3.3.1. Tăng trưởng Dư nợ và phân loại
Cuối năm 2006, khi Vietcombank Bến Thành mới được nâng cấp lên chi nhánh cấp 1 thì cho vay cá nhân là một bộ phận thuộc Phòng Khách hàng (tên cũ là Phòng Quan hệ Khách hàng) cùng với cho vay doanh nghiệp. Tính đến cuối năm 2012, Dư nợ cho vay cá nhân đạt 306 tỷ đồng, chiếm 18,5% tổng dư nợ cho vay của chi nhánh, tăng 37% so với năm 2007 và tốc độ tăng bình quân là 6%/năm.
Từ ngày 01/06/2013, Phòng Khách hàng Cá nhân được thành lập với 2 Lãnh đạo phòng và 7 Cán bộ Khách hàng Cá nhân, tạo điều kiện cho tín dụng cá nhân của chi nhánh phát triển mạnh mẽ. Sau hơn một năm hoạt động độc lập, tín dụng cá nhân đã đạt được những kết quả đáng kể.
Vietcombank Bến Thành hiện có 5 điểm bán là Phòng Khách hàng Cá nhân tại chi nhánh và 4 Phòng giao dịch, chiếm 6% tổng số điểm bán trên địa bàn TP.HCM. Trong đó, chỉ có Phòng Khách hàng Cá nhân là đầu mối chính cung cấp đầy đủ các sản phẩm cho vay bán lẻ, còn các Phòng giao dịch trực thuộc chỉ có thẩm quyền phê duyệt với các khoản vay cầm cố giấy tờ có giá (khoản vay tối đa 5 tỷ đồng) và phát hành Thẻ tín dụng (với tổng hạn mức các thẻ cấp cho khách hàng không vượt quá 20 triệu đồng).
Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân (không bao gồm Dư nợ thẻ tín dụng) tính đến ngày 31/12/2014 là 603 tỷ đồng, tăng 51,6% (# 205 tỷ đồng) so với đầu năm
(398 tỷ đồng), đạt 113% kế hoạch được giao (kế hoạch năm 2014 là 536 tỷ đồng) và chiếm 26% trong tổng dư nợ cho vay (2.291 tỷ đồng) với 827 khách hàng.
Bảng 3.3: Tổng quan tình hình dư nợ tín dụng cá nhân (không bao gồm Dư nợ thẻ tín dụng)
(Đơn vị: tỷ đồng) Dư nợ bình quân Quý IV Dư nợ bình quân năm 2014 Dư nợ tính đến ngày 31/12 +/- với tháng trước (%) +/- với 31/12/ 2013 (%) % thực hiện kế hoạch Quý IV % thực hiện kế hoạch Quý IV (DNBQ) % thực hiện kế hoạch 2014 % thực hiện kế hoạch 2014 (DNBQ) % dư nợ TDTN trong khu vực % dư nợ TDTN trong tổng dư nợ 552 453 603 7,3% 51,6% 113% 106% 113% 97% 8% 26%
(Nguồn: Báo cáo Bán hàng Ngân hàng Bán lẻ Tháng 12/2014)
Các sản phẩm tín dụng cá nhân Vietcombank Bến Thành hiện đang cung cấp bao gồm là Cho vay bất động sản; Cho vay mua nhà dự án; Cho vay hỗ trợ mua nhà ở xã hội/thương mại; Cho vay cá nhân thông thường (Tiêu dùng, sửa chữa nhà,…); Kinh doanh tài lộc; Cho vay mua ô tô; Cho vay không có tài sản đảm bảo, Thấu chi tài khoản cá nhân; Cho vay/Thấu chi cầm cố giấy tờ có giá; Phát hành thẻ tín dụng; Bảo lãnh trong giao dịch nhà đất. (Xem thêm Phụ lục 1: Các sản phẩm tín dụng cá
nhân của Vietcombank)
Bảng 3.4: Chi tiết Dư nợ tín dụng cá nhân theo mục đích vay
(Đơn vị: tỷ đồng) Mục đích vay Dư nợ đến 31/12/2014 % trong dư nợ TDTN +/- với tháng trước +/- với cùng kỳ (%) Bất động sản 358 59% 20 55% Ô tô 24 4% 0 63%
