Tổng quan mô hình CCR nhóm hộ gia đình thành công tại Gio Linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mô hình chứng chỉ rừng theo nhóm các hộ gia đình trồng rừng sản xuất tại xã trung sơn, huyện gio linh, tỉnh quảng trị​ (Trang 68)

4.3.1. Tổng quan về nhóm CCR

Nhóm chứng chỉ rừng thôn (VCG) là nhóm nông dân có cùng mối quan tâm chung là phát triển rừng trồng của họ một cách bền vững. Các nhóm chứng chỉ rừng thôn có thể tổ chức cùng tham gia mua cây giống, cùng khai thác, cùng vận chuyển, cùng tiếp thị và bán gỗ, cùng tham gia việc sắp xếp và các thủ tục chứng chỉ rừng FSC. Ý tưởng chung là các nhóm chứng chỉ rừng thôn có thể có lợi ích lớn hơn khi hợp tác ở quy mô lớn hơn[18].

Tại Quảng Trị, nhóm Chứng chỉ rừng được hỗ trợ xây dựng bởi Dự án kinh doanh lâm sản và quản lý rừng bền vững do tổ chức WWF-GTFN Việt Nam thực hiện. Đây là dự án do WWF quản lý và kết thúc vào tháng 12/2010, sau đó công tác quản lý nhóm sẽ được chuyển giao cho một cơ quan khác mà ở đây Chi cục lâm nghiệp của tỉnh Quảng Trị. Hiện nay, tên nhóm SLIMF này là “Nhóm chứng chỉ rừng Quảng Trị”. Các đơn vị quản lý rừng là các hộ gia đình, họ tập hợp lại thành các nhóm hộ trong xã. Những hộ này cùng trồng ba loại cây chính với cùng độ tuổi. Công tác quản lý được thực hiện thông qua các nhóm quản lý rừng thôn. Có 5 thôn (thôn Kinh Môn và thôn Giang Xuân Thủy thuộc xã Trung Sơn, huyện Gio Linh; các thôn Linh Hải, Thủy Ba Đông, Thủy Ba Tây thuộc xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh). Mỗi thôn đều có trưởng thôn/chủ nhiệm hợp tác xã làm trưởng nhóm cấp thôn. Cả 5 thôn thuộc về 2 xã: xã Trung Sơn (huyện Gio Linh) và xã Vĩnh Thủy (huyện Vĩnh Linh) và mỗi xã đều có một chủ tịch xã/phó chủ tịch xã làm trưởng nhóm cấp xã. Ở cấp tỉnh hiện nay là Chi cục lâm nghiệp tỉnh với vai trò quản lý nhóm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mô hình chứng chỉ rừng theo nhóm các hộ gia đình trồng rừng sản xuất tại xã trung sơn, huyện gio linh, tỉnh quảng trị​ (Trang 68)