3.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và chi nhánh Bến Thành chi nhánh Bến Thành
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Vietcombank
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…
Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi thế trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng,
phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch vụ: VCB-iB@nking, VCB-Money, VCB – SMS B@nking, Phone Banking, Mobile Banking, … đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng.
Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, tính đến 31/12/2014, Vietcombank có hơn 14.099 cán bộ nhân viên, với hơn 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 89 chi nhánh và 351 phòng giao dịch trên toàn quốc, 2 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con và 1 văn phòng đại diện tại nước ngoài, 4 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.100 máy ATM và trên 56.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới 1.853 ngân hàng đại lý tại trên 176 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo khách hàng cá nhân. Trong hơn một thập kỷ trở lại đây, trên nhiều lĩnh vực hoạt động quan trọng, Vietcombank liên tục được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn và đánh giá là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”.
3.1.2 Quá trình hoạt động kinh doanh của Vietcombank từ năm 2010 đến năm 2014 đến năm 2014
Tóm lược kết quả kinh doanh tại VCB từ năm 2010 đến năm 2014 được thể hiện qua Bảng 3.1:
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu hoạt động chính của VCB giai đoạn 2010-2014
Trong môi trường kinh doanh đầy biến động, Vietcombank luôn giữ vai trò là một Ngân hàng thương mại chủ lực của nền kinh tế, phục vụ đắc lực cho chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà Nước, đóng góp xứng đáng vào ngân sách nhà nước đồng thời đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Vietcombank đã đề ra. Hoạt động kinh doanh của Vietcombank giai đoạn 2010-2014 tương đối tốt, đã đạt được những kết quả khả quan như sau:
Tổng tài sản của Vietcombank tăng dần qua các năm từ 2010 đến 2014; cụ thể: năm 2010 đạt 307.621 tỷ đồng, tăng 20,4% so với năm 2009; năm 2011 tăng 19,2% đạt 366.722 tỷ đồng; năm 2012 đạt 414.475 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2011; năm 2013 đạt 468.994 tỷ đồng, tăng 13,2% so với năm 2012; và năm 2014 đạt 576.969 tỷ đồng, tăng 23,03% so với năm 2013. Như vậy tổng tài sản của Vietcombank những năm qua đã tăng với tốc độ ổn định bình quân 22%, thể hiện kết quả hoạt động tốt, kinh doanh có hiệu quả của ngân hàng trong tình hình kinh tế khó khăn, nhiều ngân hàng đang lâm vào cảnh thua lỗ.
Nguồn vốn chủ sở hữu của Vietcombank đều tăng qua các năm từ 2010- 2014. Tính đến cuối năm 2012 vốn chủ sở hữu của Vietcombank đứng thứ hai toàn hệ thống, đạt 41.553 tỷ đồng, tăng 45,1% so với năm 2011. Vietcombank là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu cao, trung bình 40%/năm. Năm 2013, đạt 42.386 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2012. Năm 2013, Vietcombank luôn theo sát biến động của nguồn vốn và sử dụng vốn để có những giải pháp điều chỉnh huy động vốn kịp thời. Phương án dự phòng thanh khoản của năm đã được xây dựng và luôn sẵn sàng nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản cho hệ thống. Đến 2014, thì vốn chủ sở hữu đạt 43.351 tỷ đồng, tăng 2,28% so với năm trước.
Từ năm 2009 – 2010, Vietcombank luôn đứng đầu hệ thống ngân hàng về
quy mô lợi nhuận. Lợi nhuận trước thuế năm 2010 tăng 11,3% so với năm 2009 đạt 5.569 tỷ đồng. Tuy thị phần lợi nhuận không sụt giảm đi nhưng từ năm 2011 – 2012, thứ tự xếp hạng về lợi nhuận của Vietcombank đã tụt từ vị trí thứ nhất xuống vị trí thứ hai, đứng sau Vietinbank. Lợi nhuận trước thuế năm 2011 tăng 2,3% so với năm 2010 đạt 5.697 tỷ đồng; năm 2012 đạt 5.764 tỷ đồng tăng 1,2% so với năm
2011. Tuy nhiên, năm 2013 đạt 5.743 tỷ đồng giảm 0.36%, chủ yếu do chi phí hoạt động tăng. Đến năm 2014, đạt 5.876 tăng 2,32%, tuy kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng Vietcombank đã lấy lại đà tăng trưởng về lợi nhuận hơn so với năm 2013.
