Dân số huyện Gio Linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mô hình chứng chỉ rừng theo nhóm các hộ gia đình trồng rừng sản xuất tại xã trung sơn, huyện gio linh, tỉnh quảng trị​ (Trang 53)

Huyện Gio Linh hiện có 21 xã, thị trấn, dân số toàn huyện tính đến 31/12/2010 theo số liệu thống kê là 77.888 người

45

- Mật độ dân cư trung bình 164,7 người/km2 3.1.2.2. Thành phần dân tộc

Dân tộc Kinh chiếm đa số dân cư trong toàn huyện với 97% và Dân tộc ít người chủ yếu là dân tộc Vân Kiều chiếm khoảng 3% tập trung sinh sống ở 02 xã Vĩnh Trường và Linh Thượng.

3.1.2.3. Lao động

Về lao động có trên 90% số hộ sản xuất nông - lâm nghiệp, còn lại là trong các ngành nghề, dịch vụ khác.

Nhìn chung mật độ dân số phân bố khụng đồng đếu trên toàn địa bàn, cơ cấu lao động chưa phự hợp với tình hình địa phương, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao. Đây cũng là những thách thức trong việc tổ chức phát triển kinh tế, quản lý bảo vệ rừng, nhất là bảo vệ rừng và PCCCR

3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng a) Về Giáo dục:

Năm 2008-2009, trên địa bàn có 41 trường tiểu học, trung học cơ sở, 3 trường trung học phổ thông với 620 lớp học. Số giáo viên trực tiếp giảng dạy phổ thông 1032 người, số học sinh trong toàn huyện là 20.766 em. Những năm qua, ngành giáo dục, đào tạo huyện Gio Linh đã thu được những kết quả khích lệ. Tỷ lệ học sinh tăng hàng năm 0,6-0,9%, nhiều em đã đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi và Quốc gia kết quả thi tốt nghiệp phổ thông các lớp luôn đạt cao, trên 95%.

b) Y tế:

Toàn huyện có 1 bệnh viện, 01 trung tâm y tế dự phòng, 02 phòng khám đa khoa khu vực, 21 trạm y tế xã với 130 giường bệnh; 17 bác sỹ, 47 y sỹ, 33 y tá, 36 hộ sinh. Năm 2009 có 99.600 lượt người được khám, chữa bệnh, số ngày sử dụng bình quân giường bệnh trong tháng 47,1 ngày. Các chương trình tiêm chủng mở rộng, như phòng lao, sởi ...đạt 96,5% kế hoạch.

46

Nhìn chung, ngành y tế huyện đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn

c) Giao thông:

Huyện Gio Linh có tuyến đường bộ dài 434,4 km, với Quốc lộ 1A, Quốc lộ 9 kéo dài, đường Hồ Chí Minh dài 39,5 km, 5 tuyến tỉnh lộ dài 61,9 km, còn lại là đường huyện, đường liên thôn dài 347 km. Ngoài ra, trên địa bàn có 13 km đường sắt đi qua và có Ga Hà Thanh, tổng diện tích đất 3,9 ha.

Đường thủy có 2 tuyến, tuyến sông Hiếu dài 14 km, qua địa phận Gio Linh 7,8 km với Cảng Cửa Việt, tuyến sông Bến Hải dài 13 km, đây là tuyến đường chủ yếu được dùng để vận chuyển gỗ khai thác trái phép từ rừng tự nhiên trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, hệ thống đường Lâm nghiệp chưa phát triển, gây khó khăn cho công tác BVR, PCCCR.

Nhìn chung, mạng lưới giao thông trong huyện đã phát triển ở mức khá, đáp ứng sự phát triển kinh tế, xã hội hiện tại

d) Hệ thống điện, nước và thông tin liên lạc :

- Điện lưới: Hầu hết các xã trên địa bàn huyện đều có điện lưới và phần lớn người dân đó được sử dụng điện lưới để sinh hoạt phục vụ sản xuất phát triển kinh tế.

