Các yếu tố trong thẩm định khách hàng cá nhân tại Vietcombank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bến thành (Trang 56 - 57)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.2. Đánh giá sơ bộ về quy định thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân của

3.2.2. Các yếu tố trong thẩm định khách hàng cá nhân tại Vietcombank

Trong q trình làm việc thực tế tại Vietcombank, phân tích tín dụng chủ yếu dựa vào năm yếu tố. Một là tư cách pháp luật của người vay vốn như nhân thân, tuổi, tình trạng hơn nhân… Hai là thái độ trả nợ, thẩm định dựa vào lịch sử vay vốn. Ba là mục đích vay vốn thiết thực, hợp lý và không vi phạm pháp luật. Tùy từng mục đích vay mà Vietcombank cung cấp các gói sản phẩm khác nhau đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Trong phương án sử dụng vốn cần nêu rõ phần vốn tự có và phần vay ngân hàng. Bốn là nguồn trả nợ của khách hàng phải đủ trả cả gốc, lãi của các khoản vay (bao gồm các khoản vay tại Vietcombank và tại các ngân hàng khác) và trang trải cuộc sống gia đình. Năm là tài sản đảm bảo phải đủ khả năng đảm bảo nợ vay (theo tỷ lệ quy định riêng của từng sản phẩm cho vay).

Từ đó, hồ sơ vay vốn của khách hàng cá nhân cũng sẽ bám theo các tiêu chí trên. Một là hồ sơ pháp lý của người vay vốn cung cấp CMND, Hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú, Đăng ký kết hôn hoặc Xác nhận độc thân. Hai là thông tin CIC do Trung tâm thơng tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước cung cấp do cán bộ khách hàng tra cứu lịch sử vay vốn của khách hàng.

Ba là hồ sơ chứng minh mục đích vay vốn. Nếu khách hàng mua nhà, đất, căn hộ thì cần Hợp đồng mua bán/đặt cọc, Giấy tờ sở hữu bất động sản giao dịch. Nếu khách hàng xây, sửa nhà thì phải có Giấy phép xây dựng/sửa chữa, Hợp đồng thi công, dự tốn cơng trình… Nếu khách hàng mua ơ tơ cần có Hợp đồng mua bán. Nếu khách hàng kinh doanh thì cần cung cấp Phương án kinh doanh, Hợp đồng mua bán, các loại Hóa đơn,… Và nếu vay để tiêu dùng thì nên lập Bảng dự tốn chi phí.

Bốn là hồ sơ chứng minh nguồn trả nợ. Trường hợp nguồn trả nợ từ lương khách hàng sẽ cung cấp Hợp đồng lao động/Quyết định bổ nhiệm, Sao kê tài khoản nhận lượng hoặc Xác nhận lương, Bảng kê nhận tiền mặt. Trường hợp nguồn trả nợ từ cho thuê tài sản cần có Hợp đồng cho thuê và Giấy tờ sở hữu tài sản. Trường hợp nguồn trả nợ từ kinh doanh phải có Giấy đăng ký kinh doanh, Phương án kinh doanh chi tiết, Hóa đơn nộp thuế, các hóa đơn chứng từ đầu vào đầu ra, sổ sách, …

Năm là hồ sơ tài sản đảm bảo bao gồm giấy tờ chủ sở hữu, đóng thuế, trước bạ, hợp đồng mua bán cơng chứng,…

Có thể thấy, các quy định của Vietcombank tuân thủ nghiêm ngặt quyết định số 1627/QĐ-NHNN cũng như phù hợp với các bộ tiêu chuẩn đánh giá được áp dụng trên thế giới.

Các ngân hàng khác tại Việt Nam đều ban hành các quy định về thẩm định tín dụng. Ví dụ “Quy trình cho vay tại chi nhánh” tại Điều 3 Quy trình cho vay theo

Quyết định số 909/QĐ-HộI ĐồNG QUảN TRị-TDHo ngày 22/07/2010 của Ngân

hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), “08 chỉ tiêu thẩm định tín dụng” thuộc Phần 3 Cẩm nang hướng dẫn thẩm định tín dụng ban hành theo Quyết

định số 4154/2007/QĐ-TGĐ ngày 07/11/2007 của Ngân hàng TMCP Sài Gịn

Thương Tín (Sacombank), “6 nguyên tắc thẩm định khách hàng vay” nằm trong

Giáo trình tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB),…

Nhìn chung, các ngân hàng đều cấp tín dụng với các điều kiện tương tự như Vietcombank.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bến thành (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)