Đánh giá về lợi ích môi trường và quản lý rừng bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mô hình chứng chỉ rừng theo nhóm các hộ gia đình trồng rừng sản xuất tại xã trung sơn, huyện gio linh, tỉnh quảng trị​ (Trang 87 - 89)

Một số các nguyên tắc và tiêu chí của FSC đưa ra rõ ràng vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường. Như nguyên tắc số 6 về tác động môi trường, nguyên tắc số 9 về rừng có giá trị bảo tồn cao hoặc nguyên tắc 10 về rừng trồng. Trong các nguyên tắc này các yếu tố bảo vệ môi trường, các yếu tố bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì cảnh quan, bảo vệ nguồn nước được đưa ra và nó mang tính chất bắt buộc. Kể cả khi chúng ta tham gia CCR cho rừng trồng nhưng đất trồng của chúng ta không rõ nguồn gốc, không có gì để chứng minh nguồn gốc hoặc theo tiêu chí của FSC rừng trồng trên đất chuyển hóa từ rừng tự nhiên sau tháng 11/1994 thì sẽ không được tham gia chứng chỉ rừng. Điều này rất quan trọng, nó đảm bảo tính pháp lý về nguồn gốc của rừng, điều này được nhấn mạnh rất nhiều và đặc biệt quan trọng trong các nguyên tắc và tiêu chí của CCR. Tại xã Trung Sơn, tác giả tập trung vào phân tích các hoạt động có tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường. Hạn chế các tác hại về môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, đây là yếu tố đầu tiên cần phải đạt trước khi chứng chỉ rừng được cấp cho các nhóm hộ. Các hạn chế tác hại về môi trường ở đây tập trung vào:

79

- Trồng xen cây bản địa: đảm bảo việc chống sói mòn, sạt lở đất do cây bản địa được trồng xen với cây khai thác, không bị khai thác khi đến chu kỳ khai thác, đảm bảo việc giữ đất và nước trong suốt quá trình chờ cây con chu kỳ kinh doanh sau mọc lên. Việc trồng xen cây bản địa cũng đảm bảo cả về mặt kinh tế sau một vài chu kỳ kinh doanh thì giá trị của cây bản địa sẽ rất cao.

- Việc khai thác theo kế hoạch: như đã nói ở trên, việc khai thác theo kế hoạch đảm bảo trách được việc khai thác ồ ạt, khai thác trắng. Trong yêu cầu của khai thác, bắt buộc không được khai thác trắng với diện tích 10ha. Bên cạnh đó khuyến khích sử dụng các loài cây có khả năng tổng hợp Ni-tơ để cải thiện độ phì nhiêu của đất, trong quá trình tỉa thân tỉa cành xem xét các cách để kết hợp đưa chất hữu cơ trở lại đất, vỏ cây bóc để lại lâm phần nhằm giữ chất hữu cơ lại cho đất. Điều này sẽ góp phần rất lớn trong việc bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn đất và đảm bảo độ phì nhiêu của đất trong một khu vực diện tích rộng. Nó cũng đảm bảo về mặt cảnh quan trong suốt quá trình kinh doanh rừng của nhóm hộ gia đình.

- Các phương pháp khai thác giảm thiểu rủi ro môi trường: không cày xới, không đốt thực bì sau khai thác và trồng mới đảm bảo giảm thiểu các rủi ro về môi trường. Đốt thực bì sau khai thác sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc xói mòn đất và giữ độ mùn của đất, với các phương pháp trồng truyền thống, rừng sau khai thác sẽ đốt toàn bộ thực bì, việc này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng rừng trồng của luân kỳ sau. Cày xới trước khi trồng cũng ảnh hưởng lớn đến rừng trồng sau này do đất bị cày xới sẽ không giữ được độ chắc, cây sẽ bị ảnh hưởng khi có gió lớn hoặc bão, tỉ lệ đổ cao dẫn đến thiệt hại về kinh tế và môi trường. Khi tham gia chứng chỉ rừng, một trong những yếu tố hàng đầu trong việc khai thác và trồng mới được đưa ra và phải tuân thủ theo nguyên tắc số 10 với các tiêu chí đã được nêu. Nó sẽ giúp cho khu vực rừng trồng không còn hiện tượng xói mòn và bạc hóa đất, bên cạnh đó cảnh quan của khu vực cũng được giữ do thực bì không bị đốt và đảm bảo được đa dạng sinh học trong khu vực.

80

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ việc sử dụng các hóa chất: Không sử dụng các thuốc trừ sâu và diệt cỏ bị cấm, hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất được cho phép và kiểm soát chặt chẽ theo hướng dẫn của các nhà sản xuất sản phẩm , cấm sử dụng các loại hóa chất nông nghiệp có phép trong vòng 10 m từ mép sông suối và 30 m quanh vòng hồ, khu chứa nước. Nước rửa, thuốc trừ sâu không sử dụng và các thùng chứa cũ phải được xử lý cẩn thận và không làm tổn hại đến môi trường, sử dụng nhiều tối đa các loại dầu nhờn thân thiện với môi trường cho máy cưa, máy móc nếu có, duy trì các kho trữ nhiên liệu và ngăn ngừa việc rơi đổ, cung cấp phương tiện để xử lý dầu thải... là những yêu cầu bắt buộc trong bảo vệ môi trường mà FSC đưa ra. Hoạt động này được áp dụng trong toàn bộ khu vực rừng được cấp chứng chỉ và các khu vực xung quanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mô hình chứng chỉ rừng theo nhóm các hộ gia đình trồng rừng sản xuất tại xã trung sơn, huyện gio linh, tỉnh quảng trị​ (Trang 87 - 89)