Hình 3.1: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của VCB giai đoạn 2010-2014
Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank năm 2014
Tuy nguồn vốn huy động của Vietcombank năm 2010 đạt tốc độ tăng khá cao là 22,9% so với năm 2009 đạt 208.320 tỷ đồng nhưng đã để Vietinbank vượt
lên và chiếm vị trí thứ ba (chủ yếu nhờ vào việc Vietinbank phát hành 250 triệu USD trái phiếu quốc tế). Năm 2011 huy động vốn đạt 241.700 tỷ đồng tăng 16% so với năm 2010; năm 2012 tăng với tỷ lệ khá cao so với năm 2011 là 25,8% so với năm 2011 và đạt 303.942 tỷ đồng. Năm 2013, đạt 334.259 tỷ đồng, tăng 16,3% so với đầu năm, vượt kế hoạch 12% đã đề ra từ đầu năm. Đến 2014, đạt mức cao nhất trong giai đoạn 5 năm 422.204 tỷ đồng, tăng 27,08%.
Dư nợ tín dụng năm 2010 đạt 176.814 tỷ đồng, tăng 24,9% so với năm 2009. Năm 2011 tăng 18,4% so với năm 2010; tốc độ tăng trưởng năm 2012 so với năm 2011 là 15,2%, đạt được 241.163 tỷ đồng. Đến năm 2013, cơ cấu tín dụng thay đổi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu, định hướng và chiến lược phát triển của Vietcombank, đạt 278.357 tỷ đồng, tăng 14,8% so với năm 2012. Bước qua năm 2014, dư nợ tín dụng đạt 323.332 tỷ đồng, tăng 17,8% so với năm 2013. Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2014 của Vietcombank tiếp tục cao hơn tăng trưởng của toàn hệ thống (14,5%).
Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2010, Vietcombank đã cải tiến quy trình xử lý nghiệp vụ tài trợ thương mại theo hướng: tập trung xử lí giao dịch tài trợ thương mại cho một số chi nhánh nhỏ và vừa tại Hội sở chính thay vì xử lí phân tán như trước đây, vì vậy hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại được nâng lên, góp phần làm tăng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu trong năm 2010 đạt 31 tỷ USD, tăng gần 21% so với năm 2009. Năm 2011, đạt 38,8 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm trước là do Vietcombank vẫn tiếp tục đẫn đầu thị trường trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu; tuy nhiên thị phần chỉ còn 15,5% thu hẹp 1,96% so với cùng kì năm ngoái. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2012 chỉ tăng nhẹ 0,08% so với năm 2011. Năm 2013, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức từ bối cảnh kinh tế và sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ cạnh tranh, song kết quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ năm 2013 đạt rất khả quan, đạt 41,6 tỷ USD, chiếm gần 15,8% thị phần xuất nhập khẩu cả nước, tiếp tục duy trì vị trí là ngân hàng có doanh số và thị phần thanh toán xuất nhập khẩu lớn nhất cả
nước. Năm 2014, tiếp tục đà tăng trưởng, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu Vietcombank tiếp tục tăng 15,79% so với năm 2013.
3.1.3 Giới thiệu Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Bến Thành Bến Thành
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bến Thành (Vietcombank Bến thành) tiền thân là Phòng giao dịch số 1, trực thuộc ngân hàng Ngoại thương – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Vietcombank Hồ Chí Minh) từ năm 1994.
Năm 2001, ngân hàng Ngoại thương – chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã kiến nghị lên hội sở chính (Vietcombank Trung Ương) về việc thành lập chi nhánh cấp 2 nhằm tạo thuận lợi trong công tác huy động vốn và cho vay trên địa bàn hoạt động của mình, đồng thời tăng tính cạng tranh với các ngân hàng khác trong cả nước. Trên cơ sở đó, theo quyết định số 453/QĐ/TCCB-BT ngày 19/09/2001 của Chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng Ngoại thương CN Bến Thành chính thức được nâng cấp thành chi nhánh cấp 2 trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Qua đó, Vietcombank Bến Thành trở thành một trong những chi nhánh cấp 2 đầu tiên trong số 10 chi nhánh cấp 2 trực thuộc Vietcombank Hồ Chí Minh.
Tháng 11/2006 Ngân hàng được nâng cấp từ chi nhánh cấp 2 trực thuộc Vietcombank Hồ Chí Minh lên chi nhánh cấp 1, nhận được sự hỗ trợ trực tiếp của ban lãnh đạo của chi nhánh đầu mối Vietcombank Hồ Chí Minh và Vietcombank Trung ương.
Trụ sở Vietcombank Bến Thành đặt tại 69 Bùi Thị Xuân, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP HCM. Với lợi thế nằm ở trung tâm Quận 1, sau 14 năm hoạt động, chi nhánh đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Tính đến 31/12/2014, tổng nguồn vốn huy động đạt 6.074,7 tỷ đồng, tăng 27,5% so với cùng kỳ, dư nợ cho vay là 2.290,6 tỷ đồng, tăng 26% so với đầu năm, dư nợ bảo lãnh bình quân 408 tỷ đồng, doanh số bán ngoại tệ là 42.119 ngàn USD, doanh số xuất nhập khẩu 460,5 triệu
USD, các chỉ tiêu về hoạt động thẻ và ngân bán lẻ đều vượt mức kế hoạch đề ra (theo “Báo cáo hoạt động kinh doanh tháng 12 và 12 tháng năm 2014 của
Vietcombank Bến Thành”).