- Nước: Phần lớn người dân nông thôn đồng bằng và gò đồi đều sử dụng nước ngầm (Nước giếng, giếng khoan) , một phần nhỏ người dân tộc thiểu số Vân kiều vẫn sử dụng nước khe, suối để phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Nhìn chung theo đánh giá của các cơ quan chức năng thì nguồn nước trên địa bàn huyện có chất lượng tương đối tốt.

- Hệ thống thông tin liên lạc: Trên địa bàn huyện có Bưu điện huyện. Hầu hết các xã đều có trung tâm Văn hóa xã; Mạng lưới sóng thông tin di động, hiện trên toàn huyện đó phủ súng di động và đang phát triển mạnh mẽ công nghệ 3G, tạo điều kiện cho phấn lớn người dân được tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỷ thuật mới của nhân loại, đây là một động lực thúc đẩy quá trình phát triển

47

Giao thông, điện sáng, nước sinh hoạt và thông tin liên lạc là nhu cầu thiết yếu của con người. Tuy nhiên, một số vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số người dân chưa được sử dụng. Vấn đề này đó phần nào ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của cộng đồng dân cư và công tác bảo vệ rừng trên địa bàn huyện.

3.1.3. Tài nguyên rừng

Theo số liệu cập nhật diễn biến rừng và đất lâm nghiệp đến 31/12/2010 diện tích rừng của toàn huyện là 17.053,35 ha[2], hiện trạng rừng như sau :

Bảng 3.3. Hiện trạng rừng huyện Gio Linh phân theo chức năng

Loại rừng Diện tích (ha)

Phân theo chức năng Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Rừng trồng 11.832,35 0 4.172,15 7.660,20 Rừng tự nhiên 5.221,00 0 5.215,00 5,00 Tổng cộng 17.053,35 0 9.387,15 7.665,20 (Nguồn : CCKL Quảng Trị)

- Rừng trồng: Với diện tích 11.832,35 ha, chiếm 25,01% tổng diện tích tự nhiên, rừng trồng chủ yếu được trồng theo các dự án Việt - Đức, rừng phòng hộ hồ Trúc Kinh, 327, 661 ... ngoài ra một số tổ chức, cá nhân trồng theo vốn tự có. Các loài cây trồng chủ yếu là Thông nhựa, keo các loại. Rừng trồng có trữ lượng 10.051,0 ha (2.756 ha rừng phòng hộ, 7.295,0 ha rừng sản xuất), rừng chưa có trữ lượng 1.781,35 ha (1.416,15 ha rừng phòng hộ, 365,20 ha rừng sản xuất). Từ kết quả này ta thấy rằng, tiềm năng rừng trồng trên địa bàn là nguồn thu nhập lớn đối với đời sống của cộng đồng dân cư thôn, bản.

- Rừng tự nhiên: Với diện tích 5.221,0 ha, chiếm 11,03% tổng diện tích tự nhiên. Rừng tự nhiên trên địa bàn huyện bao gồm các trạng thái rừng IIIa1, IIIa2, IIIa3, IIb, IIa, đều thuộc kiểu rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, ở độ cao 500m.

48

Rừng tự nhiên ở huyện Gio Linh đã chịu nhiều tác động của việc chặt phá khai thác trái phép, cấu trúc rừng thay đổi, chất lượng rừng bị giảm sút và đuợc phân bố chủ yếu trên 23 tiểu khu, phần lớn là rừng phòng hộ do ban quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải và một phần do UBND xã quản lý, bảo vệ theo Quyết định 245/1998/QĐ-TTg. Hiện tại, rừng tự nhiên không được khai thác gỗ theo kế hoạch của Nhà nước.

3.1.3.1. Hệ thực vật

Trên địa bàn huyện Gio Linh khá đa dạng về thành phần loài, là nơi giao lưu của nhiều luồng thực vật [31], bao gồm:

+ Khu hệ thực vật Bắc Việt Nam- Trung Hoa: Tiêu biểu là các loài cây thuộc họ Dẻ( Fagaceae), họ Re( Lau raceae), họ Ngọc lan ( Mangnoliaceare), họ Dâu tằm ( Moraceae) ...

