9. Kết cấu của đề tài
1.2.6.5. Chiến lược giá cả
Ngành ngân hàng bán lẻ cũng được tạo điều kiện thuận lợi hơn với những quy định và chỉ thị của cơ quan chủ quản trong, ví dụ, tăng cường cho vay tín chấp, nới hạn mức tăng trưởng tín dụng cho nhiều ngân hàng thương mại, hạ hệ số rủi ro các khoản cho vay chứng khoán và bất động sản, khai thông cho vay tiêu dùng của các ngân hàng qua các công ty tài chính v.v...
Trước những thuận lợi và khó khăn như vậy, không khó hiểu khi nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ đã trở nên hấp dẫn và là một lựa chọn chính để giúp các ngân hàng tiếp tục tồn tại và phát triển. Nhưng điều đáng nói là từ lý thuyết đến thực tế lại là một khoảng cách xa vời với rất nhiều ngân hàng. Ngay bản thân nhiều người trong cuộc qua một số cuộc phỏng vấn trực tiếp cũng phải thú nhận rằng mặc dù hay nhắc đến ngân hàng bán lẻ nhưng triển khai bắt đầu từ đâu và cụ thể thế nào thì họ cũng không thể trả lời một cách rành mạch được. Bởi thế, sẽ không lấy gì làm lạ khi “soi” chiến lược phát triển ngành ngân hàng bán lẻ của nhiều ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay lại thấy có quá nhiều điểm trùng lặp, từ phương châm, định hướng, đến giải pháp thực hiện... cứ như thể chúng được copy của nhau.
Sự “na ná nhau” trong chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ còn có một phần nguyên nhân là nhiều ngân hàng đã thuê những công ty và tổ chức tư vấn nước ngoài xây dựng và cách thức tổ chức thực hiện các chiến lược này cho họ. Điểm đi điểm lại thì cũng chỉ có một số ít nhà tư vấn có uy tín kiểu này trên thị trường hiện nay nên không tránh khỏi khả năng họ bê nguyên xi các chiến lược này cho các khách hàng khác nhau của mình.
Thiếu vắng những bước đi sáng tạo và giải pháp đột phá để phát triển hữu hiệu ngành ngân hàng bán lẻ với phương châm giá và phí thấp, phục vụ nhiều khách hàng
59
hơn trong nhiều mảng dịch vụ hơn, khai thác được những lợi thế cộng sinh giữa các nghiệp vụ và đối tượng khách hàng, nhiều ngân hàng quay ra “tận thu” trên những dịch vụ sẵn có và khách hàng hiện tại, đẩy khách hàng của họ vào tình trạng sử dụng dịch vụ nhưng luôn trong trạng thái bất bình và sẵn sàng từ bỏ ngay chúng và các ngân hàng này khi có thể.
Tất nhiên, trên thực tế, khách hàng khó mà từ bỏ được dù bất bình đến mấy khi mà hầu như ngân hàng nào cũng đều “tận thu” như vậy cả. Nhưng điều này vô hình trung sẽ là một cái vòng kim cô vạch ra giới hạn phát triển cho ngành ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên để tăng tính cạnh tranh trong môi trường hiện nay, một số ngân hàng chú trọng đến việc bán càng nhiều sản phẩm dịch vụ trong phân khúc khách hàng cá nhân càng tốt, nên chiến lược giá của phân khúc này cũng có nhiều đặc biệt, các ngân hàng thường chọn cách thức miễn phí giá ví dụ như khách hàng được phát hành thẻ miễn phí, không cần duy trì số dư tối thiểu trong tài khoản cũng như miễn phí thường niên năm đầu tiên đối với các vụ như internetbanking, homebanking để khách hàng có thời gian trải nghiệm hết các tính năng của các sản phẩm dịch vụ trên.