Các đề xuất bổ sung về chính sách và hướng dẫn thực hiện CCR theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mô hình chứng chỉ rừng theo nhóm các hộ gia đình trồng rừng sản xuất tại xã trung sơn, huyện gio linh, tỉnh quảng trị​ (Trang 89)

nhóm hộ phù hợp với điều kiện thực tế tại vùng nghiên cứu.

Quá trình đi đến nhận thức về ý nghĩa của việc cấp chứng chỉ rừng và chứng chỉ gỗ là vô cùng khó khăn, nhất là trong điều kiện kinh tế nước ta chưa phát triển và ý thức cũng như trình độ dân trí còn thấp, chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam, nhất là doanh nghiệp đã và đang sản xuất hàng xuất khẩu, nếu trong lúc này thị trường yêu cầu chứng chỉ gỗ FSC thì là một đòi hỏi quá sớm và chắc chắn sẽ gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Sự ngừng trệ trong tiêu thụ sản phẩm gỗ nếu chỉ vì lý do xuất phát từ yêu cầu chứng chỉ FSC tại thời điểm này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ thương mại của doanh nghiệp và cuối cùng sẽ đưa doanh nghiệp lâm vào tình trạng tài chính khó khăn, thậm chí có thể phải ngừng sản xuất.

+ Việc cấp chứng chỉ rừng là việc làm còn rất mới mẻ và đòi hỏi phải có thời gian nhất định mới thực hiện được. Quá trình thực hiện chứng chỉ rừng và chứng chỉ rừng phải là một quá trình tổng thể, mà công việc đầu tiên cần phải làm là tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường cho mọi

81

đó hướng dẫn thực hiện ở các cấp. Một vấn đề rất quan trọng là cần thiết lập một hệ thống kiểm tra, kiểm soát để bảo đảm tính công bằng đối với tất cả các thành phần kinh tế, đồng thời áp dụng tất cả các văn bản pháp luật hiện hành về quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và trừng phạt nghiêm khắc đối với các đối tượng khai thác, vận chuyển và sử dụng nguồn gỗ không hợp pháp.

+ Xác nhận vai trò và giúp đỡ cộng đồng: Như một nguyên tắc cơ bản, quản lý rừng bền vững đòi hỏi những người và các tổ chức tham gia quản lý rừng cần xác nhận vai trò và quyên lợi của cộng đồng trong quản lý rừng nhiệt đới, chia sẽ kiến thức chuyên môn và lợi ích với người dân địa phương, nhằm hỗ trợ họ phát triển cuộc sống. Quản lý rừng dựa vào cộng đồng cũng là cách cải thiện sinh kế cho người dân, đặc biệt cho những người có cuộc sống gần rừng và phụ thuộc vào rừng. Như vậy, cộng đồng dân cư địa phương và các chủ rừng là những người đầu tiên hưởng lợi trong các hoạt động quản lý rừng bền vững. Đối thoại giữa đại diện của cộng đồng và các chủ rừng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quán trình thương thảo, hiểu biết lẫn nhau, tìm hiểu nguyện vọng của mỗi bên trong việc quản lý và sử dụng rừng

Việc thiết lập và hỗ trợ các nhóm công tác địa phương nhằm xây dựng các tiêu chuẩn chứng chỉ có thể giúp cho việc chính thức hòa những đối tượng bị lãng quên, tập trung thảo luận những nội dung mà các đối tượng liên quan mong muốn hơn là những điều mà học không muốn và giúp xác định những vấn đề cần được bàn tiếp (thí dụ như lập kế hoạch vùng cảnh quan) hoặc những vấn đề cần được giải quyết thông qua những công cụ chính sách khác. Bằng việc nhận thức ngày một tăng về sự tham gia của các đối tượng liên quan như là một yếu tố cơ bản của công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên, các nhóm công tác này có thể đóng một vai trò then chốt. Trên thực tế, các nhóm này với mục tiêu là xây dựng các tiêu chuẩn tự nguyện hơn là sửa đổi văn bản pháp lý, có thể làm giảm bớt mối lo của chính phủ về việc mất khả năng kiểm soát quá trình lập chính sách.