Tiêu dùng 42 7% 0 1%
Cầm cố Giấy tờ có giá 97 16% (14) 97%
Sản xuất kinh doanh 49 8% 3 (12%)
Khác 33 6% 32 532%
Tổng Dư nợ Cá nhân 603 100% 7,3% 51,6%
(Nguồn: Báo cáo Bán hàng Ngân hàng Bán lẻ Tháng 12/2014)
Hình 3.5: Chi tiết Dư nợ tín dụng cá nhân theo mục đích vay
(Nguồn: Báo cáo Bán hàng Ngân hàng Bán lẻ Tháng 12/2014)
Như vậy, Dư nợ cho vay Bất động sản (mua nhà, đất, căn hộ, xây nhà, sửa nhà,…) chiếm tỷ trọng rất lớn, gần 3/5 tổng Dư nợ tín dụng cá nhân, với tốc độ tăng trưởng 55% so với 31/12/2013. Đây là sản phẩm tín dụng bán lẻ mũi nhọn của chi nhánh.
3.3.2. Tình hình nợ có vấn đề
Vietcombank Bến Thành luôn hướng tới sự phát triển bền vững. không chỉ tăng Dư nợ về lượng mà còn đảm bảo chất lượng, hạn chế rủi ro. Vì vậy, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh luôn được giữ ở mức thấp. Năm 2013, Vietcombank Bến Thành được khen tặng 5 năm liên tục có thành tích tốt trong việc hạn chế nợ xấu.
Tính đến 31/12/2014, Nợ xấu của chi nhánh là 11 tỷ đồng, tương đương 0,48% tổng dư nợ. Trong đó, Nợ xấu của tín dụng cá nhân là 7 tỷ đồng, tương đương 1,2% tổng dư nợ cá nhân. Dư nợ tín dụng cá nhân có bảo hiểm bảo an tín dụng là 15 tỷ đồng tương đương 3% tổng dư nợ tín dụng cá nhân, đạt 39% kế hoạch năm 2014.
3.3.3. Chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân
Vietcombank đã ban hành quy trình thẩm định khách hàng vay với các quy định hướng dẫn rõ ràng, chi tiết. Vietcombank Bến Thành luôn tuân thủ các quy định này. Các sản phẩm vay vốn đa dạng với đặc điểm, tiêu chí riêng biệt là cơ sở để nhân viên tín dụng đánh giá khách hàng và khoản vay.
Vietcombank Bến Thành nói riêng và Vietcombank nói chung là một trong những ngân hàng lớn với nguồn vốn dồi dào, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cấp tín dụng với cơ sở vật chất được trang bị tốt và đầy đủ, đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng thời cán bộ ngân hàng không ngừng tự mình học hỏi và trao đổi lẫn nhau để cùng trau dồi kinh nghiệm.
Những yếu tố đó đã giúp lượng khách hàng đến giao dịch tại Vietcombank Bến Thành, đặc biệt là số lượng khách hàng vay cá nhân ngày càng tăng, đến 31/12/2014 đã đạt 827 khách hàng. Trong đó có cả khách hàng vay mới và những khách hàng đã từng vay vốn tại Vietcombank khi có nhu cầu quay lại vay tiếp. Như vậy, xét theo các chỉ tiêu định tính thì công tác thẩm định tín dụng tại Vietcombank Bến Thành đã phát huy hiệu quả tích cực.
Các chỉ tiêu định lượng bao gồm dư nợ tín dụng, tốc độ tăng doanh số, vòng quay vốn tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn, hệ số rủi ro tín dụng và chỉ tiêu lợi nhuận.
