Kết quả chính của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mô hình chứng chỉ rừng theo nhóm các hộ gia đình trồng rừng sản xuất tại xã trung sơn, huyện gio linh, tỉnh quảng trị​ (Trang 98 - 99)

Như vậy có thể kết luận rằng khi tham gia chương trình chứng chỉ rừng thì gỗ sẽ có nguồn gốc hợp pháp, giá cả cao hơn đến 25% so với giá cả gỗ không có chứng chỉ trên thị trường hiện tại. Bên cạnh đó nếu gỗ rừng có chứng chỉ sẽ đáp ứng được yêu cầu của nhiều thị trường trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường bền vững.

Có thể thấy chứng chỉ rừng được coi là một công cụ chính sách và nó cũng là một quá trình giúp cho công tác quản lý rừng được tốt hơn, bền vững hơn. Việc quản lý rừng tốt hơn và bền vững hơn thể hiện qua việc tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chỉ quản lý rừng của FSC. Quản lý rừng bền vững cũng thể hiện rõ nét thông qua các chu kỳ khai thác dài hơn, trồng xen cây bản địa, khai thác có kế hoạch, không khai thác trắng, không đốt thực bì sau khai thác hoặc không cày ủi để trồng mới.

Các khó khăn trong quản lý nhóm được đưa ra phân tích và tìm ra được các khó khăn chung có thể giải quyết từ đó khuyến khích đưa ra các điểm cần giải quyết đơn giản hơn, đáp ứng được các yêu cầu về trình độ của các nhóm. Việc khuyến khích người dân bảo vệ và phát triển rừng của mình đáp ứng yêu cầu của chứng chỉ rừng về mặt thời gian và chất lượng sản phẩm gỗ còn nhiều khó khăn, điều này phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế của từng hộ và phụ thuộc nhiều vào sản phẩm mà thị trường nội địa cần. Vì vậy vai trò của trưởng nhóm và các cấp chính quyền địa phương rất quan trọng, đảm bảo việc quản lý nhóm được theo đúng yêu cầu cũng như duy trì và phát triển nhóm một cách bền vững.

Duy trì và phát triển nhóm là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo được đủ sản phẩm gỗ có chứng chỉ cho sản xuất tại nước ta.Tuy nhiên việc này đòi hỏi nhiều đến sự quan tâm của các cấp chính quyền, các văn bản pháp quy cũng như các hỗ trợ từ các công ty lâm nghiệp. Đối với khu vực nghiên cứu, địa

90

hình khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, trình độ dân trí còn thấp thì đòi hỏi nhiều đến sự quan tâm của các cấp để cải thiện mọi mặt trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên chỉ đánh giá riêng về nhóm chứng chỉ rừng thì cho thấy hiện nay lợi nhuận về mặt kinh tế đã áp đặt và chi phối toàn bộ các lợi ích về mặt môi trường và xã hội. Có rất nhiều hộ đã chuyển từ trồng rừng keo sang trồng sắn vì thị trường hiện tại sắn cho thu nhập cao hơn, chu kỳ kinh doanh ngắn hơn. Nhưng trên thực tế việc chuyển đổi mục đích cây trồng sang trồng sắn sẽ mang một hậu quả to lớn về môi trường mà người dân không thể ngờ tới được.

Sự quan tâm của chính phủ liên quan đến các chính sách trong quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng về các mặt kinh tế, môi trường và xã hội sẽ là động cơ để thúc đẩy sự tham gia của các nhóm hộ ngày càng nhiều hơn, càng mạnh mẽ hơn. Các chính sách ban đầu cần quan tâm tập trung vào việc hỗ trợ quyền sử dụng đất, hỗ trợ về kinh phí trồng hoặc hỗ trợ các chính sách để các công ty LN có thể có những hợp đồng hoặc cam kết với các nhóm hộ từ đầu cho đến khi được cấp chứng chỉ... Khi giải quyết được các vấn đề này, việc tham gia cấp chứng chỉ rừng sẽ đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về gỗ hợp pháp mà các thị trường trong và ngoài nước đang quan tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mô hình chứng chỉ rừng theo nhóm các hộ gia đình trồng rừng sản xuất tại xã trung sơn, huyện gio linh, tỉnh quảng trị​ (Trang 98 - 99)