82

+ Từ việc kinh doanh gỗ rừng không có chứng chỉ rừng chuyển sang kinh doanh gỗ rừng có chứng chỉ đòi hỏi sự thay đổi mọi mặt, từ thay đổi nhận thức tới thay đổi hành vi và các yếu tố liên quan đến chính sách. Tại Việt Nam, tham gia chứng chỉ rừng đã được đưa vào trong chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia đến năm 2020, đây là một lợi thế. Tuy nhiên để sử dụng lợi thế như thế nào và áp dụng một cách triệt để nó ra làm sao thì đòi hỏi một sự phối hợp đồng đều từ trên xuống. Dưới đây là một phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các nhóm chứng chỉ rừng đã được thành lập, trên cơ sở đó chứng ta sẽ dần dần giải quyết các vấn đề còn tồn đọng, cần giải quyết để đạt được một mục đích và thành quả chung trong suốt một quá trình từ kinh doanh rừng không có chứng chỉ sang kinh doanh rừng có chứng chỉ.

Bảng 4.5. Phân tích SWOT Điểm mạnh

- Rừng trồng keo đã đến tuổi khai thác - Các hộ gia đình có quyền sử dụng đất trong 50 năm, không có xung đột

- Nhận được sự ủng hộ từ các cấp chính quyền địa phương

- Các nhóm đã có kinh nghiệm hoạt động đáp ứng các yêu cầu về chứng chỉ rừng của FSC

- Đã được cấp chứng chỉ rừng 5 năm từ năm 2010-2015

- Chiến lược lâm nghiệp quốc gia tới năm 2020 có nhiều hoạt động liên quan trực tiếp đến chứng chỉ rừng.

Điểm yếu

- Kinh tế hộ gia đình trong nhóm còn khó khăn, không đáp ứng được yêu cầu của FSC về gỗ xẻ đường kính >20cm - Điều kiện vận chuyển khó khăn dẫn đến khi khai thác giá thành vận chuyển tăng cao và giá thành gỗ giảm xuống. - Năng lực tổ chức của các nhóm trưởng còn hạn chế.

- Các hộ gia đình trong nhóm chưa có mục tiêu quản lý rừng rõ ràng và không có kế hoạch kinh doanh dài hạn

83

chức nước ngoài (WWF, SNV)

- CCR là cũng là một phần trong chiến lược lâm nghiệp của Việt Nam

- Keo là thị trường tiềm năng trong xuất khẩu đồ mộc gia dụng

- Các nhà cung cấp gỗ có FSC ở trong nước hạn chế, đảm bảo được giá cả của mặt hàng gỗ có chứng chỉ

- Sản phẩm làm từ gỗ có chứng chỉ rừng được nhiều thị trường nước ngoài chấp nhận.

- Có nhiều công ty gỗ trong nước đã có mối liên hệ với các nhóm trong việc bán gỗ có CCR

đường kính lớn hơn 20cm nhiều

- Sự cam kết lâu dài thực hiện FSC của các hộ gia đình còn hạn chế

- Các loài cây trồng khác với chu kì kinh doanh ngắn, cho thu thập cao đang đang được người dân quan tâm dẫn đến việc phá bỏ rừng keo non để chuyển đổi mục đích cây trồng tăng thu nhập

- Thiếu thông tin về thị trường và tiếp cận với thị trường

- Kinh phí đánh giá cấp chứng chỉ cao, các hộ hiện nay không đáp ứng được. - Các thủ tục tham gia CCR còn khó khăn (bảng biểu, sổ sách , lưu trữ...) Như vậy có thể thấy chứng chỉ rừng đã và đang nhận được sự ủng hộ từ các cấp chính quyền địa phương, nó cũng được ủng hộ thông qua các chính sách pháp luật của nhà nước, đặc biệt nó nhận được sự đồng thuận cùng tham gia từ các công ty lâm nghiệp trong và ngoài nước. Đối với các nhóm tại xã Trung Sơn, do được sự hỗ trợ nhiều từ bên ngoài nên hoạt động của các nhóm hội tụ đủ các yếu tố để đáp ứng các yêu cầu mà FSC đưa ra. Tuy nhiên cũng gặp không ít khó khăn do các yêu cầu từ các nguyên tắc và các tiêu chí của FSC là quá cao đối với những người nông dân chưa bao giờ biết đến quản lý, chưa bao giờ quản lý và chưa hiểu hết được từ quản lý. Ở đây các khó khăn tập trung nhiều vào năng lực nhóm và thành viên nhóm, thủ tục hành chính dài và rườm ra, tính bền vững trong việc duy trì hoạt động nhóm và cuối cùng là vấn đề kinh phí.

Từ các yếu tố phân tích ở trên ta có thể nói rằng các nông dân địa phương đang thực sự sẵn sàng để thực hành chứng nhận FSC vì thế lợi nhuận có thể cao

84

từ việc bán các sản phẩm được chứng nhận. Tuy nhiên, họ bày tỏ mối quan tâm của họ về không chắc chắn của giá phí bảo hiểm và thị trường cho các sản phẩm được chứng nhận của họ. Hơn nữa, thiếu nguồn tài chính để trả tiền cho các chi phí FSC trực tiếp và kinh nghiệm trong việc cấp giấy chứng nhận FSC có thể được khó khăn chính của họ.