Như đã phân tích trong phần 3.3.1, Vietcombank Bến Thành có tốc độ tăng trưởng Dư nợ tốt và tỷ lệ nợ quá hạn thấp. Như vậy chứng tỏ công tác thẩm định tín dụng tại Vietcomabank Bến Thành đã làm khá tốt.
Bảng 3.5: Các chỉ tiêu chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân của Vietcombank Bến Thành từ năm 2011 – 2014 (bao gồm Dư nợ thẻ tín dụng)
Đơn vị: tỷ đồng
Năm Dư nợ đầu kỳ Dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân Doanh số cho vay Doanh số thu nợ 2011 282,77 220,13 251,45 1.057,81 1.120,45 2012 220,13 305,84 262,99 815,75 730,04 2013 305,84 412,43 359,14 1.454,31 1.347,72 2014 412,43 619,67 516,05 1.847,99 1.640,75
(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo các năm của Vietcombank Bến Thành)
Tốc độ tăng doanh số cho vay (DSCV) tính theo công thức:
Tốc độ tăng doanh số cho vay = DSCV kỳ này – DSCV kỳ trước x 100% DSCV kỳ trước
Tốc độ tăng doanh số cho vay của Vietcombank Bến Thành lần lượt qua các năm 2012, 2013 và 2014 là -23%, 78% và 27%.
Năm 2012, kinh tế Việt Nam nhìn chung bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng khoản tài chính và khủng hoảng nợ công châu Âu. Do đó Chính phủ đã đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế nên đã áp dụng chính sách thắt chặt tín dụng. Doanh số cho vay của Vietcombank nói chung cũng vì thế mà chịu ảnh hưởng. Mặt khác, giai đoạn này đang tập trung cho vay các đối tượng doanh nghiệp, hỗ trợ sản xuất để phục hồi kinh tế nên thiếu chú trọng tới đối tượng khách hàng cá nhân. Bản thân người dân trong xã hội cũng thắt lưng buộc bụng, giảm chi tiêu, tăng tiết kiệm, hạn chế vay vốn.
Tuy nhiên, qua năm 2013, tình hình kinh tế bắt đầu khởi sắc, đồng thời Vietcombank dần dần chuyển hướng qua tín dụng cá nhân với một loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn, như “Chương trình ưu đãi lãi suất cho khách hàng cá nhân/ hộ kinh doanh” theo công văn số 493/VCB.CSSPBL.QLKDV ngày
22/03/2013, hoặc các sản phẩm đặc thù cho cá nhân như Gói sản phẩm “Cho vay
bất động sản dành cho Khách hàng cá nhân” theo quyết định số 785/QĐ- VCB.CSBL ngày 28/10/2013. Những yếu tố đó đã thúc đẩy doanh số cho vay tăng mạnh và tác động tích cực cho cả năm 2014.
Như vậy quy mô đầu tư tín dụng của Vietcombank Bến Thành đã mở rộng một cách có hiệu quả.
Chỉ tiêu Vòng quay vốn tín dụng (VQVTD) được tính như sau:
Vòng quay vốn tín dụng =
Doanh số thu nợ bình quân trong kỳ
Dư nợ tín dụng bình quân trong kỳ Ta tính được vòng quay vốn tín dụng qua cac năm như sau:
VQVTD 2011 = 4,5; VQVTD 2012 = 2,8;
VQVTD 2013 = 3,8; VQVTD 2014 = 3,2;
Như vậy, Vietcombank Bến Thành có vòng quay vốn tín dụng lớn, chứng tỏ ngân hàng sử dụng vốn có hiệu quả, khả năng thu nợ của ngân hàng tốt.
Hệ số thu nợ (Ratio obtained debt – ROD) được tính bằng công thức:
Hệ số thu nợ =
Doanh số thu nợ
x 100% Doanh số cho vay
Ta tính được hệ số thu nợ qua các năm như sau:
ROD 2011 = 106%; ROD 2012 = 89%;
Có thể thấy sự thu hẹp tín dụng nhẹ trong năm 2011 khi Doanh số thu nợ năm 2011 lớn hơn Doanh số cho vay, tức là khách hàng trả nợ nhiều hơn vay vốn. Qua những năm sau, ROD xấp xỉ 90%, tức là cứ hễ cho vay ra 100 đồng thì thu nợ về 90 đồng. Hệ số thu nợ cao phản ánh tình hình trả nợ của khách hàng tốt, cho thấy công tác thẩm định của ngân hàng là hiệu quả, đánh giá chính xác và hợp lý khả năng tài chính của khách hàng.
