cho doanh nghiệp mình.

- Tuy nhiên, nếu xét ở khía cạnh tiêu cực lại cho thấy khả năng tận dụng được nguồn vốn ngắn hạn từ các nhà cung cấp của Cơng ty chưa tốt. Với vị thế là một trong những cơng ty thương mại quy mơ lớn và nhiều năm hoạt

động trong ngành thì chắc chắn TTC là một đối tác truyền thống quan trọng của các nhà cung cấp (các nhà máy sản xuất đường và sản phẩm sau đường) và do vậy phải được hưởng một chính sách ưu đãi nhiều hơn việc thanh tốn. Nhưng kết quả phân tích lại phản ánh một chiều hướng cĩ vẻ xấu đi mà nguyên nhân khách quan cĩ thể do mức độ cạnh tranh giữa các nhà thương mại trong lĩnh vực này gia tăng hoặc trong năm trên thị trường đường cát, mật rỉ đã cĩ những biến động sốt giá thường xuyên nên phía các nhà cung cấp đã địi hỏi thời gian thanh tốn mua hàng phải được rút ngắn lại. Bên cạnh đĩ, điều này sẽ

trở thành một vấn đề hết sức đáng quan tâm nếu nguyên nhân chủ quan lại cĩ nguồn gốc từ sự giảm sút uy tín kinh doanh của Cơng ty hay khả năng cạnh tranh của Cơng ty đã bị suy giảm nghiêm trọng trước các đối thủ hoạt động trong cùng lĩnh vực.

- Kết quả tính tốn số vịng quay các khoản phải thu của Cơng ty cho

thấy trong năm 2006 các khoản phải thu luân chuyển được 5,99 lần, sang năm

2007 số vịng quay đã tăng lên 6,48 lần và sang năm 2008 thì số lần luân

chuyển này đã giảm xuống 3,71 lần. Điều này cĩ nghĩa là bình quân từ 60,9 ngày đến 98,3 ngày thì Cơng ty mới thu hồi được nợ.

- Hiện tượng vịng quay các khoản phải thu của Cơng ty giảm sút thể

hiện hiệu quả sử dụng vốn của Cơng ty đã ngày càng kém đi do bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều.

- Mặc dù việc số ngày phải thu cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách

bán chịu của Cơng ty trong từng thời kỳ nhằm tăng sức cạnh tranh, phát triển doanh số, thị phần… nhưng rõ ràng trong tình thế hiện tại của Cơng ty - khả

năng tận dụng nguồn tín dụng thương mại của Cơng ty bị giảm sút mà Cơng ty lại cịn bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều ngày (gấp nhiều lần so với số

đến hiệu quả sử dụng vốn tổng thể. Đây là một nguyên nhân sẽ buộc Cơng ty phải tăng cường sử dụng nguồn nợ vay ngắn hạn khác (như vốn tín dụng) để bù

đắp cho sự mất cân đối thu – chi trong hoạt động nếu như vốn chủ sở hữu

khơng đủ đáp ứng. Và sự chênh lệch giữa những lợi ích mà Cơng ty được

hưởng từ việc thanh tốn nhanh khi mua hàng sẽ khĩ bù đắp đủ chi phí phát

sinh do việc bị chiếm dụng vốn quá lâu gây ra.

- Mặt khác, doanh thu bán hàng của Cơng ty dù rằng đã cĩ sự tăng

trưởng khá tốt trong năm 2008 (tăng thêm 17% so với năm 2007) nhưng với tình hình vịng quay khoản phải thu giảm xuống đột ngột (số ngày thu hồi nợ

từ khách hàng năm 2008 là 98,3 ngày trong khi năm 2007 thì Cơng ty chỉ mất

trung bình 56,3 ngày – tức tăng hơn 42 ngày) thì Cơng ty cần đánh giá thật

chính xác về chất lượng tăng trưởng doanh thu cũng như so sánh với tăng trưởng lợi nhuận, đặc biệt khi chi phí sử dụng vốn vay ngân hàng ngày càng

đắt đỏ và cĩ xu hướng tăng. Như kết quả tính tốn cho thấy khả năng sinh lời của Cơng ty đã bị giảm sút rất nhiều. Đây là một kết quả cĩ tính chất cộng

hưởng từ nhiều nguyên nhân trong đĩ cĩ nguyên nhân từ việc Cơng ty đã bị

chiếm dụng vốn quá lâu.

- Số vịng luân chuyển hàng tồn kho của Cơng ty đã được cải thiện

đáng kể từ mức 1,97 vịng trong năm 2006 lên mức 4,24 vịng trong năm 2008,

nghĩa là khoảng 86 ngày một vịng.

- Đặc điểm ngành nghề truyền thống của Cơng ty là kinh doanh đường

và các sản phẩm sau đường chứ Cơng ty khơng trực tiếp sản xuất. Do đĩ việc

hàng tồn kho luân chuyển càng nhanh thì càng giúp Cơng ty tăng được khả

năng thanh khoản.

- Hiệu suất sử dụng tài sản cốđịnh của Cơng ty cũng tăng tích cực qua các năm. Từ mức 4,28 lần năm 2006 tăng lên 5,77 lần vào năm 2007 và đến 2008 đạt mức 8,95 lần, nghĩa là với 1 đồng tài sản cốđịnh đã tạo ra được 8,95

đồng doanh thu cho năm 2008. Xét riêng về gĩc độ Cơng ty thì việc sử dụng

quảđĩ đã đạt đến mức độ tối ưu hay chưa thì cần phải cĩ số liệu của của các doanh nghiệp tương tự cùng ngành để so sánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả của cấu trúc vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thành thành công (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)