Đánh giá lợi ích về mặt xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mô hình chứng chỉ rừng theo nhóm các hộ gia đình trồng rừng sản xuất tại xã trung sơn, huyện gio linh, tỉnh quảng trị​ (Trang 85 - 87)

Về mặt xã hội, khi tham gia và chứng chỉ rừng, các hộ gia đình phải tuân thủ theo các nguyên tắc đã đề ra của FSC, trong đó có nhiều nguyên tắc liên quan đến yếu tố xác hội như nguyên tắc 1 là tuân theo pháp luật, nhưng quy định hiện hành của nhà nước sở tại, hoặc tuân theo nguyên tắc 2 về quyền và trách nhiệm sử dụng đất, nguyên tắc 3 về quyền hợp pháp của người dân sở tại về quản lý sử dụng đất, các nguyên tắc liên quan đến quan hệ xã hội như nguyên tắc 4 về quan hệ cộng đồng và quyền công dân, nguyên tắc 7 là kế hoạch quản lý cũng được nhấn mạnh trong việc tham gia chứng chỉ rừng theo nhóm hộ. Ở đây tác giả chỉ

77

phân tích nhấn mạnh đến quyền sử dụng đất và kế hoạch quản lý của nhóm và các thành viên trong nhóm.

Chứng nhận quyền sử dụng đất là yêu cầu bắt buộc khi muốn tham gia vào nhóm chứng chỉ rừng. Nó cũng là yếu tố then chốt để xác định được quyền sử dụng của thành viên và tranh chấp có hay không có. Ở các nhóm tại Trung Sơn, hầu hết các hộ gia đình có chứng nhận quyền sử dụng đất trong vòng 50 năm do trước đây họ tham gia chương trình trồng rừng KFW2. Bản đồ diện tích các khu vực đất rừng cũng được đưa ra và phân định rõ ràng, điều này tránh được các rủi ro trong tranh chấp đất đai.

Quyết định giao đất rừng, hợp đồng thuê đất rừng có căn cứ pháp lý hoặc hợp đồng giao khoán đất lâm nghiệp cũng được đề cập trong nguyên tắc và tiêu chí của FSC. Việc này quyền định được hộ gia đình có chính thức có quyền sử dụng trên khu vực đất đó không, và nó cũng sẽ quyết định là khu đất mà hộ gia đình đang sử dụng có hợp pháp không. Do tham gia vào chương trình KFW nên hầu hết các hộ gia đình tham gia nhóm CCR tại xã Trung Sơn đều có sổ đỏ, đây cũng là một lợi thế trong việc tiến hành hoạt động cấp chứng chỉ cho nhóm. Việc duy trì hoạt động nhóm sau khi nhóm được cấp chứng chỉ cũng là một vấn đề khó khăn do khi tham gia vào chứng chỉ rừng thì các hộ gia đình trong nhóm phải có kế hoạch khai thác. Kế hoạch này đảm bảo các chu kỳ khai thác đan xen nhau, tránh khai thác trắng và khai thác ồ ạt bừa bãi. Việc này ảnh hưởng nhiều đến các hộ, có nhiều hộ chưa đến chu kỳ khai thác nhưng do cần tiền, họ xin ra khỏi nhóm rồi bán rừng. Tuy số các hộ xin ra khỏi nhóm ít nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý nhóm.

Quản lý hoạt động, sinh hoạt theo nhóm cộng đồng cùng chung lợi ích đảm bảo được việc chia sẻ lợi ích tới từng thành viên nhóm và duy trì các hoạt động tiếp theo trong suốt quá trình vận hành nhóm. Cũng có nhiều khó khăn gặp phải khi hai nhóm ở xã Trung Sơn hoạt động, vấn đề thường gặp phải ở chỗ chia sẻ lợi ích như thế nào để đảm bảo công bằng. Tuy nhiên đây là mô hình đầu tiên

78

thành công tại Việt Nam do đó việc đóng góp và chia sẻ lợi ích vẫn còn có sự chi phối nhiều từ các đơn vị hỗ trợ như chi cục lâm nghiệp hay tổ chức WWF. Các nhóm hoạt động chưa thực sự chủ động, đặc biệt là các hoạt động mang tính chất thường niên hoặc các hoạt động có gắn đến chia sẻ lợi ích. Tại nhóm Kinh Môn, hoạt động đóng góp của các hộ tính theo hecta cho quỹ nhóm hoạt động được thực hiện tốt, các hộ tham gia đóng góp tương đối đầy đủ. Tuy nhiên ở Giang Xuân Hải thì hoạt động đóng góp hiện tại chưa có. Việc đó nhấn mạnh được tầm quan trọng của người trưởng nhóm nhưng hơn thế nữa nó khẳng định được vai trò và trách nhiệm của các thành viên khi tham gia vào nhóm và từ đó có thể kết luận trách nhiệm của các thành viên trong nhóm Giang Xuân Hải vẫn chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mô hình chứng chỉ rừng theo nhóm các hộ gia đình trồng rừng sản xuất tại xã trung sơn, huyện gio linh, tỉnh quảng trị​ (Trang 85 - 87)