Tóm lại, sau khi điểm qua các chỉ tiêu đánh giá, có thể thấy chất lượng thẩm định tín dụng tại Vietcombank tương đối tốt.
3.4. Ưu điểm và hạn chế trong việc Thẩm định tín dụng cá nhân 3.4.1. Ưu điểm 3.4.1. Ưu điểm
Đạt được kết quả tốt như phân tích là nhờ công tác thẩm định tại Vietcombank Bến Thành có nhiều ưu điểm.
Một là, Vietcombank Trung Ương đã có định hướng và ban hành nhiều sản phẩm chuẩn, đồng thời xây dựng được hệ thống XHTDNB khá hoàn chỉnh. Hai là, các cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng tại Vietcombank Bến Thành luôn đặt chất lượng tín dụng là tiêu chí hàng đầu, tăng trưởng bền vững chứ không có chủ trương tăng trưởng nóng. Ba là, các cán bộ khách hàng cá nhân tại chi nhánh xác định rõ tầm quan trọng của việc thẩm định, có kiến thức nền tảng vững vàng, có ý thức trau dồi nghiệp vụ, luôn nhiệt tình với công việc. Bốn là, các cán bộ khách hàng tại chi nhánh có tinh thần học hỏi cao và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Năm là, chi nhánh đã chọn những công ty thẩm định giá uy tín, đồng thời vẫn tiến hành thẩm định song song để đưa ra kết quả hợp lý nhất.
3.4.2. Hạn chế
Tuy nhiên, công tác thẩm định tại chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế. Theo quy trình tín dụng hiện tại, một cán bộ khách hàng phải xử lý quá nhiều công việc từ khâu tiếp thị, tìm kiếm và tiếp xúc khách hàng, thẩm định hồ sơ, công chứng Hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo, giải ngân, theo dõi thu hồi nợ, sao lục
chứng từ, cho khách hàng mượn hồ sơ tài sản thế chấp, xử lý các vấn đề phát sinh,… nên thời gian dành cho công tác thẩm định còn hạn chế.
Khác với tín dụng doanh nghiệp tập trung vào một số lĩnh vực, nghề nghiệp của khách hàng cá nhân rất đa dạng và phong phú, thị trường luôn biến động, thiếu thông tin định hướng hay các phân tích của các chuyên gia, gây khó khăn cho cán bộ tín dụng cá nhân khi cần nhận định, đánh giá về ngành nghề, tìm kiếm thông tin thị trường để đánh giá đúng mực về khả năng trả nợ của khách hàng.
Các cán bộ tuy rất sẵn lòng giúp đỡ nhau nhưng chưa có cơ chế để tạo sự liên kết, hỗ trợ và trao đổi kinh nghiệm trong công việc, còn thiếu việc đánh giá, nhận xét và rút ra bài học trong quá trình công tác nên cán bộ đi sau vẫn có thể mắc những sai lầm của người đi trước, khó có thể học được những kinh nghiệm một cách khoa học và đầy đủ.
Áp lực chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong khi sự cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng ngày càng khốc liệt buộc các nhân viên tín dụng phải đẩy nhanh tốc độ làm hồ sơ, có thể khiến giảm độ tin cậy của kết quả thẩm định. Bên cạnh đó, các ngân hàng luôn tìm cách kéo khách, giữ khách nên đôi khi vì “chiều” theo khách hàng, hoặc do khách hàng là chỗ quen biết mà buông lỏng trong khâu thẩm định, bỏ qua các chính sách quản lý rủi ro.