3.2. Đánh giá sơ bộ về quy định thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân của Vietcombank và việc thực hiện các quy định tại Vietcombank Bến của Vietcombank và việc thực hiện các quy định tại Vietcombank Bến Thành
3.2.1 Khái niệm khách hàng cá nhân
Theo “Sổ tay hướng dẫn chấm điểm Cá nhân và hộ kinh doanh” của
Vietcombank thì khái niệm “khách hàng thể nhân” (phi doanh nghiệp) để chỉ các đối tượng khách hàng là chủ thể ngoài doanh nghiệp, bao gồm các cá nhân và hộ gia đình. Kinh tế cá thể dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ về tư liệu sản xuất, qui mô sản xuất kinh doanh nhỏ, chủ yếu dựa vào vốn và lao động của bản thân, gia đình, người sở hữu cũng là người quyết định tất cả các khâu và tham gia trực tiêp vào quá trình sản xuất.
Trong đó, cá nhân là các công dân từ 18 tuổi có năng lực chịu trách nhiệm pháp luật dân sự, có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hành vi dân sự, có hiểu biết trong giao dịch ngân hàng. Cá nhân có thể vừa là người tự đứng ra tổ chức, điều hành sản xuất kinh doanh, vừa có thể là thành viên của hộ sản xuất.
Còn hộ gia đình nhìn chung có 3 tiêu thức là có quan hệ hôn nhân, huyết thống và thân tộc, cư trú chung và có chung cơ sở kinh tế (tiêu chí hiện nay có thể được bỏ qua vì kinh tế phát triển, các thành viên trong hộ gia đình không còn làm chung, ăn chung mà chỉ đóng góp một phần thu nhập vào hoạt động chung của Hộ).
Khái niệm Hộ kinh doanh theo quy định có 2 trường hợp. Một là hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, có đăng ký kinh doanh, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Hai là hộ gia đình hoặc cá nhân sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh.
Trong thực tế hiện nay, khách hàng phi doanh nghiệp của Vietcombank thường là các cặp vợ chồng hoặc các cá nhân độc thân (đã ly dị, góa…) và các hộ kinh doanh cá thể có đăng ký kinh doanh. Để làm gọn, trong phạm vi luận văn này sẽ sử dụng khái niệm “khách hàng cá nhân” thay thế tương đương “khách hàng thể nhân” theo quy định của Vietcombank với đầy đủ các ý nghĩa nêu trên.
3.2.2. Các yếu tố trong thẩm định khách hàng cá nhân tại Vietcombank
Trong quá trình làm việc thực tế tại Vietcombank, phân tích tín dụng chủ yếu dựa vào năm yếu tố. Một là tư cách pháp luật của người vay vốn như nhân thân, tuổi, tình trạng hôn nhân… Hai là thái độ trả nợ, thẩm định dựa vào lịch sử vay vốn. Ba là mục đích vay vốn thiết thực, hợp lý và không vi phạm pháp luật. Tùy từng mục đích vay mà Vietcombank cung cấp các gói sản phẩm khác nhau đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Trong phương án sử dụng vốn cần nêu rõ phần vốn tự có và phần vay ngân hàng. Bốn là nguồn trả nợ của khách hàng phải đủ trả cả gốc, lãi của các khoản vay (bao gồm các khoản vay tại Vietcombank và tại các ngân hàng khác) và trang trải cuộc sống gia đình. Năm là tài sản đảm bảo phải đủ khả năng đảm bảo nợ vay (theo tỷ lệ quy định riêng của từng sản phẩm cho vay).
Từ đó, hồ sơ vay vốn của khách hàng cá nhân cũng sẽ bám theo các tiêu chí trên. Một là hồ sơ pháp lý của người vay vốn cung cấp CMND, Hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú, Đăng ký kết hôn hoặc Xác nhận độc thân. Hai là thông tin CIC do Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước cung cấp do cán bộ khách hàng tra cứu lịch sử vay vốn của khách hàng.
Ba là hồ sơ chứng minh mục đích vay vốn. Nếu khách hàng mua nhà, đất, căn hộ thì cần Hợp đồng mua bán/đặt cọc, Giấy tờ sở hữu bất động sản giao dịch. Nếu khách hàng xây, sửa nhà thì phải có Giấy phép xây dựng/sửa chữa, Hợp đồng thi công, dự toán công trình… Nếu khách hàng mua ô tô cần có Hợp đồng mua bán. Nếu khách hàng kinh doanh thì cần cung cấp Phương án kinh doanh, Hợp đồng mua bán, các loại Hóa đơn,… Và nếu vay để tiêu dùng thì nên lập Bảng dự toán chi phí.
Bốn là hồ sơ chứng minh nguồn trả nợ. Trường hợp nguồn trả nợ từ lương khách hàng sẽ cung cấp Hợp đồng lao động/Quyết định bổ nhiệm, Sao kê tài khoản