+ Luồng thực vật từ phía Tây Bắc xuống, mang các yếu tố Vân Nam - Quý Châu và chân dãy Hymalaya: Tiêu biểu là các loài cây thuộc họ Hoàng đàn (Podocapaceae), họ Re( Lauraceae )...

+ Luồng thực vật di cư từ phía Nam lên, mang các yếu tố Malaysia- Indonêsia: Tiêu biểu là các loài cây thuộc họ Dầu ( Diterocarpaceae )....

Trong thành phần loài có những loài cây bản địa có giá trị nhiều mặt như Lim xanh, Gụ lau, Huỷnh, Sến, Thị rừng, Cà ổi, Cồng, Dẻ rừng, Gie... hoặc có giá trị xuất khẩu, làm thuốc: Trầm hương, Ngũ gia bì, Khổ sâm nam, Re hương…

3.1.3.2. Hệ động vật

Động vật rừng trong vùng là một phần của khu hệ động vật Bắc Bộ, là khu vực đặc trưng cho hai khu hệ động vật Hymalia và Indonesia [32].

Động vật rừng có các loài như: Gấu, Bò tót, Nai, Hươu, Mang, Lợn rừng, Kỳ đà, Trăn, các loài Rắn, Chồn, Sóc, Thỏ, Nhím, Gà lôi lam mào trắng, Công, Khỉ đuôi dài, Tê tê ..

49

3.2. Tổng quan về xã Trung Sơn [16]

3.2.1. Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý:

Xã Trung Sơn là một xã nằm về phía Bắc huyện Gio Linh. Có vị trí địa lý nằm trong khoảng :

16030’ 30” đến 160 46’ 22” độ vĩ Bắc.

1060 52’ 40” đến 1070 05’ 15” độ kinh Đông. Có ranh giới hành chính tiết giáp với các xã: Phía đông giáp: Xã Trung Hải.

Phía tây giáp: Xã Vĩnh Trường.

Phía nam giáp: Xã Gio An, Gio Bình, Gio Phong. Phía bắc giáp: Xã Vĩnh Sơn - Huyện Vĩnh Linh.

b) Địa hình: Xã Trung Sơn có địa hình bán sơn địa có khoảng 1/3 diện tích tự nhiên là đất đồng bằng có độ cao dưới 5m, còn lại 2/3 diện tích là đất đồi với độ cao khoảng 6 - 35m.

c) Địa mạo: Xã Trung Sơn có độ cao giảm dần từ Tây sang Đông, càng lên cao địa mạo càng thay đổi do địa hình đồi núi lồi lõm, khe suối nhiều.

d) Khí hậu: Khí hậu gió mùa rất khắc nghiệt, có 2 mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 cho đến tháng 3 năm sau. Mùa khô gió Tây nam nắng hạn gay gắt còn về mùa mưa thì thường xuyên lũ lụt gây khó khăn cho việc gieo trồng và đi lại.

e) Thuỷ văn: Xã Trung Sơn có phía Bắc tiết giáp với sông Bến Hải do đó khe suối có nhiều diện tích mặt nước khá lớn 256 ha kể cả diện tích hồ chứa nước.

50

Hình 3.2. Sơ đồ tổng quát địa giới hành chính xã Trung Sơn

3.2.2. Các nguồn tài nguyên, khoáng sản

Tài nguyên chủ yếu là nguồn tài nguyên đất với nhiều loại đất phù hợp với nhiều loại cây trồng. Ngoài ra còn một số tài nguyên khoáng sản khác như tài nguyên về rừng trồng, khai thác đá, khai thác cát sạn.

3.2.3.3. Thực trạng môi trường:

Tổng diện tích tự nhiên theo bản đồ đo đạc địa chính chính quy là 2.979,84 ha chiếm 6,2% diện tích tự nhiên của huyện. Riêng diện tích rừng trồng là 1.328,63 ha. Độ che phủ chiếm 55,5%, Xã có chiều dài 12 km, rộng 3,8 km[15].