+ Có thể nói nhu cầu nguyên liệu có chứng chỉ rất cao, thị trường phong phú, rừng được chứng chứng chỉ thì quá ít, sự quan tâm của các bên liên quan chưa thực sự đầy đủ, chính sách và các văn bản pháp luật chưa được đưa vào các hoạt động sản suất thực tiễn và chưa thực sự là động cơ thúc đẩy chủ rừng thực hiện CCR. Những nghiên cứu về chính sách, thể chế khuyến khích CCR hay giải pháp cho CCR chở thành một công cụ quản lý tốt tài nguyên rừng; một công cụ có tính kinh tế và chở nên dễ dàng và phổ biến đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rừng trong nước.

Đối với các địa phương (cấp tỉnh và cấp huyện) bộ phận phát triển rừng, các cơ quan chính phủ là thiếu nguồn tài chính để thực hiện các chương trình chứng chỉ rừng bởi vì vẫn còn không phân bổ của chính phủ tài chính cho các hoạt động này, ngoại trừ phần kinh phí từ các nhà tài trợ quốc tế (như WWF). Vì vậy, họ có thể không có động lực mạnh mẽ và sẽ gặp nhiều khó khăn khi phát triển chứng nhận FSC cho nhóm hộ với quy mô lớn mà không nhận được kinh phí từ các nhà tài trợ. Đối với những lý do này, tất cả những người tham gia đồng ý rằng gia hạn chứng nhận FSC cho các nhóm hộ trong tương lai phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Có một quỹ tài chính và cơ chế có thể đảm bảo thanh toán ít nhất là cho bao gồm chi phí trực tiếp FSC (đánh giá và giám sát) của kiểm toán viên là hộ gia đình địa phương có năng lực tài chính thấp để trang trải các loại chi phí vào những năm đầu tiên quay trồng của họ mặc dù họ có thể bao gồm tất cả các chi phí sau khi bán sản phẩm của họ.

85

- Giảm thiểu các yêu cầu trong cấp chứng chỉ rừng vì thực tế nếu áp dụng tất cả các nguyên tắc và tiêu chí của FSC đưa ra sẽ rất khó có thể áp dụng đối với các nhóm hộ gia đình, đặc biệt các nhóm hộ gia đình ở các khu vực vùng sâu vùng xa. Các hoạt động liên quan đến các thủ tục hành chính, hoạt động này là cần thiết nhưng yêu cầu tỉ mỉ và chi tiết. Một trong những minh chứng cụ thể là 02 nhóm tại Trung Sơn, nhóm thôn Kinh Môn do trưởng nhóm có nhiều kinh nghiệm trong quản lý (vì trước đây là chủ nhiệm HTX) nên các vấn đề liên quan đến hành chính và quản lý nhóm được làm rất tốt. Các tài liệu, giấy tờ được ghi chép và lưu trữ rất tốt. Trong khi đó nhóm Giang Xuân Hải, việc lưu trữ hồ sơ gặp nhiều khó khăn, trưởng nhóm và các thành viên trong nhóm còn rất nhiều lúng túng trong việc lưu trữ các hồ sơ của nhóm. Các thủ tục giấy tờ liên quan đến bảng biểu tính toán hoặc ghi chép số lượng, điều tra đánh giá rừng nên chăng hạn chế bớt để dễ hiểu và người đọc có khả năng nhận thức được cho dù kiến thức về văn hóa của họ còn hạn chế.

- Phần thủ tục hành chính trong khai thác rừng cũng gặp nhiều khó khăn do yêu cầu quá phức tạp. Đối với một người dân thì thực sự quá sức, đặc biệt đây là lần đầu tiên tham gia khai thác gỗ có chứng chỉ, nhiều yêu cầu bắt buộc trong suốt quá trình khai thác đã vượt quá khả năng của họ. Một ví dụ dưới đây là ghi chép vận chuyển gỗ, theo yêu cầu của CCR và chuỗi hành trình sản phẩm CoC thì gỗ sẽ được đánh dấu từ khúc, đo đếm từng khúc, vận chuyển từng xe có ghi chép và ký nhận. Việc khai thác này so với khai thác thông thường của người dân thì quá phức tạp, dẫn đến tình trạng chán nản của người dân khi tham gia nhóm và tuân thủ theo các quy tắc của nhóm. Tại Trung Sơn, trong thời gian khai thác vừa qua, hầu hết các bảng biểu khai thác được hỗ trợ thực hiện từ Chi cục Lâm nghiệp, hiện tại các trưởng nhóm và các hộ gia đình chưa đủ trình độ để có thể hoàn thành các bảng biểu này. Trong khi đó, bảng biểu này bắt buộc phải hoàn thành để phục vụ cho các đợt đánh giá thường niên của đơn vị cấp chứng chỉ. Bảng biểu này cũng bắt buộc phải có trong suốt quá trình khai thác để đảm

