Hiện đồ gỗ đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Sự phát triển này đã đưa Việt Nam vượt Indonesia và Thái Lan trở thành một trong hai nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á. Chất lượng sản phẩm đồ gỗ Việt Nam luôn được nâng cao, có khả năng cạnh tranh được với các nước trong khu vực.
Trong khi thị trường đang được mở rộng và kim ngạch tăng nhanh thì nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực đồ gỗ nhất là các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Định cho biết họ đang rất khó khăn trong tìm kiếm gỗ nguyên liệu để duy trì sản xuất. Theo Bộ Công Thương, nguồn nguyên liệu cho ngành gỗ xuất khẩu đang thiếu trầm trọng. Hàng năm chúng ta phải nhập 80% gỗ nguyên liệu, chiếm tới 37% giá thành sản phẩm. Hơn nữa 90% gỗ nhập khẩu từ Lào và Campuchia thì nguồn này đang cạn kiệt. Kể từ năm 2005 đến nay, 2 nước Malaysia và Indonesia đã đóng cửa mặt hàng gỗ xẻ, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Giá nhiều loại gỗ đã tăng bình quân từ 5% - 7%, đặc biệt gỗ cứng đã tăng từ 30% - 40%, làm cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam rơi vào tình trạng có đơn hàng nhưng không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận rất thấp.
Đối với nguồn gỗ trong nước, công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, các dự án phát triển rừng nguyên liệu chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến sản lượng gỗ phục vụ cho chế biến xuất khẩu không được cải thiện. Chiến lược lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 - 2020 đặt mục tiêu phát triển 825.000 ha rừng
20
nguyên liệu cho ngành gỗ Việt Nam, trong đó có sự kết hợp giữa các loại cây có chu kỳ kinh doanh ngắn 7-10 năm và chu kỳ kinh doanh dài từ 15 năm trở lên[12]. Sản lượng dự kiến khai thác để phục vụ ngành gỗ vào năm 2020 sẽ đạt 20 triệu m3/năm (trong đó có 10 triệu m3 gỗ lớn), mới đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu. Theo tính toán của Hiệp hội gỗ, còn phải chờ ít nhất 10 năm nữa mới hy vọng chủ động được một phần nguyên liệu trong nước khi các khu rừng trồng gỗ lớn do các doanh nghiệp phát triển bắt đầu cho khai thác. Còn trong tương lai gần, không có cách nào khác là phải tiếp tục nhập khẩu gỗ nguyên liệu.
Hiện tại phần lớn đất rừng (gần 5 triệu ha) là do các lâm trường quốc doanh và chính quyền địa phương quản lý, trong khi khoảng 3,1 triệu ha đã được giao cho hơn một triệu hộ gia đình và cá nhân, nhưng có 20-30% diện tích được sử dụng đúng mục đích, 70% còn lại chưa đem lại hiệu quả như mong muốn[14]. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư lớn muốn đầu tư vào rừng trồng thì lại không có đất trồng rừng. Tuy nhiên, đến nay cũng đã xuất hiện một số mô hình hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp và các chủ rừng (hộ dân, nông lâm trường) để trồng rừng sản xuất. Có doanh nghiệp chọn hình thức đầu tư tiền, giống, kỹ thuật cho các hộ dân trồng rừng, khi đến kỳ khai thác, hộ dân sẽ hoàn trả cho doanh nghiệp sản lượng gỗ nhất định, phần sản lượng tăng thêm sẽ thuộc về người trồng rừng.
Công tác xây dựng mạng lưới chế biến gỗ trên toàn quốc chưa có sự thống nhất để sử dụng nguồn nguyên liệu vốn đang rất khan hiếm. Cùng với hạn chế trên, công nghệ chế biến hiện nay cũng còn thô sơ và mang nặng tính thủ công, các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam chỉ mới dừng lại ở việc gia công nguyên liệu là chính, máy móc vẫn ở mức trung bình và lạc hậu. Phần lớn dây chuyền thiết bị, máy móc được sản xuất từ Đài Loan, Trung Quốc, chỉ một số ít sản xuất tại Đức, Italy, Nhật, không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng lớn và khách hàng đòi hỏi chất lượng cao. Các doanh nghiệp chế biến gỗ chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, yếu về năng lực quản lý, thiếu công nhân kỹ thuật,
21
thiếu vốn. Những yếu tố này khiến giá trị gia tăng của sản phẩm gỗ Việt Nam đạt ở mức thấp và làm giảm tính cạnh tranh về giá thành.