Dân số năm 2010 là 5.225 người/1.131 hộ, trong đó, nữ là 2.742 người. Tổng số lao động 2.475 người. Toàn xã có 6 thôn, 1 tập đoàn và 5 hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp. Thu nhập chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chủ yếu

SƠ ĐỒ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH XÃ TRUNG SƠN HUYỆN GIO LINH TỈNH QUẢNG TRỊ

51

là trồng trọt và chăn nuôi với các loại cây trồng chính như rừng Keo, rừng Cao su, tiêu, lạc, lúa, rau dưa các loại.

Diện tích canh tác của địa phương phần lớn nằm trong vùng dể ngập lụt, hệ thống mương tiêu không đảm bảo, gây khó khăn trong công tác sản xuất nông nghiệp.

Địa bàn xã Trung Sơn nằm dọc theo sông Bến Hải. Do đó hàng năm về mùa mưa lũ thường xảy ra lũ quét và ngập úng.

52

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Tình trạng trồng, chăm sóc, bán sản phẩm gỗ keo tại địa phương

Rừng keo tại địa bàn xã Trung Sơn chủ yếu do dự án Việt –Đức (KfW 2) trồng từ những năm 1999 đến 2000, một số trồng sau này nhưng việc quy hoạch và diện tích, sổ đỏ đều được dự án KfW2 Đức thực hiện nên các tiêu chí liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp... đều đáp ứng được các yêu cầu về quản lý địa chính của địa phương. Việc chăm sóc rừng cũng được người dân trú trọng trong thời gian dự án còn hoạt động, tuy nhiên sau khi dự án kết thúc việc chăm sóc rừng theo đúng quy trình diễn ra ở một số ít hộ gia đình.

Trước khi rừng được cấp chứng chỉ, hầu hết các hộ gia đình trồng rừng bằng phương pháp cày ủi sau đó đào hố trồng. Do tham gia với dự án KFW nên kinh phí trồng rừng được hỗ trợ và người dân phải bỏ công sức ra để tham gia dự án. Dưới đây là bảng tổng hợp diện tích rừng trồng đã được cấp sổ đỏ của các hộ gia đình xã Trung Sơn:

Bảng 4.1. Tổng diện tích rừng trồng keo có sổ đỏ xã Trung Sơn[38]

T

T Thôn

Diện tích đã trồng (ha)

Số hộ có sổ

đỏ (hộ) Loài cây/diện tích (ha)

KfW 2 Ngoà i KfW 2 KfW 2 Ngoà i KfW 2 Tổn g 1998 1999 200 0 200 1 2003 1 Gian g Xuân Hải 137. 7 90.0 137. 7 K+S 137.7 2 Kinh 219. 34.0 147. 5.0 219. K+S

53 T T Thôn Diện tích đã trồng (ha) Số hộ có sổ

đỏ (hộ) Loài cây/diện tích (ha)

KfW 2 Ngoà i KfW 2 KfW 2 Ngoà i KfW 2 Tổn g 1998 1999 200 0 200 1 2003 5 0 K+T 34.0 77.5 Kl 34.0 3 An Xá – Đồng Thị 36.4 1.0 30.0 1.0 36.4 K+T 1.0 36.4 Kl 1.0 4 Kinh Thị 37.4 23.0 37.4 K+T 37.4 5 Võ Xá 34.6 23.0 34.6 K+T 34.6 Tổng 465,5 35,00 313 6 279,6 5 151,3 0 35,0 0

K+S =Keo lá tràm + Sến; Keo lá tràm + Thông = K+T; Keo lai = Kl; Keo lá tràm = Kt KFW2 Loài cây/diện tích trồng rừng KFW2

Ngoài

KFW2 Loài cây/diện tích trồng rừng ngoài dự án KFW2 dân đã trồng

Như vậy có thể thấy toàn xã Trung Sơn, diện tích rừng có sổ đỏ chiếm khá lớn, chủ yếu tham gia dự án KFW2 trồng rừng Việt Đức. Tuy nhiên diện tích