86

bảo hợp pháp cho các công ty thu mua gỗ theo chuỗi hành trình sản phẩm CoC. Vấn đề được đưa ra ở đây là làm thế nào để các nhóm có thể tiếp cận và sử dụng thành thạo các bảng biểu này hay chúng ta giảm thiểu các thủ tục bảng biểu phức tạp bằng các loại bảng biểu khác đơn giản hơn, dễ sử dụng hơn và áp dụng được cho các nhóm vùng sâu vùng xa, trình độ dân trí thấp. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất nên áp dụng chứng chỉ FM cho các hộ gia đình bán gỗ cây đứng, đảm bảo không phải sử dụng đến các thủ tục giấy tờ. Đơn vị mua sẽ chịu trách nhiệm liên quan đến CoC và sẽ hoàn thành các thủ tục liên quan đến giấy tờ ghi chép khai thác. + Các đánh giá trữ lượng trước và sau khai thác thực tế chênh lệch nhau khá lớn, đặc biệt với gỗ nhỏ hoặc gỗ dăm. Hiện tại việc đánh giá trữ lượng trước khai thác được áp dụng theo công thức Vkhai thác Vgỗ đứng *0.75 (1) sau khi tiến hành thực hiện tại thôn Kinh Môn, xã Trung Sơn thì trữ lượng này chênh lệch khá nhiều so với thực tế.

Bảng 4.6. Đánh giá sai số trước và sau khai thác tại thôn Kinh Môn Áp dụng công thức (1) TT Họ và tên M Trước KT (m3) Gỗ xẻ MSau KT (m3) Gỗ xẻ MSai số (m3) Gỗ xẻ m3 %

1 Lê Hữu Vinh 96.6 94.3 -2.3 -1.20%

2 Nguyễn Thọ Vinh 50.9 51.7 0.8 0.78%

3 Lê Hữu Chiến 85.0 93.5 8.5 4.76%

4 Lê Biên Hòa 113.3 135.3 22.0 8.85%

5 Trịnh Thị Huế 139.9 166.6 26.7 8.71%

6 Trịnh Văn Quảng 331.0 391.5 60.5 8.37%

87

Như vậy một trong những thay đổi cần thiết là đưa tỉ lệ vào công thức như nào cho hợp lý. Theo tác giả, sau khi nghiên cứu kỹ các tỉ lệ và độ chênh lệch trước và sau khai thác thì nếu có thể ta thay hệ số sử dụng 0,85 thay vì 0,75, như vậy công thức sẽ là:

Vkhai thác Vgỗ đứng *0.85 (2)

Khi áp dụng công thức này, sai số đánh giá trước và sau khai thác sẽ rất thấp, đảm bảo tính chính xác cho khối lượng gỗ cho người dân trước khi tiến hành bán rừng của mình. Đặc biệt đối với gỗ tròn, tỉ lệ sai số không đáng kể và có thể áp dụng trong suốt quá trình tham gia chứng chỉ rừng với sai số trên dưới 20m3 áp dụng cho khối lượng gỗ xẻ với tỉ lệ sai số không quá 8%, chi tiết tính toán được thể hiện theo công thức 2 của bảng dưới đây.

Bảng 4.7. Tính sai số trước và sau khai thác tại thôn Kinh Môn áp dụng công thức (2) TT Họ và tên M Trước KT (m3) MSau KT (m3) MSai số (m3) Gỗ xẻ %

1 Lê Hữu Vinh 109.5 94.3 -15.2 -7.46%

2 Nguyễn Thọ Vinh 57.7 51.7 -6.0 -5.48%

3 Lê Hữu Chiến 96.3 93.5 -2.8 -1.48%

4 Lê Biên Hòa 128.4 135.3 6.9 2.62%

5 Trịnh Thị Huế 158.6 166.6 8.0 2.46%

6 Trịnh Văn Quảng 375.1 391.5 16.4 2.14%

Tổng cộng 925.6 932.9 7.3 0.39%

- Tính bền vững của CCR áp dụng rộng rãi đối với các nhóm hộ là chưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mô hình chứng chỉ rừng theo nhóm các hộ gia đình trồng rừng sản xuất tại xã trung sơn, huyện gio linh, tỉnh quảng trị​ (Trang 89)