Là một mặt hàng mới phát triển mạnh khoảng nửa thập kỷ gần đây nên việc phát triển thương hiệu đồ gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế còn hạn chế và chưa được chú trọng. Hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đều có quy mô nhỏ, nguồn lực hạn chế nên chưa có nhiều kinh phí để thực hiện việc này. Tuy nhiên, Bộ Công Thương thừa nhận: công tác xúc tiến thương mại chưa có sự liên kết tốt giữa các tổ chức hỗ trợ thương mại và doanh nghiệp. Một thực trạng nữa là các doanh nghiệp chủ yếu vẫn bán hàng qua khâu trung gian (chiếm 90% lượng sản phẩm). Hơn nữa, việc nhận làm gia công và nhận mẫu mã thiết kế, hợp đồng đặt hàng của nước ngoài ngày càng nhiều đã biến các doanh nghiệp của chúng ta thành người làm thuê, gia công cho thương hiệu nước ngoài. Và tất cả những điều này đang làm ảnh hưởng lớn đến thương hiệu gỗ Việt Nam trên thị trường thế giới.
Một vấn đề khác phát sinh khi chúng ta hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới đối với mặt hàng đồ gỗ là các chứng chỉ về nguồn gốc hợp pháp nguyên liệu, đây không phải là chứng chỉ đạt chất lượng QLRBV, nhưng lại là cơ sở đầu tiên để buôn bán gỗ cho dù đã đạt hay chưa đạt CCR của FSC . Mỹ có đạo luật LACEY được bổ sung có hiệu lực từ 15/12/2008, quy định kiểm soát nguồn gốc gỗ nguyên liệu. Từ 1/4/2009 tất cả doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp tờ khai về sản phẩm nhằm đảm bảo tính hợp pháp. Bên cạnh đó luật lâm nghiệp và quản trị rừng (FLEGT) đang được triển khai ở tất cả các quốc gia. EU còn phát động "Bản thỏa thuận đối tác tự nguyện" (VTA). Đây là những rào cản rất lớn cho ngành gỗ của chúng ta. Phân tích của Vụ xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương mới đây cho biết, nhu cầu về gỗ có chứng chỉ đang gia tăng, nhưng Việt Nam vẫn chưa có hệ thống chứng chỉ thích hợp. Các khách hàng (chủ yếu là EU) ngày càng đòi hỏi các sản phẩm được làm từ nguồn gỗ nguyên liệu có chứng chỉ của một tổ chức như Hội đồng các nhà quản lý rừng (FSC). Hiện ở nước ta chưa
22
nơi nào có chứng chỉ như vậy. Hậu quả là, để đáp ứng các yêu cầu có chứng chỉ FSC, các nhà sản xuất phải nhập khẩu gỗ có chứng chỉ FSC, giá thành sản phẩm đội lên, nên khó cạnh tranh được và giá trị gia tăng của ngành đồ gỗ bị giảm sụt quá nhiều so với những quốc gia có hệ thống chứng chỉ, cho dù đồ gỗ chế biến củaViệt Nam đang được ưa chuộng tại nhiều nước, cùng với những khách hàng chiến lược, thông qua những sản phẩm có chất lượng và sức cạnh tranh cao.
Ngoài ra, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho ngành chế biến gỗ Việt Nam như thị trường xuất khẩu trọng điểm bị thu hẹp, hàng hóa tồn đọng, giá đầu ra giảm, dẫn tới các đơn hàng vừa giảm, vừa khó thực hiện. Còn giải pháp kích cầu của Chính phủ hiện nay với những điều kiện cho vay chặt chẽ, khó khăn, thời gian cho vay ngắn, khó đưa đồng vốn với lãi suất vay ưu đãi đến với với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, đây cũng có thể là cơ hội lớn cho ngành chế biến gỗ tái cấu trúc lại để có thể đủ năng lực cạnh tranh, đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất, đào tạo đội ngũ quản lý, lao động...
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm của cả nước tính đến hết tháng 7/2011 đạt trên 2 tỷ USD, tăng 14,64% so với cùng kỳ năm 2010, tính riêng tháng 7 Việt Nam đã thu về trên 314 triệu USD từ gỗ và sản phẩm gỗ, giảm 1,44% so với tháng liền kề trước đó, nhưng tăng 1,72% so với tháng 7/2010.
Về thị trường xuất khẩu, 7 tháng đầu năm 2011 Việt Nam đã xuất khẩu gỗ và sản phẩm sang 39 thị trường, số thị trường tăng trưởng trong thời gian này chỉ chiếm 15,6%.
Hoa Kỳ là thị trường chính xuất khẩu gỗ và sản phẩm của Việt Nam, tuy nhiên kim ngạch xuất sang thị trường này lại giảm. Tháng 7/2011, Việt Nam đã xuất khẩu 117,8 triệu USD hàng gỗ và sản phẩm sang Hoa Kỳ, giảm 3,73% so với tháng liền kề trước đó, giảm 11,87% so với tháng 7/2010. Tính chung 7
23
tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 744,8 triệu USD mặt hàng này sang Hoa Kỳ, chiếm 35,4%, giảm 1,19% so với 7 tháng năm 2010.
Đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc với kim ngạch đạt từ đầu năm đến hết tháng 7 là 344,2 triệu USD, tăng 63,02% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 7, Trung Quốc đã nhập khẩu 55,4 triệu USD gỗ và sản phẩm từ Việt Nam, giảm 11,9% so với tháng 6, nhưng tăng 12,73% so với tháng 7/2010[7].
24
Bảng 1.1. Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phầm gỗ 6 tháng đầu năm 2011
ĐVT: USD Thị trường KNXK T7/2011 KNXK 7T/2011 KNXK 7T/2010 % tăng, giảm KN so T6/2011 % tăng giảm KN so T7/2010 % tăng giảm KN so cùng kỳ Tổng KN 314.016.922 2.098.699.478 1.830.676.734 -1,44 1,72 14,64 Hoa Kỳ 117.862.596 744.894.939 753.877.416 -3,73 -11,87 -1,19 Trung Quốc 55.414.799 344.285.163 211.195.225 -11,90 12,73 63,02 Nhật Bản 50.879.511 305.945.220 229.851.825 14,89 26,52 33,11 Hàn Quốc 17.237.412 105.188.520 71.807.305 17,74 88,35 46,49 Anh 10.292.411 96.012.376 107.059.676 -2,61 -22,62 -10,32 Đức 5.865.289 64.393.145 63.069.386 -12,83 -28,10 2,10 Úc 10.986.875 49.478.507 39.817.984 25,52 21,33 24,26 Ca-na-đa 7.871.361 46.991.982 46.044.273 -27,86 -5,48 2,06 Pháp 3.877.434 37.160.834 42.641.690 -7,30 27,46 -12,85 Hà Lan 2.960.359 35.408.014 37.545.699 -11,28 -35,28 -5,69 Đài Loan 3.671.491 28.998.331 24.065.325 -13,97 26,24 20,50 Hồng kông 3.739.459 27.798.623 15.254.168 -24,45 154,69 82,24 I-ta-li-a 984.496 21.192.342 21.066.949 -24,63 -14,03 0,60 Bỉ 1.537.297 20.096.638 19.292.660 -36,79 9,69 4,17 Ma-lai-xi-a 3.736.857 19.770.450 12.857.569 -11,95 45,92 53,77 Ấn Độ 2.161.730 15.432.494 8.621.095 -4,24 133,16 79,01 Thuỵ Điển 851.775 14.224.398 14.548.712 -12,47 4,70 -2,23 Sinh-ga-po 732.217 11.743.081 4.542.851 -31,27 43,27 158,50 Tây Ban Nha 527.563 11.302.878 12.442.692 8,29 -10,11 -9,16 Đan Mạch 640.772 9.275.414 9.692.323 -33,46 16,54 -4,30 Niu Di Lân 1.771.550 6.024.326
25 Na uy 522.654 5.259.394 3.389.488 11,43 118,82 55,17 Thổ Nhĩ Kỳ 286.366 5.073.432 4.681.807 57,07 -6,09 8,36 Ba Lan 388.441 4.186.674 6.007.636 116,99 290,07 -30,31 Phần Lan 3.970.060 5.401.526 -26,50 Hy Lạp 86.059 3.910.473 4.719.094 62,24 -9,15 -17,14 Áo 137.467 3.228.838 2.829.539 -74,06 -69,33 14,11 Nga 131.112 2.997.400 1.163.141 -64,35 -57,42 157,70 Thuỵ Sỹ 2.421.223 1.424.442 69,98 Bồ Đào Nha 177.412 1.881.791 1.937.817 693,22 -4,80 -2,89 Nam Phi 415.894 1.578.006 1.472.453 24,20 31,50 7,17 TháiLan 355.405 1.560.580 4.672.529 36,92 -50,68 -66,60 CH Séc 129.531 1.167.969 1.141.653 73,65 36,22 2,31 Mê-hi-cô 150.297 859.202 803.502 189,99 -6,65 6,93 Căm-puchia 89.462 726.769 1.215.430 21,56 -81,26 -40,20 U-c-rai-na 151.348 538.466 782.018 1,32 -31,14 Trích nguồn Vinanet 1.2.2. Tình hình nhập khẩu gỗ:
Nguồn nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam từ chỗ dựa vào rừng tự nhiên là chính đã chuyển sang dựa vào nguồn gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng. Nếu như năm 1990 Việt Nam khai thác bình quan 1,8 triệu m3 khối gỗ một năm thì từ năm 2000 đến nay khai thác bình quân 300.000 m3 gỗ rừng tự nhiên. Để bù đắp lại mức thiếu hụt nguyên liệu, hàng năm Việt Nam nhập khoảng trên 1.000.000 m3 gỗ các loại để sản xuất hàng xuất khẩu.