Tâm lý chủ quan trong thẩm định vì cho rằng đã có dự phòng rủi ro, vì mức cho vay luôn thấp hơn giá trị tài sản định giá, đồng thời luôn có các biện pháp đảm bảo khác như quản lý nợ, trích lập dự phòng,… Ngoài ra, còn có nguy cơ tiềm tàng khi cán bộ tín dụng vì lợi ích cá nhân hay thỏa thuận với khách hàng mà “bóp méo” kết quả thẩm định.
Cuối cùng là việc chưa coi trọng công tác thẩm định sau giải ngân. Tuy đã có quy định về kiểm tra sử dụng vốn và thời gian tái thẩm định tài sản nhưng các cán bộ tín dụng vẫn thường bỏ qua hoặc làm mang tính hình thức, thiếu sự khảo sát thực tế. Hệ thống XHTDNB chỉ xếp hạng phân loại lần đầu khi cấp tín dụng. Tuy nhiên, các khoản vay của cá nhân có thể kéo dài đến 10-15 năm, các yếu tố tài chính cũng
như phi tài chính của khách hàng có thể thay đổi rất nhiều, nhưng chưa được cập nhật kịp thời, thiếu hẳn sự đánh giá xếp hạng lại hàng năm hoặc khi khách hàng có biến động lớn. Việc phân loại nhóm nợ vẫn còn dựa vào thời gian trễ hạn chứ chưa kết hợp với kết quả XHTDNB.
3.4.3. Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến hạn chế vì một cán bộ tín dụng tại Vietcomabank hiện nay phải chịu quá nhiều áp lực. Áp lực đầu tiền là về mặt thời gian. Cán bộ tín dụng luôn phải có ý thức tận dụng thời gian hợp lý khi xử lý công việc, chớp lấy thời cơ thuận lợi cho bản thân, ngân hàng và khách hàng. Tác phong làm việc phải linh hoạt nhanh chóng, kịp thời đồng thời đảm bảo yêu cầu về sự chính xác. Khi làm quá nhanh thì sẽ khó có đủ thời gian cho các khâu thẩm định, thu thập, phân tích, đánh giá thông tin, quyết định đầu tư… để đưa ra một quyết định chính xác. Để cân bằng được giữa yêu cầu thời gian gấp rút và thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ theo quy trình tín dụng, giữa chỉ tiêu tăng trưởng tốt với đảm bảo chất lượng tín dụng, không để nợ xấu là một bài toán vô cùng thách thức. Cùng là cán bộ tín dụng, nhưng quy trình tín dụng hiện nay của Vietcombank tạo nên áp lực lớn hơn nhiều so với cán bộ tín dụng chỉ làm công tác tìm kiếm khách hàng như ở một số ngân hàng khác. Cán bộ khách hàng không đủ thời gian tìm hiểu, nắm bắt khách hàng hoặc bỏ qua một số bước trong khâu thẩm định. Vì ưu tiên thời gian tìm kiếm khách hàng và các bước giải ngân, không có bộ phận hỗ trợ nên cán bộ khách hàng không dành thời gian nâng cao trình độ và thường bỏ qua hoặc làm chưa tốt các bước tái thẩm định sau giải ngân.
Bên cạnh đó, chu kỳ phát triển kinh tế có tác động không nhỏ tới hoạt động tín dụng. Khi kinh tế đình trệ, sản xuất, kinh doanh bị thu hẹp, thì nhu cầu vốn tín dụng giảm khó cho vay và các khoản vay đã giải ngân cũng gặp khó khăn trong thu hồi nợ. Khi kinh tế tăng trưởng, cầu tín dụng tăng cao, sẽ có những rủi ro tiềm ẩn không lường trước được do tăng trưởng quá nóng, do quản trị điều hành kém hoặc do thay đổi trong chính sách. Những diễn biến này nằm ngoài khả năng tiên lượng của cán bộ tín dụng.
Áp lực lớn nhất của cán bộ tín dụng là về chỉ tiêu, doanh số tín dụng. Lợi điểm