CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
2.3. Lý thuyết về chất lượng thẩm định tín dụng
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng tại Ngân hàng
hàng thương mại
Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, vừa mang tính cụ thể, vừa mang tín trừu tượng. Do đó, để đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng cần thiết lập hai nhóm chỉ tiêu là chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng:
Chỉ tiêu định tính thứ nhất là có quy trình thẩm định hợp lý, các quy định hướng dẫn rõ ràng, chi tiết, phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận, tránh chồng chéo dẫn đến sai sót, phù hợp với quy mơ hoạt động và cơ cấu tổ chức của ngân hàng. Chỉ tiêu thứ hai là cán ngân hàng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cấp tín dụng, được trang bị tốt và đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất, phục vụ cho việc thẩm định, đồng thời cán bộ ngân hàng không ngừng học hỏi, nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng và trau dồi kinh nghiệm. Chỉ tiêu định tính thứ ba là ngân hàng có đối tượng khách hàng đa dạng và số lượng khách hàng, không ngừng được mở rộng.
Để đánh giá chỉ tiêu định tính thường dùng các biện pháp trong thống kê học như điều tra, phỏng vấn và phương pháp chuyên gia. Thơng qua điều tra, quan sát có thể nhận xét được thủ tục cho vay đối với khách hàng như thế nào, cơ sở vật chất của ngân hàng ra sao. Thông qua điều tra cũng thấy được đối tượng khách hàng là ai, số lượng là bao nhiêu, đang kinh doanh ngành nghề gì, cần vay sử dụng vào mục đích nào và hình thức huy động vốn, đầu tư, cho vay của ngân hàng đa dạng hay không. Phương pháp phỏng vấn để thấy được khách hàng có hài lịng với ngân hàng hay khơng, các chun gia đánh giá về hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng ra sao.
Các chỉ tiêu định lượng bao gồm dư nợ tín dụng, tốc độ tăng doanh số, vịng quay vốn tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn và hệ số thu nợ.
Tổng dư nợ của ngân hàng bao gồm dư nợ vốn ngắn hạn, dư nợ vốn trung dài hạn, vốn góp đồng tài trợ. Chỉ tiêu dư nợ phản ánh số còn cho vay của ngân hàng trong một thời kì nhất định – thường là một năm. Chỉ tiêu này phản ánh một phần uy tín, khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng. Tổng dư nợ cao, chứng tỏ ngân hàng cho vay được nhiều, có hút được nhiều khách hàng, uy tín của ngân hàng tương tối tốt. Ngược lại, tổng dư nợ thấp cho thấy ngân hàng khả năng thu hút khách hàng là thấp, uy tín chưa cao, khả năng mở rộng khách hàng còn hạn chế.
Tốc độ tăng doanh số cho vay (DSCV) tính theo cơng thức:
Tốc độ tăng doanh số cho vay = DSCV kỳ này – DSCV kỳ trước x 100% DSCV kỳ trước
Tốc độ tăng doanh số thể hiện khả năng mở rộng quy mơ đầu tư tín dụng qua các thời kỳ. Doanh số cho vay lớn và tốc độ cho vay tăng cho thấy khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng. Đây là điều kiện đầu tiên để thể hiện tình hình hoạt động tốt của ngân hàng. Tuy nhiên để đánh giá chính xác hiệu quả tín dụng thì cần phải kết hợp nghiên cứu, phân tích với các chỉ tiêu khác.
Chỉ tiêu Vịng quay vốn tín dụng được tính như sau:
Vịng quay vốn tín dụng =
Doanh số thu nợ bình qn trong kỳ
Dư nợ tín dụng bình qn trong kỳ
Vòng quay vốn phản ánh số vòng chu chuyển vốn tín dụng trong chu kỳ (thường là một năm). Vịng quay vốn tín dụng cho biết hiệu quả trong việc sử dụng vốn ngân hàng. Vòng quay càng lớn chứng tỏ ngân hàng sử dụng vốn có hiệu quả, khả năng thu nợ của ngân hàng tốt. Vịng quay vốn tín dụng nhỏ chứng tỏ, khách hàng khơng thể hồn trả nợ đúng hạn, làm phát sinh nợ quá hạn hoặc ngân hàng phải tiến hành gia hạn nợ cho khách hàng.
Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn tính như sau:
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Nợ quá hạn
Dư nợ tín dụng
Khi đến kỳ hạn trả nợ, nếu khách hàng khơng thể hồn trả đầy đủ và đúng hạn, không được ngân hàng gia hạn nợ thì khoản nợ đó chuyển thành nợ q hạn. Các ngân hàng đều cố gắng sao cho hạ tỉ lệ này xuống càng thấp càng tốt, bởi lẽ tỷ lệ này cao thì chứng tỏ ngân hàng đang gặp nhiều rủi ro. Tuy nhiên, trên thực tế, do những rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh khỏi nên các ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nợ quá hạn nhất định coi như giới hạn an toàn. Tuy nhiên chỉ tiêu này đôi khi cũng chưa phản ánh đầy đủ chất lượng tín dụng của ngân hàng. Bởi vì, bên cạnh những ngân hàng có được tỷ lệ nợ q hạn hợp lý, cịn có những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn thấp thông qua việc cho vay đảo nợ, không chuyển nợ quá hạn theo đúng quy định.
Chỉ tiêu về nợ quá hạn phản ánh rõ nét nhất chất lượng tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này cho thấy khơng phải lúc nào dư nợ tín dụng cao cũng tốt vì nếu ngân hàng khơng có chiến lược quản lý nợ tốt thì sẽ dẫn đến phát sinh nhiều nợ quá hạn.
Hệ số thu nợ (Ratio obtained debt - ROD) được tính bằng cơng thức:
Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ x 100% Doanh số cho vay
Chỉ tiêu này cho biết số tiền mà ngân hàng thu được trong một thời kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Từ đó phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ vay của khách hàng. Hệ số thu nợ càng lớn thì càng
được đánh giá tốt, cho thấy công tác thẩm định của ngân hàng về nguồn trả nợ của khách hàng là càng hiệu quả, hợp lý và chính xác.
Ngồi ra, cịn có thể tính hiệu quả thẩm định bằng cách tính tỷ lệ lợi nhuận thu được từ tín dụng so với chi phí bỏ ra cho việc thẩm định. Tuy nhiên, hiện nay tại các ngân hàng Việt Nam nói chung, tại Vietcombank nói riêng thì các số liệu về doanh thu và chi phí chưa chia rõ cụ thể cho mảng tín dụng cá nhân, mà thường gộp chung với các chi phí liên quan đến các khâu về tìm kiếm khách hàng, quản lý hồ sơ,…