Cho đến nay, nguồn gỗ nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là từ Malaysia (60 triệu USD), Lào (36 triệu USD), Campuchia (29 triệu USD), Indonesia (18 triệu USD). Song thực tiễn nhiều năm qua đã chỉ ra: các quốc gia có rừng tự nhiên trong khu vực như Indonesia, Myanmar, Lào, Campuchia… ngày càng hạn chế tối đa việc khai thác xuất khẩu gỗ do nguồn tai nguyên rừng ngày càng cạn kiệt và do tác động từ các khuyến cáo của các tổ chức quốc tế. Hơn thế nữa, thế
26
giới trong xu thế quản lý rừng thương mại đã có hàng loạt biện pháp, trong đó biện pháp hữu hiệu nhất là quản lý bằng hệ thống chứng chỉ được cấp với rừng trồng và được thế giới công nhận như hệ thống FSC (Forest Stewardship Council) với 28 triệu ha; hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 với 103 triệu ha và Hội đồng chứng nhận rừng Châu Âu Pan (Pan European Forest Certification Council) với 43 triệu ha.
Sử dụng phổ biến nhất là hệ thống chứng chỉ của tổ chức FSC bởi các tiêu chí của tổ chức phi phủ này là: quản lý tài nguyên thế giới bền vững, vì những lợi ích lâu dài các mặt: xã hội, môi trường, kinh tế nhằm đảm bảo rừng trên thế giới được bảo vệ cho các thế hệ sau. Để vào được các thị trường lớn như EU, Mỹ, khối liên hiệp Anh, các sản phẩm gỗ xuất khẩu của các nước – trong đó có Việt Nam phải có một trong những chứng chỉ trên và thuận lợi nhất là sử dụng chứng chỉ FSC. Do đó, việc cân nhắc nhập khẩu hàng gỗ từ các quốc gia có rừng FSC là một trong những tiêu chí lựa chọn thị trường nguyên liệu gỗ của Việt Nam. Thị trường gỗ của Malaysia, New zealand, Nam Phi và Mỹ chính là các thị trường Việt Nam đang hướng tới. Bên cạnh đó, tiềm năng thị trường nguyên liệu gỗ của một số quốc gia khác như Brazil cũng nên được định hướng.
Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt nam (Vifores), hiện doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam đang phải nhập nhẩu từ 70-80% nguyên liệu từ nước ngoài. Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan(TCHQ) cho thấy, tháng hai quý đầu năm 2011 Việt Nam đã nhập 606,8 triệu USD gỗ và sản phẩm gỗ, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này nhập trong tháng 6 là 121,1 triệu USD, tăng 3,2% so với tháng liền kề và tăng 12,68% so với tháng 6/2010. Trong khi đó nhiều loại gỗ nguyên liệu của các doanh nghiệp trong nước hiện được bán với giá rẻ bằng một nửa so với gỗ nhập khẩu. Ví dụ, gỗ keo nguyên liệu trong nước có giá từ 0,8- 1,1 triệu đồng/m3. Trong khi đó, gỗ nhập khẩu cho cùng một loại lại chỉ có giá khoảng 3 triệu đồng/
27
cho hay, Việt Nam phải chịu giá bán rẻ và mua đắt như hiện nay là do chưa có sự kết nối giữa doanh nghiệp chế biến xuất khẩu và người trồng rừng. Hầu hết các cơ sở trồng rừng và chế biến xuất khẩu gỗ hoạt động độc lập, không có liên kết thông tin với nhau. Tuy nhiên, cũng không thể đổ hết lỗi cho doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu là "bỏ ngỏ" thị trường nội địa bởi trên thực tế Việt Nam chưa có công nghệ đạt chuẩn trong kỹ thuật xẻ gỗ, khiến chất lượng gỗ bị ảnh hưởng.
Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu đồ gỗ chê gỗ nội còn bởi lý do, gỗ nội không có chứng chỉ quản lý rừng do Hội đồng quản trị rừng quốc tế cấp. Mặt khác, nếu gỗ nước ngoài được trồng trong thời gian 18 năm thì gỗ Việt Nam thường chỉ được trồng 6-7 năm. Vì vậy, khi chế biến rất dễ xảy ra tình trạng gỗ bị co ngót, sản phẩm không đẹp. Bên cạnh đó, chi phí thuê nhân công, giá nguyên vật liệu trong nước liên tục tăng, lãi suất vốn vay ngân hàng cao cùng nhiều tác động khác làm lợi nhuận xuất khẩu các sản phẩm gỗ trong nước đạt tối đa khoảng 5% so với giá trị xuất khẩu.
Hai quý đầu năm nay, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Malaixia, Thái Lan là những thị trường chính cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ cho Việt Nam, chiếm lần lượt 12,4%, 11,3%, 7,5% và 5,6% thị phần. Qua đó ta thấy, Trung Quốc chiếm thị