54

tham gia chứng chỉ rừng chủ yếu tập trung vào 2 thôn Kinh Môn và Giang Xuân Hải. Hầu hết các hộ gia đình đăng ký để xác nhận nhóm đã tham gia vào các dự án KfW2 với mô hình trồng rừng keo lá tràm chủ yếu là trồng trong giai đoạn 1998 - 2001. Bảng trên cho thấy rằng diện tích rừng trồng Keo lá tràm hiện tại của xã 500.5 ha trong đó có 319 hộ có sổ đỏ. Riêng hai thôn Kinh Môn và Giang Xuân Hải, tổng diện tích rừng keo là 391.2ha trong đó số hộ có sổ đỏ là 242 hộ. Cũng có nhiều diện tích rừng người dân đã khai thác nhưng chưa trồng cây gì hoặc đã chuyển đổi sang trồng sắn, cao su.

4.2. Diện tích rừng trồng đã được cấp chứng chỉ và quy trình cấp chứng chỉ FSC

Là một trong những tỉnh nghèo nhất của Việt Nam, quản lý rừng bền vững là một cách mới để thúc đẩy đời sống của các cộng đồng địa phương. Giấy chứng nhận FSC là một thương hiệu đáng tin cậy liên kết sản xuất nhỏ rừng cơ sở cho khách hàng, cả hai thị trường trong nước và quốc tế. Với sự hỗ trợ của WWF Việt Nam, 5 nhóm hộ sản xuất nhỏ rừng cấp giấy chứng nhận trong 5 thôn thuộc Trung Sơn và Vĩnh Thủy trong đó xã Trung Sơn có 02 thôn là Kinh Môn và Giang Xuân Hải đã được thành lập. Tổng diện tích rừng của các 5 nhóm là 356.5 ha, trong đó có gần 320 ha rừng trồng keo và còn lại là đất trống cho các mục đích trồng các loại cây khác nhau[39]. Riêng xã Trung Sơn, tổng diện tích tham gia chứng chỉ là 165,8ha với 66 hộ gia đình tham gia. Trong năm 2010 họ đã được trao chứng nhận quản lý rừng (FSC) Hội đồng quản trị rừng cấp và trở thành nhóm nhóm hộ gia đình đầu tiên của các chủ rừng nhỏ ở Việt Nam được nhận chứng chỉ rừng đối với các tiêu chuẩn của FSC đã được quốc tế công nhận có trách nhiệm với môi trường, quản lý lâm nghiệp xã hội mang lại lợi ích và hiệu quả kinh tế.

Quy trình cấp chứng chỉ được hỗ trợ từ chi cục lâm nghiệp Quảng Trị và tổ chức WWF Việt Nam áp dụng theo tiêu chuẩn FSC tại Việt Nam với 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí được đưa ra áp dụng cho rừng keo tại xã Trung Sơn.

55

WWF) đã tiến hành họp thôn, xã xác định các diện tích rừng đáp ứng các yêu cầu có thể cấp chứng chỉ, tiến hành thành lập nhóm, tập huấn cho nhóm... sau đó đơn vị hỗ trợ sẽ liên hệ với các cơ quan đánh giá, bao gồm các bước sau:

- Giới thiệu chứng chỉ rừng tới các hộ gia đình (đơn vị hỗ trợ)

- Xác định các diện tích đáp ứng được yêu cầu có thể tham gia chứng chỉ rừng, bao gồm cả việc đáp ứng các nguyên tắc và tiêu chí mà FSC quy định. Hiện tại ở Việt Nam có áp dụng 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí (phụ lục:...)

- Họp thôn/xã/hợp tác xã để thành lập nhóm, bình bầu trưởng nhóm, các thành viên hỗ trợ và tham gia nhóm

- UBND xã ra quyết định thành lập nhóm

- Tập huấn hỗ trợ các nhóm về quản lý hành chính và kỹ thuật

- Tiến hành đánh giá ban đầu về các diện tích rừng (đơn vị hỗ trợ và trưởng nhóm)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mô hình chứng chỉ rừng theo nhóm các hộ gia đình trồng rừng sản xuất tại xã trung sơn, huyện gio linh, tỉnh quảng trị​ (Trang 53)